Lý do trẻ vị thành niên gặp khủng hoảng không tìm đến cha mẹ

Bảo Châu |

Có nhiều lý do dẫn đến việc trẻ em lứa tuổi vị thành niên gặp khủng hoảng tâm lý nhưng không tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ.

Cô bé Hà Vy 15 tuổi, sống cùng bố mẹ tại Hà Nội, lần đầu tiên phải vật lộn với các triệu chứng lo lắng và hay buồn rầu khi bước vào trường cấp 2. Cô bé đã kể cho mẹ về điều này nhưng người mẹ tỏ ra không mấy quan tâm, đơn giản vì nghĩ rằng trẻ con ‘"vô lo, vô nghĩ’" có điều gì phải lo toan như người lớn mà trầm cảm.

‘’Cha mẹ không tin em bị căng thẳng, mẹ bảo rằng không có vấn đề gì hết’’ – Hà Vy chia sẻ.

Kết quả sau cuộc trò chuyện ngắn với mẹ vô tình đã mang lại hậu quả lâu dài, từ đó cô bé không còn tìm đển cha mẹ mỗi khi gặp rắc rối nữa.

Trẻ em khi bắt đầu bước vào lứa tuổi trung học đã có thể bắt đầu phải đối diện với các triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Sự khác biệt về thế hệ khiến nhiều các em không tìm thấy được sự đồng cảm từ cha mẹ, chúng trở nên xa cách và không chọn cách chia sẻ rắc rối của mình với cha mẹ nữa.

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra vấn đề về chăm sóc sức khỏe tinh thần dù đây không phải là vấn đề mới xuất hiện.

Một nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của Singapore năm 2016 cho thấy cứ 7 người thì có 1 người từng trải qua rối loạn tâm lý, lo lắng hoặc đã sử dụng rượu. Đối với nhóm tuổi từ 18 đến 34, tỉ lệ này là 1/5.

Và cũng tại nghiên cứu này cho thấy hơn 3/4 dân số từng bị rối loạn tâm thần trong đời nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nào. Đây được gọi là “khoảng trống điều trị”.

Đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi, đôi khi thiếu sự đồng cảm của cha mẹ cũng có thể là một yếu tố góp phần tạo nên “khoảng trống điều trị”.

Tại sao trẻ không tìm đến với cha mẹ?

Thật đáng lo ngại khi trẻ vị thành niên gặp vấn đề tâm lý lại thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác trong bí mật vì chúng không muốn cha mẹ biết chuyện.

Những lý do phổ biến bao gồm: Không muốn làm phiền vì sợ cha mẹ phải lo lắng, sợ cha mẹ không hiểu, sợ bị cha mẹ đánh giá, hiểu sai hoặc đã cố gắng nói chuyện với cha mẹ nhưng họ nghĩ rằng đó không phải vấn đề to tát và không cần sự trợ giúp từ chuyên gia.

Tất nhiên, cũng có những bậc cha mẹ đặc biệt ủng hộ, động viên con cái và khuyến khích chúng tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Điều này là đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, sự sẵn sàng tham gia của cha mẹ là yếu tố hỗ trợ tốt nhất trong điều trị sức khỏe tinh thần của con trẻ.

Không nên thất vọng và tự đổ lỗi 

Thật không dễ dàng gì đối với bậc cha mẹ khi biết con cái đang phải vật lộn với vấn đề tâm lý.

Khi cha mẹ nhận thấy con có điều gì đó không ổn, phản ứng xảy ra thường là sốc, không dám tin và cảm thấy tội lỗi. Họ sẽ tự vấn lương tâm xem có phải đã vô tình góp phần gây ra tình trạng sức khỏe tinh thần của con hay không, và làm thế nào để cải thiện tình hình. Tốt hơn hết, cha mẹ hãy tìm cách nói chuyện với trẻ để nắm rõ tình hình và đồng hành cùng con tìm hướng giải quyết hợp lý nhất.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

4 việc làm vô tình đẩy con cái ra xa nhiều bố mẹ mắc phải

Hải Minh (Theo Bright Side) |

Bright Side đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích có thể giúp bố mẹ trở nên gần gũi hơn với con mình.

Trung Quốc ra dự luật xử phạt cha mẹ nếu con cái gây ra tội lỗi

Bảo Châu |

Quốc hội Trung Quốc sẽ xem xét dự luật xử phạt các bậc cha mẹ nếu con cái họ có "hành vi rất xấu" hoặc phạm tội.

Bài học kinh nghiệm dành cho cha mẹ và con cái từ bộ phim “Hãy nói lời yêu”

Thanh Hương |

Việc gây áp lực khiến chàng trai 17 tuổi stress, khủng hoảng và lựa chọn cách giải thoát đầy thương tâm trong phim “Hãy nói lời yêu” đã để lại bài học sâu sắc cho cha mẹ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

4 việc làm vô tình đẩy con cái ra xa nhiều bố mẹ mắc phải

Hải Minh (Theo Bright Side) |

Bright Side đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích có thể giúp bố mẹ trở nên gần gũi hơn với con mình.

Trung Quốc ra dự luật xử phạt cha mẹ nếu con cái gây ra tội lỗi

Bảo Châu |

Quốc hội Trung Quốc sẽ xem xét dự luật xử phạt các bậc cha mẹ nếu con cái họ có "hành vi rất xấu" hoặc phạm tội.

Bài học kinh nghiệm dành cho cha mẹ và con cái từ bộ phim “Hãy nói lời yêu”

Thanh Hương |

Việc gây áp lực khiến chàng trai 17 tuổi stress, khủng hoảng và lựa chọn cách giải thoát đầy thương tâm trong phim “Hãy nói lời yêu” đã để lại bài học sâu sắc cho cha mẹ.