Người mẹ khiếm thính của hai "Người trẻ U30 có ảnh hưởng nhất Việt Nam"

ĐÌNH DY |

Với Hằng Tâm - mẹ của 2 người con thuộc top 30 những người trẻ dưới 30 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn cho biết bà không phải là người vĩ đại mà rất đỗi bình thường. Bởi thiên chức làm mẹ là trách nhiệm của bà, dù cho bản thân là người khiếm khuyết.

Tôi không "vĩ đại" mà chỉ là bà mẹ bình thường

Những ai xem Mẹ tuyệt vời nhất được dẫn dắt bởi NSND Hồng Vân đều biết đến câu chuyện của bà Hằng Tâm - một người mẹ tuyệt vời khi nuôi dạy 2 người con tài giỏi dù bị khiếm thính.

2 người con của bà đều thuộc top 30 những người trẻ dưới 30 tuổi có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn (30 Under 30). Đó là “cô gái hang động” Lê Nguyễn Thiên Hương (người sáng lập, điều phối "Hành động vì Sơn Đoòng" và Lê Đình Hiếu - chàng trai sáng lập học viện G.A.P.

“Cô gái hang động” Lê Nguyễn Thiên Hương (người sáng lập, điều phối “Hành động vì Sơn Đoòng“. Ảnh: NVCC
“Cô gái hang động” Lê Nguyễn Thiên Hương (người sáng lập, điều phối “Hành động vì Sơn Đoòng“. Ảnh: NVCC
Lê Đình Hiếu - chàng trai sáng lập học viện G.A.P. Ảnh: NVCC
Lê Đình Hiếu - chàng trai sáng lập học viện G.A.P. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, với bà Hằng Tâm mà nói việc nuôi dạy con trưởng thành và thành công đó như một thiên chức, một trách nhiệm mà bản thân người mẹ phải làm chứ không phải là "công lao vĩ đại". Bà nói với khán giả rằng "bà chỉ là một người bình thường, nếu không nói là rất đỗi bình thường" như bao bà mẹ khác ở Việt Nam này.

Bà tâm sự về quan điểm dạy con của mình: "Khi con còn nhỏ mẹ đi trước dắt tay con, khi con 15 – 17 tuổi mẹ sẽ đi bằng con nhưng đến độ tuổi này chị đứng sau lưng các con. Tôi dạy các cháu bằng cách làm trước để các con tự nhìn và làm theo chứ không ép buộc” .

Và để có được thành công, hạnh phúc viên mãn, sự thấu hiểu lẫn nhau như hiện tại, 3 mẹ con của bà Hằng Tâm đã từng trải qua rất nhiều khó khăn. Và trong đó, thách thức từ chuyện bà bị khiếm thính khi chỉ mới 30 tuổi.

Khi hai con của bà là Thiên Hương chỉ mới 7 tuổi, Đình Hiếu 6 tuổi. Bà không muốn bọn trẻ phải chịu ảnh hưởng khi biết mẹ của mình là người khiếm thính, bà chọn cách giấu bệnh nhiều năm trời. Cho đến một ngày, hai con của bà phát hiện ra điều bất thường trong cách bà dạy họ đánh đàn piano.

Đình Hiếu bồi hồi nhớ lại: “Mấy năm sau bắt đầu thấy mẹ đổi phong cách dạy, nhưng chúng tôi hoàn toàn không biết mẹ bị điếc. Sau đó bẵng đi 1 thời gian mẹ chỉ ngồi sửa tư thế thôi, lúc đó tôi mới nghĩ là chắc tại mình đánh hay quá rồi cho nên không cần sửa nốt nữa, còn nghĩ là mình ngon rồi. Khi 2 chị em phát hiện mẹ bị điếc thì 2 đứa đã 12, 13 tuổi vì thấy mẹ đeo 1 chiếc máy, lúc đấy mình mới nhận ra rằng, à thì ra mẹ cần phải có 1 cái gì đó mới có thể sinh hoạt cùng mình”.

Chúng tôi từng xấu hổ vì mẹ khiếm thính

Lúc đó, 2 chị em Đình Hiếu đều rất sốc vì không hề biết gì trong nhiều năm trời. Tiếp theo là cảm thấy sợ, tự lo lắng cho bản thân vì đây là bệnh di truyền. Và quan trọng nhất, Đình Hiếu cảm thấy thương mẹ xen lẫn sự tự hào, khâm phục vì mẹ không hề thể hiện mình buồn trước mặt các con dù đang mất dần thính giác.

