Bố mẹ mắc tội gì khi khoe điểm của con trên Facebook?

Bình An |

Việc khoe điểm, khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội tưởng như vô hại, nhưng để lại hệ lụy.

Facebook từ lâu vốn đã trở thành nơi để người dùng “khoe khoang” đủ chuyện, sẽ có người thích khoe nhà, khoe xe, khoe đồ hiệu, cũng có người thích phô bày cuộc sống an nhàn, hạnh phúc, sung sướng, cũng có người đam mê khoe con, khoe điểm, khoe thành tích học tập của con.

Mỗi người một quan điểm khi chia sẻ thông tin đời tư cá nhân lên mạng xã hội. Và ở phía tiếp nhận, cũng sẽ có nhiều góc khác nhau khi cùng đọc một thông tin.

Mới đây, trên nhiều diễn đàn làm cha mẹ, đã có những tranh cãi gay gắt quanh việc nhiều phụ huynh thích đăng ảnh, khoe thành tích và điểm số các kỳ thi của con lên mạng xã hội.

Ở phía ủng hộ, các ý kiến cho rằng, bố mẹ có quyền được tự hào về thành quả học tập của con cái. “Đầu tư cho con học đang chiếm quá nhiều thời gian, tâm sức, tiền bạc của phụ huynh, việc nuôi con, dõi theo con học tập giống như “trồng cây”, đến kỳ thi, khi biết điểm số, chính là ngày hái quả. Bởi vậy, việc cảm thấy vui, hạnh phúc, tự hào trong ngày “hái quả” và muốn chia sẻ điều đó với bạn bè, người thân cũng là bình thường” – anh Nguyễn Hoàng Nguyên chia sẻ.

Tuy nhiên, ý kiến này đã bị đông đảo phụ huynh phản bác. Số đông cho rằng, những ông bố bà mẹ chia sẻ thành tích học của con thường là những gia đình có con học giỏi, thành tích tốt, điểm số cao, và điều này vô tình gây áp lực lớn cho học sinh, phụ huynh ở những gia đình có kết quả học tập yếu kém.

Khoe thành tích của con, bạn có thể khiến những đứa trẻ khác thấy áp lực, đồng thời khiến con bạn có thể bị bạn bè cô lập ở lớp học. Ảnh: CMH
Khoe thành tích của con, bạn có thể khiến những đứa trẻ khác thấy áp lực, đồng thời khiến con bạn có thể bị bạn bè cô lập ở lớp học. Ảnh: CMH

“Không phải gia đình nào cũng có con học giỏi, điểm số cao, thành tích tốt. Khi các phụ huynh chia sẻ sự tự hào của mình cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều phụ huynh khác thấy buồn chán với kết quả học không tốt của con mình. Bạn bè của em bé điểm cao khi xem được cũng áp lực. Với thời đại 4.0, khi mạng xã hội phát triển vượt bậc, các con sẽ áp lực hơn khi biết rằng bố mẹ mình, thầy cô giáo, hàng xóm xa gần đều đã xem điểm số cao “chót vót” của bạn” – Chị Nguyễn Thị Hoa viết.

Theo nhiều phụ huynh, những học sinh bị điểm kém sẽ cảm thấy bị “khủng bố” tinh thần khi mạng xã hội tràn ngập thành tích xuất sắc của các bạn học giỏi. “Khi lên mạng xã hội, tôi có cảm giác, con cái của cả thế giới đều học giỏi, trừ con mình”, “Đứa trẻ điểm kém sẽ cảm thấy thế nào khi gần như lạc lõng, dường như chỉ một mình bố mẹ của nó không được chia sẻ điểm, chia sẻ thành tích của con?”, “Không chỉ buồn chán, xấu hổ, những em bé không có điểm tốt còn thấy mình bị tụt hậu, bị cô lập”...

Trước tranh luận, bảo vệ quan điểm gay gắt của nhiều bậc phụ huynh, chị Hồng Hà đã quyết định xóa bài đăng về điểm thi vào lớp 10 của con và gửi lời xin lỗi đến những phụ huynh, học sinh đã cảm thấy không thoải mái khi thấy bài đăng của mình.

Đỉnh điểm, khi thông tin một học sinh đã bỏ nhà đi vì áp lực điểm thi, hàng loạt phụ huynh đã xóa bài đăng khoe điểm trước đó và xin lỗi trên các diễn đàn. Các phụ huynh khẳng định, họ không lường được rằng, việc đăng tải điểm số của con mình lại vô tình tạo ra áp lực cho các học sinh, phụ huynh khác.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia giáo dục, nếu như trong giáo dục có bệnh thành tích, điểm số là sự cạnh tranh khốc liệt ở trường lớp, việc đưa điểm số lên mạng xã hội – chính là cách các phụ huynh tạo thêm một môi trường khốc liệt mới cho các con.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

“Nếu không may con thi không đỗ, nhớ về nhà”

Lan Anh |

“Đừng ngại đừng xấu hổ nếu ai bảo con học kém hơn các bạn. Mẹ nghĩ con có thi được hay không, con vẫn tiếp tục đi theo những gì con muốn... Về nhà nhé. Dù thế nào mẹ cũng nghĩ con đã làm hết sức rồi...”

Bố mẹ phải làm gì khi con có “quyền được học dốt”?

Lan Anh |

Chúng ta phải đối diện với một sự thật rằng, con cái có thể sẽ không học giỏi, không đạt được thành tích như chúng ta kỳ vọng.

Quyền được học dốt của con cái

Bình An |

Một bài viết gây bão mạng xã hội của Facebooker Hoàng Huy đã phân tích lý do vì sao chúng ta hãy để con cái được hưởng “quyền học dốt”.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

“Nếu không may con thi không đỗ, nhớ về nhà”

Lan Anh |

“Đừng ngại đừng xấu hổ nếu ai bảo con học kém hơn các bạn. Mẹ nghĩ con có thi được hay không, con vẫn tiếp tục đi theo những gì con muốn... Về nhà nhé. Dù thế nào mẹ cũng nghĩ con đã làm hết sức rồi...”

Bố mẹ phải làm gì khi con có “quyền được học dốt”?

Lan Anh |

Chúng ta phải đối diện với một sự thật rằng, con cái có thể sẽ không học giỏi, không đạt được thành tích như chúng ta kỳ vọng.

Quyền được học dốt của con cái

Bình An |

Một bài viết gây bão mạng xã hội của Facebooker Hoàng Huy đã phân tích lý do vì sao chúng ta hãy để con cái được hưởng “quyền học dốt”.