Gia đình tứ đại đồng đường hiếm hoi ở Hà thành còn giữ nếp sống chung

Huyền Chi |

Dù nhiều thế hệ trong gia đình gia đình chung sống, ông Nguyễn Anh Cường và con cháu vẫn giữ được sự hòa hợp, gắn bó.

Trong căn nhà 3 tầng nằm ở góc phố Thụy Khuê, Hà Nội, ông Nguyễn Anh Cường (SN 1945) và bà Nguyễn Hà Thạch (SN 1949) có cuộc sống yên bình bên con cháu.

Là gia đình tứ đại đồng đường hiếm hoi ở Hà thành còn giữ nếp sống chung, ông bà luôn lưu tâm đến việc giáo dục các thành viên về giá trị truyền thống, tinh thần tương thân tương ái, hướng về cội nguồn, yêu thương quê cha, đất tổ.

Chị Nguyễn Thạch Ánh - con gái ông Cường - cho biết, do quê gốc ở Hà Nội, gia đình chị gắn bó hơn, các con cháu có thể phụng dưỡng, chăm sóc và quây quần bên ông bà.

Gia đình ông Nguyễn Anh Cường. Ảnh: ED
Gia đình tứ đại đồng đường của cựu chiến binh Nguyễn Anh Cường. Ảnh: Vân Anh

Cháu cùng ông học tiếng Anh, ông dạy cháu trân trọng lịch sử

Chia sẻ về câu chuyện gia đình đông con cháu, ông Cường nói: "Đối với gia đình chúng tôi, truyền thống và lịch sử là điều rất quan trọng. Tôi được cha mẹ, ông bà truyền dạy, bây giờ thì tôi lại chỉ bảo con cái, cháu chắt.

Từng là cựu chiến binh, đi qua thời khói lửa, tôi hay kể cho cháu trai nghe về chiến tranh ngày trước. Tôi kể về những lần tôi và đồng đội chiến đấu với địch, về đất nước và sự sinh của ông cha. Cháu tôi hay chê tôi nói tiếng Anh ngọng (cười) nhưng cháu rất thích nghe và nhớ hết câu chuyện tôi từng kể".

Đến thăm căn nhà của ông bà, phóng viên Lao Động có dịp chứng kiến những mẩu chuyện đáng yêu giữa ông Cường và cháu Mai Anh Vũ.

Anh Vũ có thể kể vanh vách những lần ông đi trốn địch, hành quân và "dạy" ông ngoại nói tiếng Anh: "Ông ơi, bỏ súng xuống là "put your gun down", gia đình đang đợi anh là "your family is waiting for you", ông phát âm như thế cháu không hiểu được đâu!".

Đáp lại Vũ, ông Cường chỉ bất lực giải thích: "Ngày xưa, ông nói như vậy mà lính Mỹ vẫn hiểu đấy. Ông nói là họ hãy trở về quê hương vì vợ con họ đang chờ ở nhà".

Ông Cường từng nhận nhiều huân chương khen thưởng, trong đó có những huân chương do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh... trao tặng.

Những tấm ảnh đen trắng, những bức tranh vẽ tay, căn nhà nhiều cây xanh mang đến cảm giác hoài cổ, nổi bật giữa phố thị chật chội.

Trong căn nhà đó, nhịp sống như chậm lại và những đứa trẻ được lớn lên trong ký ức của ông, được đến gần hơn với những giá trị truyền thống từ nhiều đời truyền lại.

 
Ông Cường và cháu trai Mai Anh Vũ gần gũi nhờ những mẩu chuyện ngắn về một thời hào hùng của dân tộc. Ảnh: ED
Ông Cường và cháu trai Mai Anh Vũ gần gũi nhờ những mẩu chuyện ngắn về một thời hào hùng của dân tộc. Ảnh: Vân Anh

Xóa bỏ khoảng cách thế hệ

Trong thời đại công nghệ phát triển, không ít bạn trẻ xa rời những giá trị truyền thống gia đình, cảm thấy khó hòa hợp với ông bà, bố mẹ. Dù vậy, chị Ánh khẳng định, những khoảng cách về tuổi tác, thế hệ không thể là rào cản nếu các thành viên trong nhà yêu thương, gắn bó với nhau.

2 người con của chị luôn dành thời gian nghe ông bà kể chuyện, khuyên bảo. Ngược lại, ở tuổi U80, ông bà vẫn học cách dùng smartphone (điện thoại thông minh) để liên lạc, cập nhật thông tin.

"Giờ các cháu lớn rồi, đi nhiều, bà ngoại cũng học cách dùng điện thoại, dùng mạng xã hội để tiện gọi cho chúng nó. Giờ công nghệ hiện đại, ông bà và con cháu cũng gần gũi hơn, không như ngày xưa phải thư từ gửi qua lại" - chị Ánh nói.

