Kiềm chế cơn nóng giận để đồng hành với tuổi thơ của con

HUYÊN NGUYỄN |

Con lười ăn, quậy phá, không nghe lời... thường là lý do khiến cho mỗi ông bố, bà mẹ “sôi máu”, lên cơn thịnh nộ. Mỗi lần không kiềm chế nổi cơn nóng giận, việc quát mắng, thậm chí đánh con là điều khó tránh khỏi. Để rồi, mỗi lần ngồi xoa dầu vào vết bầm trên người con, nhiều bố mẹ lại ân hận ước gì không quá nóng giận với con.

Kiểm soát cảm xúc - một công việc khủng khiếp

Trong quá trình nuôi dạy con cái, chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng từng trải qua trạng thái cáu giận vì con nghịch ngợm, làm hỏng đồ đạc trong nhà, nói mãi không chịu nghe, thậm chí con hỏi quá nhiều, hay khi học bài cùng con mà giảng mãi con không hiểu cũng khiến bố mẹ "sôi máu". Chia sẻ tại Hội thảo “Huấn luyện cảm xúc để đồng hành cùng con” do Trường Mầm non Năng khiếu Louis, Hà Nội tổ chức mới đây, nhà báo Phan Đăng - MC của chương trình Ai là triệu phú, Đài Truyền hình Việt Nam, diễn giả nhiều chương trình thừa nhận bản thân anh từng đánh con.

“Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi chỉ có khoảng 45 phút vừa giúp con đánh răng, rửa mặt, cho con ăn, đưa đi học. Trong khoảng thời gian ấy, nếu đứa bé ăn chậm thì bố mẹ chỉ dỗ dành được vài câu nhưng nếu con không có thái độ hợp tác là sẽ vụt roi. Mà cứ vụt roi là bé ăn nhanh hơn nên nhiều khi bị chi phối. Vợ tôi cũng đánh con như thế. Tôi cũng tin rằng nhiều người đánh con như thế” - nhà báo Phan Đăng kể.

Cho đến một ngày, MC của chương trình Ai là triệu phú được vợ chia sẻ băn khoăn về những lo lắng khi con trai đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 mà bố mẹ hay cáu gắt, đánh con thế không ổn.

Sau khi đọc sách, tìm hiểu và nghiên cứu thông tin, nhà báo Phan Đăng nghiệm ra rằng mỗi bố mẹ cần phải kiểm soát, làm chủ cảm xúc của chính mình. “Huấn luyện cảm xúc cho chính mình, tức là kiểm soát cảm xúc bản thân - đó là một công việc khủng khiếp. Ở trong cuộc đời này, đôi khi chúng ta huấn luyện cảm xúc của người khác dễ hơn chính mình. Kẻ thù lớn nhất của ta là chính ta. Đây là một điều cực kỳ không đơn giản”, MC Phan Đăng nhận định.

Nhà báo Phan Đăng.
Nhà báo Phan Đăng.
Kể từ đó, MC Phan Đăng học cách tự kiểm soát bản thân mình, để trị cậu con trai tăng động này mà không phải dùng roi vọt.

“Tôi nhớ một câu dạy của nhà sư Thích Nhất Hạnh: Khi cơn nổi giận bùng lên chúng ta hãy cố tách mình khỏi cơn bùng giận đó và quan sát vào cơn bùng giận, nổi giận của chúng ta. Khi ta tách ta khỏi ta, và tách ta khỏi cơn bùng nổ, tức giận ấy, quan sát cơn bùng giận ấy thì đấy là một cách ta tĩnh lại. Tôi cho đó là một chìa khoá. Khi biết và ý thức về điều đó, chiếc roi trong tay được vung ra sẽ nhẹ nhàng hơn hoặc chỉ dừng ở mức doạ” - nhà báo Phan Đăng chia sẻ.

Ông bố trẻ Phan Đăng còn luôn có một suy nghĩ hàm ơn con mình. Lý giải về điều này, Phan Đăng cho rằng, người ta thường đòi hỏi con cái biết ơn bố mẹ nhưng chính ý nghĩ biết ơn con khiến khi đánh nó sẽ như đánh vào người mình biết ơn và tôi hay rụt roi lại. Tại sao biết ơn, bởi không có đứa con thì cuộc đời của mình cũng vô hướng, lang thang vô định, sau những cuộc vui không biết đi về đâu. Có con, trạng thái vô định chuyển thành có chí hướng, có một chỗ để về, đứa con tạo nên sự gắn kết giữa vợ chồng, sống với nhau ràng buộc, trách nhiệm hơn... Tự nhiên, điều này trị được cảm xúc mỗi lần nóng giận với con” - MC nổi tiếng chia sẻ. Phương pháp thứ 3 được Phan Đăng áp dụng là coi con là tri kỷ, là sự sẻ chia và cảm thông.