Bà Hăng Tâm mang đến câu chuyện dạy con khiến khán giả nể phục. Ảnh: Cắt từ clip
Bà Hăng Tâm mang đến câu chuyện dạy con khiến khán giả nể phục. Ảnh: Cắt từ clip

Về phần Thiên Hương, tuy rất thương mẹ nhưng cô đã từng cảm thấy xấu hổ về chuyện này. "Cô gái hang động" bật khóc khi tâm sự: “Nói ra thì khá tệ nhưng lúc mẹ bắt đầu đeo máy, cái máy rất to thì mỗi lần bạn đến nhà thì con thấy xấu hổ lắm. Giống như Hiếu, con rất sợ khi thấy bà, dì rồi đến mẹ bị điếc, con nghĩ chắc đến mình cũng sẽ bị. Lúc đó còn con nít nên cảm giác đầu tiên chính là xấu hổ khi bạn bè hỏi: Ủa mẹ mày đeo cái này làm gì vậy. Mẹ rất hay đi họp phụ huynh cho con nhưng lúc đó con cứ ngại, con muốn ba đi họp. Đến bây giờ nghĩ lại cảm thấy rất thương mẹ vì dù bệnh nhưng mẹ chưa bao giờ ngừng quan tâm 2 chị em con”.

Câu chuyện của bà Hằng Tâm cùng hai con mang đến thông điệp về tình mẫu tử sâu sắc: "Có thể mẹ bạn không hoàn hảo, nhưng bà có thể tạo ra những người con thành công". Và hơn hết chúng ta cũng vậy, không ai chê cha mẹ bạn nghèo hèn, hay khiếm khuyết mà họ chỉ chê bạn thất bại khi đỗ thừa do bố mẹ mình không được như ý mà thôi.

ĐÌNH DY
TIN LIÊN QUAN

Người lao động Việt Nam giúp việc ở Saudi Arabia: Muốn sớm về với gia đình

ANH THƯ |

Báo Lao Động nhận được đơn cầu cứu của chị Lê Thị Hằng (xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An) về việc đi làm việc giúp gia đình ở Saudi Arabia bị chủ cũ hành hạ, nợ lương và giữ giấy tờ tuỳ thân. Người lao động mong muốn được hoàn trả tiền lương, giấy tờ tuỳ thân trên và sớm về nước đoàn tụ với gia đình.

Cách bảo vệ sức khoẻ gia đình trong trạng thái “bình thường mới"

Ngọc Lê |

Với việc thời tiết thay đổi thất thường, khói bụi và trước những nguy cơ dịch COVID-19 quay trở lại, luôn đe dọa tới sức khỏe của bạn và gia đình. Để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách toàn diện, bạn cần đảm bảo một số những điều sau trong cuộc sống gia đình.

Chuyện gia đình hơn 200 năm dạy học ở thủ đô

Nguyễn Thu Hiền |

Trên số báo Thanh Nghị đầu tiên, giáo sư Vũ Đình Hoè có viết: Trong giáo dục gia đình không thể dùng cách thuyết giáo, chỉ có thể giáo dục bằng gương mẫu của chính người lớn. Không chỉ viết mà chính ông đã làm như vậy.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Người lao động Việt Nam giúp việc ở Saudi Arabia: Muốn sớm về với gia đình

ANH THƯ |

Báo Lao Động nhận được đơn cầu cứu của chị Lê Thị Hằng (xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An) về việc đi làm việc giúp gia đình ở Saudi Arabia bị chủ cũ hành hạ, nợ lương và giữ giấy tờ tuỳ thân. Người lao động mong muốn được hoàn trả tiền lương, giấy tờ tuỳ thân trên và sớm về nước đoàn tụ với gia đình.

Cách bảo vệ sức khoẻ gia đình trong trạng thái “bình thường mới"

Ngọc Lê |

Với việc thời tiết thay đổi thất thường, khói bụi và trước những nguy cơ dịch COVID-19 quay trở lại, luôn đe dọa tới sức khỏe của bạn và gia đình. Để chăm sóc sức khỏe gia đình một cách toàn diện, bạn cần đảm bảo một số những điều sau trong cuộc sống gia đình.

Chuyện gia đình hơn 200 năm dạy học ở thủ đô

Nguyễn Thu Hiền |

Trên số báo Thanh Nghị đầu tiên, giáo sư Vũ Đình Hoè có viết: Trong giáo dục gia đình không thể dùng cách thuyết giáo, chỉ có thể giáo dục bằng gương mẫu của chính người lớn. Không chỉ viết mà chính ông đã làm như vậy.