Được chứng kiến xã hội phát triển từ thời bao cấp, xếp hàng đổi tem phiếu đến khi laptop, điện thoại trở nên phổ biến, chị Ánh cho hay, sự giáo dục của gia đình là yếu tố quan trọng để các bạn trẻ gắn bó, hướng về gia đình nguồn cội.

Mai Kim Chi - cháu ngoại ông Cường - bày tỏ, Chi cảm thấy may mắn vì không phải học xa nhà, được chăm sóc gia đình và luôn được ở bên cạnh gia đình.

Kim Chi tự hào khoe về những bức tranh do chính bà ngoại vẽ và tiết lộ được thừa hưởng đam mê nghệ thuật từ gia đình.

Mai Kim Chi hiện là sinh viên năm 2 của một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Dù bận rộn đi học, Chi vẫn dành thời gian về thăm ông bà vào cuối tuần và các ngày lễ. Ảnh: ED
Mai Kim Chi hiện là sinh viên năm 2 của một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Dù bận rộn đi học, Chi vẫn dành thời gian về thăm ông bà vào cuối tuần và các ngày lễ. Ảnh: Vân Anh
Ông Cường lưu giữ nhiều bức ảnh hiếm được của tổ tiên từ thế kỷ trước. Trong số đó, những tấm hình thời chiến cũng được ông bảo quản cẩn thận. Ảnh: Vân Anh
Ông Cường lưu giữ nhiều bức ảnh hiếm được của tổ tiên từ thế kỷ trước. Trong số đó, những tấm hình thời chiến cũng được ông bảo quản cẩn thận. Ảnh: Vân Anh
Ông Cường lưu giữ nhiều bức ảnh hiếm được của tổ tiên từ thế kỷ trước. Trong số đó, những tấm hình thời chiến cũng được ông bảo quản cẩn thận. Ảnh: Vân Anh
Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Mách mẹ món ăn giúp cải thiện sức khỏe tim cho gia đình

HÀN LÂM (THEO EATTHIS) |

3 công thức món ăn dưới đây sẽ giúp các mẹ nấu được món ăn ngon, lạ miệng và cải thiện sức khỏe tim cho gia đình.

Đến giờ cơm - ca khúc giản dị về bữa cơm gia đình gây sốt

huyền chi |

Sau khi Ái Phương thể hiện "Đến giờ cơm", ca khúc nhanh chóng vượt mốc 800.000 lượt xem, gây sốt khắp mạng xã hội. Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ chia sẻ và thể hiện sự xúc động.

Thuận vợ thuận chồng: Vợ quỳ gối trước hàng xóm để có tiền cứu gia đình

ĐÔNG DU |

"Thuận vợ thuận chồng" tuần này là câu chuyện về cuộc hôn nhân của anh Võ Công Lý và chị Đặng Thị Minh Nguyệt. Anh Lý và chị Nguyệt tình cờ biết nhau trong một lần chị đi thăm anh trai học lái xe. Khi đó, anh Lý cũng học lái xe cùng anh trai chị Nguyệt. Hai người phải lòng nhau và bắt đầu phát triển mối quan hệ. Song, câu chuyện tình yêu của anh chị lại không được “thuận buồm xuôi gió”…

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Mách mẹ món ăn giúp cải thiện sức khỏe tim cho gia đình

HÀN LÂM (THEO EATTHIS) |

3 công thức món ăn dưới đây sẽ giúp các mẹ nấu được món ăn ngon, lạ miệng và cải thiện sức khỏe tim cho gia đình.

Đến giờ cơm - ca khúc giản dị về bữa cơm gia đình gây sốt

huyền chi |

Sau khi Ái Phương thể hiện "Đến giờ cơm", ca khúc nhanh chóng vượt mốc 800.000 lượt xem, gây sốt khắp mạng xã hội. Nhiều nhạc sĩ, ca sĩ chia sẻ và thể hiện sự xúc động.

Thuận vợ thuận chồng: Vợ quỳ gối trước hàng xóm để có tiền cứu gia đình

ĐÔNG DU |

"Thuận vợ thuận chồng" tuần này là câu chuyện về cuộc hôn nhân của anh Võ Công Lý và chị Đặng Thị Minh Nguyệt. Anh Lý và chị Nguyệt tình cờ biết nhau trong một lần chị đi thăm anh trai học lái xe. Khi đó, anh Lý cũng học lái xe cùng anh trai chị Nguyệt. Hai người phải lòng nhau và bắt đầu phát triển mối quan hệ. Song, câu chuyện tình yêu của anh chị lại không được “thuận buồm xuôi gió”…