“Làm sao để huấn luyện cảm xúc của bản thân, đồng hành cùng con?” - là chủ đề mà theo nhà tâm lý giáo dục, giảng viên, nhóm phát triển kỹ năng của Đại học FPT Nguyễn Hà Thành cho rằng, đây là một câu hỏi khó. Đôi khi sự giận dữ là bản năng của mỗi người, bị định hình bởi tính cách, khí chất ngay từ khi sinh ra. Theo vị chuyên gia này, cho dù người hiền dịu nhất cũng sẽ có những cơn cáu giận với con cái. Sự cáu giận là bản năng nhưng kìm nén, kiểm soát cảm xúc cáu giận, khó chịu là bản lĩnh và cần quá trình để ý, sửa chữa.

Nói về vấn đề nhiều cha mẹ hay lo lắng, cáu giận là việc con lười ăn, nữ giảng viên Đại học FPT cho rằng, tầm 2 tuổi trở lại thì chế độ ăn uống, sinh hoạt, sự phát triển về thể chất là rất quan trọng với mỗi đứa trẻ. Còn sau 2 tuổi thì việc ăn uống không quá quan trọng, khi nào con có cảm giác đói sẽ ăn.

Bố mẹ thường căng thẳng về chuyện ăn của con, nhất là tuổi mầm non. Theo các nghiên cứu, các con không hề thiếu chất. Việc thiếu dinh dưỡng thường là do căng thẳng tâm lý, áp lực của bố mẹ và con trong ăn uống dẫn đến suy dinh dưỡng, ít trường hợp do bệnh lý là không hấp thụ được thức ăn. Khi con biếng ăn, bố mẹ có thể nhắc nhở nhưng không nên ép. Chúng ta hãy giáo dục cảm giác đói, đặc biệt là con nhà khá giả không biết cảm giác đói là gì. Đây cũng là một cảm giác tích cực, cần thiết.

“Chúng ta hay dạy trẻ em phải biết tôn trọng cha mẹ, thầy cô nhưng người lớn có thực sự tôn trọng các em hay không? Cha mẹ thường nhân danh tình yêu, sự hy sinh dành cho con cái nên tự cho mình có quyền được nói những lời cay nghiệt với con và đôi khi không kiểm soát được điều đó. Yêu thương bao nhiêu thì cũng là chưa đủ nhưng đôi khi những tổn thương mà cha mẹ gây cho con cái có thể đi theo con nhiều năm tháng. Chính vì vậy, cha mẹ cũng cần học cách lắng nghe, thấu hiểu, cần dạy cho con việc nói những lời yêu thương, sự gần gũi với bố mẹ” - bà Thành chia sẻ.

Hãy dừng một nhịp để suy nghĩ

Kể lại chính câu chuyện trong lớp học của con gái, bà Nguyễn Hà Thành cho biết, nhiều phụ huynh khá bất ngờ khi cô chủ nhiệm của con gọi lên để trao đổi về việc học sinh có hiện tượng “mua chuộc”, “hối lộ” để được chép bài.

Ở lứa tuổi 13 - 14 tuổi, học trò đã có câu chuyện bạn lười học xin chép bài của bạn chăm học. Mỗi lần cho chép bài như vậy, bạn chăm học sẽ được cho kẹo, cho truyện... thậm chí là cả tiền.

“Tình huống này có lẽ không phổ biến nhưng cũng không phải quá hiếm. Lúc này, bố mẹ cần phải bình tĩnh để suy xét. Nếu nhìn sự việc nhẹ thì nhẹ nhưng đặt nặng vấn đề thì cũng là cực kỳ nghiêm trọng. Gặp tình huống như vậy, phụ huynh cần dành thời gian đến hỏi han, nói chuyện với các bé trong lớp rồi phân tích, khuyên nhủ con biết làm việc đúng. Nếu mới chỉ phát hiện ra thôi mà đã nổi giận thì sẽ khó mà trị tận gốc. Cần lắng lại một lúc để suy ngẫm một cách đầy đủ, nhìn một cách toàn diện vấn đề để tìm được cách thức xử lý hợp lý, không nên phản ứng ngay” - nữ chuyên gia chia sẻ.

