3 sai lầm phổ biến của tân sinh viên khi sống tự lập

Bảo Trân |

Đã "bước" vào giảng đường được hơn nửa năm nhưng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, bây giờ mới là lúc các bạn tân sinh viên thực sự bắt đầu cuộc sống tự lập. Cùng điểm qua một số sai lầm phổ biến để tân sinh viên không đi vào “vết xe đổ” của các đàn anh đi trước.

Mua quá nhiều đồ đạc

Cảm giác háo hức khi lần đầu tiên được tự bố trí không gian sống, tự trang trí phòng khiến nhiều sinh viên không kiểm soát được những gì mình mua sắm.

Tuy nhiên, những vật dụng này về lâu dài không thực sự thiết yếu như lúc các bạn bỏ tiền ra mua. Có những thứ dùng vài lần rồi bỏ, thậm chí có những thứ mua về để đấy rồi quên không động đến. Phải đến lúc chuyển đi nơi khác hay về quê mới thấy vận chuyển những đồ dùng trong nhà vất vả đến nhường nào.

Để khắc phục tình trạng này, các bạn tân sinh viên cần đánh giá kỹ không gian sống, khả năng tài chính và sự cần thiết của món đồ mình muốn mua để có thể đầu tư đúng chỗ.

Những đồ đạc như tủ, kệ, giường… có thể cân nhắc mua đồ đã qua sử dụng. Hiện nay có rất nhiều hội nhóm hay các ứng dụng mua bán đồ cũ để các bạn thoải mái lựa chọn. Đừng để cảm giác háo hức khiến mình không ngần ngại “ném tiền qua cửa sổ”.

Cảm giác sợ bỏ lỡ

Nhiều sinh viên rơi vào cảm giác sợ bỏ lỡ. Ảnh: Bảo Ngọc
Nhiều sinh viên rơi vào cảm giác sợ bỏ lỡ. Ảnh: Bảo Ngọc

Sợ bỏ lỡ hay FOMO (Fear of missing out) có thể hiểu là cảm giác sợ cô đơn, sợ vắng mặt trong các cuộc vui của bạn bè. Chính vì nỗi sợ vô hình này nên bất kể ai rủ đi chơi các bạn cũng đi bất kể bận bịu, mệt mỏi, hết tiền hay đơn giản là không hứng thú.

Lý do nhiều bạn sinh viên mắc phải sai lầm này là vì khi được tiếp xúc với nhiều người bạn mới, nhiều phông văn hóa mới, ban đầu các bạn muốn được trải nghiệm, sau đó trở thành một sự ràng buộc rằng bạn phải có mặt ở mọi cuộc vui. Nếu không tham gia, nhiều sinh viên sợ mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó và lo sợ mọi người sẽ quên mình.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Ngược lại, FOMO còn có hại cho sức khỏe tinh thần và cả tài chính. Môi trường đại học là nơi người tứ xứ đổ về với nhiều điều kiện sống hơn, kém nhau. Đi chơi ở những nơi mình không có điều kiện chi trả chỉ khiến sinh viên thêm áp lực và thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc học.

Sống đúng với khả năng tài chính và con người mình giúp sinh viên tìm kiếm được những người bạn để kết nối không chỉ bằng việc đi chơi, đi tiêu tiền. Những người bạn thực thụ sẽ không khiến các bạn áp lực vì phải đi chơi khi bản thân không thực sự thoải mái.

Mua nhiều quần áo, giày dép

Khác với việc mua nhiều đồ đạc trong nhà, việc mua sắm quần áo, giày dép, các đồ dùng cá nhân có thể đến từ hai lý do chính.

Thứ nhất, việc trở thành tân sinh viên cho các bạn một cảm giác mới, cảm giác làm người lớn và với nhiều bạn, đây là lần đầu được “cầm” tiền. Thứ hai, khi sinh viên chuyển đến một vùng đất mới, thường là các thành phố lớn, sầm uất hơn nơi các bạn sống, có quá nhiều thứ mới lạ đập vào mắt khiến sinh viên “gặp gì mua đó”.

Thông thường, các bạn sinh viên với túi tiền có hạn sẽ mua những mặt hàng bình dân, thời trang nhanh nên những sản phẩm này sẽ nhanh chóng hỏng, lỗi mốt. Thoạt nhìn thì những món đồ này có vẻ rẻ tuy nhiên giá trị cho mỗi lần sử dụng lại cực kỳ cao. Hơn nữa, khi di chuyển đi nơi khác, khá chắc là các bạn không thể mang hết số quần áo, giày dép đã mua về. Điều này cực kỳ lãng phí.

Mặc dù sai lầm là để sinh viên biết rút kinh nghiệm tuy nhiên nếu được “mách” trước thì quãng thời gian sinh viên của các bạn sẽ “dễ thở” hơn và cố gắng đừng để những sai lầm này làm phí hoài những tháng ngày rực rỡ trước mắt nhé!

Bảo Trân
TIN LIÊN QUAN

Trường đại học cho phép sinh viên chọn học trực tuyến hay trực tiếp

Tường Vân |

Đại học Hà Nội và nhiều trường đại học thông báo điều chỉnh kế hoạch dạy học trực tiếp của sinh viên do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Sinh viên khổ vì lịch học: “Mong chủ phòng trọ hỗ trợ chúng em"

Thùy Dương |

Sau khi các trường đại học đồng loạt thông báo mở cửa học trực tiếp, nhiều quảng cáo thuê trọ giá rẻ được tung ra để thu hút người thuê. Sinh viên ráo riết quay trở lại thủ đô tìm phòng trọ. Tuy nhiên, vào phút chót nhiều trường học hoãn lịch, khiến sinh viên “khóc ròng” vì trở tay không kịp.

Sinh viên bị "bùng" tiền lương, dính nợ cả chục triệu đồng khi đi làm thêm

Minh Quang |

Hà Nội- Hiện nay, các bạn sinh viên chủ yếu tìm đến các nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội, các hội nhóm cộng đồng tự do để tìm kiếm công việc làm thêm. Đây cũng là kẽ hở để những tin tuyển dụng lừa đảo trà trộn vào.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Trường đại học cho phép sinh viên chọn học trực tuyến hay trực tiếp

Tường Vân |

Đại học Hà Nội và nhiều trường đại học thông báo điều chỉnh kế hoạch dạy học trực tiếp của sinh viên do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Sinh viên khổ vì lịch học: “Mong chủ phòng trọ hỗ trợ chúng em"

Thùy Dương |

Sau khi các trường đại học đồng loạt thông báo mở cửa học trực tiếp, nhiều quảng cáo thuê trọ giá rẻ được tung ra để thu hút người thuê. Sinh viên ráo riết quay trở lại thủ đô tìm phòng trọ. Tuy nhiên, vào phút chót nhiều trường học hoãn lịch, khiến sinh viên “khóc ròng” vì trở tay không kịp.

Sinh viên bị "bùng" tiền lương, dính nợ cả chục triệu đồng khi đi làm thêm

Minh Quang |

Hà Nội- Hiện nay, các bạn sinh viên chủ yếu tìm đến các nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội, các hội nhóm cộng đồng tự do để tìm kiếm công việc làm thêm. Đây cũng là kẽ hở để những tin tuyển dụng lừa đảo trà trộn vào.