Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính

Án chung thân cho cán bộ Ban quản lý dự án chiếm đoạt trên 6,5 tỉ đồng

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo trong công tác tài chính, kế toán của Ban Quản lý dự án tỉnh, bà Bạch Thu Loan, nguyên thủ quỹ, Phó phòng Tổ chức Hành chính Tài vụ Ban quản lý dự án tỉnh nay là Ban quản lý Dự án Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Bạc Liêu chiếm đoạt trên 6,5 tỉ đồng.

Xóa bỏ thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Không thể trì hoãn

Nhóm PV |

Quyết định 149/QĐ-CP đã bước sang tuổi thứ 2, song dường như yêu cầu cấp bách về việc “xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ” vẫn chưa có động thái nào thay đổi. Nhiều chuyên gia kinh tế thẳng thắn chỉ ra, trong bối cảnh đòi hỏi phát triển nền kinh tế số như hiện nay, ngay cả kế hoạch phát triển tiền điện tử cũng đã bắt đầu rục rịch thì không có lý do nào để trì hoãn phá bỏ thế độc quyền và mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Nhóm PV |

“Việc cho phép duy nhất một công ty “độc quyền” tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử hiện nay là hạn chế cho đổi mới sáng tạo. Bây giờ đã là thời điểm chín muồi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mobile money, bùng nổ về fintech…, cần mở ra cho những công ty có đủ tiềm lực công nghệ để đổi mới, tăng tính cạnh tranh, giảm phí cho người sử dụng”, một chuyên gia nhận định. Thế nhưng, cho tới lúc này, chưa có một sự thay đổi nào được chính thức đưa ra.

Phá thế độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: Người dân, DN hưởng lợi

NHÓM PV |

Khi nhiều đơn vị tham gia dịch vụ chuyển mạch tài chính và bừ trừ điện tử sẽ góp phần làm giảm quá trình thanh toán, tiết kiệm được thời gian, chi phí mà chất lượng lại đi lên.

Độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: "Miếng bánh ngon" không dễ chia

Nhóm PV |

Nếu như ở Việt Nam, “miếng bánh ngon” chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị đang độc quyền nắm giữ thì ở một số nước trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển mạch ở các cấp độ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Ấn Độ hiện có nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như BANCS, MITR, Cashnet, CashTree… Tại Philippines có BancNet và Expressnet… Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết, là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa này phải kèm theo các điều kiện và được kiểm soát.

Cơ chế chuyển mạch tài chính Quốc gia đã sẵn sàng vẫn chờ cấp phép

Nhóm PV |

Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Đây được ví như chiếc cầu nối liên thông việc chuyển tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, hoặc giữa ngân hàng với đại lý bán hàng... Dù muốn hay không, việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị “đơn thương độc mã” trong dịch vụ này cũng được hiểu rằng có “độc quyền” - đồng nghĩa với việc tự quyết định giá, chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng của công nghệ… dẫu có thế nào cũng không có lựa chọn thứ hai. Quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, một khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chúng ta hoàn toàn không có phương án dự phòng nào, rủi ro ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia là điều cần cảnh báo.