Bày cách “trị” những đứa trẻ hay cáu nếu không vừa ý chúng, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành cho rằng, với những em ở độ tuổi mầm non thì đây có thể là sự phát triển khi con phát hiện ra mình có thể độc lập, muốn mọi thứ theo ý mình kể cả sự hay ho lẫn gàn dở theo góc nhìn của bố mẹ. Bố mẹ không nên triệt tiêu hết những cái ương ương, trái khoáy ở giai đoạn đó bởi đây cũng là một sự phát triển. Trong tình huống này, bố mẹ vẫn nên chọn cách nhẹ nhàng với con, đôi khi phải “lờ” đi những việc làm nhỏ của con, cho trẻ con có bí mật, được thoải mái trong không gian và bí mật của mình. Đôi khi không nên quá rạch ròi và rõ ràng với trẻ. Khi mà con có những hành động thái quá, bố mẹ hãy nghiêm túc tỏ thái độ với con.

Trước tình huống bố mẹ trở thành quan toà phân xử “cuộc chiến” của hai con, bà Nguyễn Hà Thành cho rằng, đây là câu chuyện dài kỳ trong mỗi gia đình có nhiều con, mỗi đứa có một cái khôn riêng, luôn lôi kéo bố mẹ là đồng minh về phía mình và có những lý do để bao biện cho hành động của mình. Bố mẹ không tinh ý trong cách xử lý sẽ khiến có đứa cảm giác bị ấm ức, xử ép. Để hài hoà được mối hệ của con, theo lời tư vấn của bà Thành, bố mẹ không nên hỏi ai có lỗi vì sẽ có một đứa thường nhanh miệng hơn, bao biện giỏi hơn, đứa nói sau sẽ luôn bị lép về. Bố mẹ cần tách ra khỏi việc bắt lỗi, mà cho các con được kể câu chuyện, được tự biện hộ cho chính mình, tránh cho trẻ thêm sự uất ức. Đây cũng là cách để trẻ học cách lắng nghe suy nghĩ của nhau. Khi đã thông cảm và hiểu nhau hơn, chuyện phân xử như thế nào không còn quan trọng nữa.

Nuôi con lớn là một việc khó, để hiểu con và dạy con lại càng khó hơn. Nhà tâm lý Nguyễn Hà Thành nhận định, mỗi ông bố, bà mẹ thời gian tạm lắng dành cho con và cho chính cha mẹ, nhìn lại hành trình làm cha mẹ. Khi gọi tên ra được cảm xúc của mình - đấy đã là một bước rất tốt. Từ việc nhận diện được cảm xúc, dần dần kiểm soát, lựa chọn thái độ phù hợp để không bị tổn hại mối quan hệ giữa bố mẹ, con cái.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Cặp vợ chồng vô sinh 22 năm đi tìm con và cái kết viên mãn

Hương Giang |

Anh Nguyễn Văn Dự và chị Hà Thị Tuyết (Ninh Giang- Hải Dương) đã gần 50 tuổi. Lần đầu tiên gọi điện cho bác sĩ hỗ trợ sinh sản, tâm sự việc 2 vợ chồng muốn có con bao năm mà chưa được, ông Dự cũng không dám nói mình đã nhiều tuổi vì... xấu hổ.

Tình cảm chân thành sẽ giúp chúng ta vượt qua được mọi chuyện

H.M |

Trên mỗi bước đường mà anh chị trải qua luôn đầy rẫy chông gai và khó khăn. Thế nhưng, chưa một lần họ buông tay nhau. Dù sau này khó khăn có chồng chất đến thế nào, họ cũng hứa sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

“Phép màu” đi tìm con của cặp đôi khuyết tật

Lam Quân |

10 năm đi tìm con, với anh chị, nó đúng là cuộc hành trình không tưởng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cặp vợ chồng vô sinh 22 năm đi tìm con và cái kết viên mãn

Hương Giang |

Anh Nguyễn Văn Dự và chị Hà Thị Tuyết (Ninh Giang- Hải Dương) đã gần 50 tuổi. Lần đầu tiên gọi điện cho bác sĩ hỗ trợ sinh sản, tâm sự việc 2 vợ chồng muốn có con bao năm mà chưa được, ông Dự cũng không dám nói mình đã nhiều tuổi vì... xấu hổ.

Tình cảm chân thành sẽ giúp chúng ta vượt qua được mọi chuyện

H.M |

Trên mỗi bước đường mà anh chị trải qua luôn đầy rẫy chông gai và khó khăn. Thế nhưng, chưa một lần họ buông tay nhau. Dù sau này khó khăn có chồng chất đến thế nào, họ cũng hứa sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

“Phép màu” đi tìm con của cặp đôi khuyết tật

Lam Quân |

10 năm đi tìm con, với anh chị, nó đúng là cuộc hành trình không tưởng.