Tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo để vi phạm pháp luật

Nghề báo thực sự có uy tín với xã hội chỉ khi loại trừ hết sâu mọt

Lê Thanh Phong |

Ngày 28.10, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Nông thông tin, vừa ra Quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thanh Hải (SN 1980) - Trưởng Văn phòng đại diện Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; Trần Bá Nhật (SN 1990) - Văn phòng đại diện Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật.

Bắt giam nhà báo giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản

QUÁCH DU |

Tuyên mua thẻ nhà báo giả sau đó "nổ" mình làm ở Cục Báo chí và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Dùng thẻ nhà báo giả, mạo danh Cục Báo chí đến tặng hoa công an tỉnh

Xuân Hùng |

Những ngày qua, dư luận xôn xao chuyện một người đàn ông mạo danh người của Cục Báo chí đi tặng hoa cho lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hoá. Làm rõ sự việc, cơ quan chức năng còn phát hiện ông này dùng thẻ nhà báo giả.

Cà Mau ban hành quy định phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí

NHẬT HỒ |

Khi tiếp xúc làm việc với nhà báo, phóng viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí; các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có trách nhiệm đề nghị nhà báo, phóng viên xuất trình thẻ nhà báo còn thời hạn sử dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Trường hợp chưa có thẻ phải có giấy giới thiệu đúng quy định.

Lái xe làm giả thẻ phóng viên với giá 3 triệu đồng

Mai Hường |

Bùi Văn Tính (41 tuổi, tỉnh Thái Bình) khai nhờ làm thẻ phóng viên của một cơ quan báo chí để mỗi lần bị lực lượng chức năng kiểm tra khi sai phạm lái xe, thì xin bỏ qua cho dễ.

Thanh Hoá: Cảnh báo hiện tượng giả mạo phóng viên, mạo danh cơ quan báo chí

Xuân Hùng |

Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hoá (TTTT) ngày 5.8 đã đăng thông tin phát hiện một cá nhân có hành vi giả mạo phóng viên, đồng thời đưa ra khuyến cáo cần cảnh giác với các trường hợp giả mạo, hoạt động báo chí sai quy định.

Từ một số vụ phóng viên bị bắt giữ: Do không chịu rèn nghề và buông lỏng quản lý

Nhóm PV |

Từ thực trạng một số vụ phóng viên bị bắt giữ vì “tống tiền” doanh nghiệp, đặc biệt tập trung ở nhóm các tờ tạp chí thuộc tổ chức hội, lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí lớn và uy tín cùng chia sẻ chung quan điểm: Đau lòng, đáng tiếc nhưng không bất ngờ. Đó là hệ quả tất yếu của việc phóng viên không chịu rèn nghề và cơ quan buông lỏng quản lý.

Các cơ quan báo chí cần siết chặt quản lý

Nhóm PV |

Trong vòng 3 tháng trở lại đây, một số vụ việc lợi dụng danh nghĩa nhà báo, lợi dụng danh nghĩa cơ quan báo chí để vi phạm pháp luật, vòi vĩnh, tống tiền doanh nghiệp đã được các cơ quan pháp luật vào cuộc, làm rõ. Một số phóng viên (phần đông là của các tạp chí) đã bị khởi tố. Tình trạng trên cần phải được chấn chỉnh để không làm ảnh hưởng xấu tới đội ngũ những người làm báo chân chính.

Loại bỏ những “con sâu làm rầu nồi canh”!

Xuân Hải (thực hiện) |

Thời gian gần đây, nhiều phóng viên, nhà báo bị công an các địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá, Bà Rịa- Vũng Tàu bắt quả tang về hành vi cưỡng đoạt tiền, “tống tiền” doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của những người làm báo cả nước. Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề này, ông Hà Minh Huệ - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam - cho rằng, những phóng viên lợi dụng vị thế của mình, của cơ quan báo chí để “làm tiền” doanh nghiệp là điều không thể chấp nhận. Dù họ là thiểu số nhưng phải loại bỏ hết những “con sâu làm rầu nồi canh”! 

Siết chặt quản lý để chấn chỉnh đạo đức của người làm báo

Lê Thanh Phong |

Buông lỏng quản lý là nói chung chung, thẳng thắn là đã để cho một số tờ báo, một số nhà báo tự tung tự tác, lợi dụng báo chí kiếm tiền bất chính, thậm chí cưỡng đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Xin đơn cử hai vụ mới toanh.

Hé lộ sự thật vụ tống tiền lãnh đạo thị xã Nghi Sơn - Thanh Hoá

Trần Lâm |

Với lý do vụ án nhạy cảm, phức tạp, Công an tỉnh Thanh Hoá rất dè dặt trong việc cung cấp thông tin cho báo chí liên quan vụ một nhóm đối tượng, trong đó có một số phóng viên tống tiền lãnh đạo thị xã Nghi Sơn. Gần đây, một bản tin chính thức trên đài truyền hình địa phương đã hé lộ dần sự thật vụ tống tiền như trong phim hình sự này.

Điều tra thêm 2 nữ phóng viên của 2 tạp chí, liên quan vụ tống tiền 210 triệu đồng

Mai Hường |

Ngoài một Phó trưởng ban bị bắt quả tang vì nhận 210 triệu đồng để không viết bài phản ánh sai phạm của phòng khám ở Bắc Giang, công an làm việc với 2 nữ phóng viên khác.

Phó Chủ tịch thị xã Nghi Sơn tường trình về việc bị 2 phóng viên tống tiền

Trần Lâm |

Liên quan vụ việc 2 phóng viên của một tạp chí bị bắt, ông Hồ Đình Tùng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn (trước kia là huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá) đã có đơn tường trình gửi cơ quan chức năng.

Chính thức công bố việc bắt 2 phóng viên tội cưỡng đoạt tài sản

Xuân Hùng - Quách Du |

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị bắt giam hai phóng viên của Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp về tội cưỡng đoạt tài sản của một người dân ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).

Giả danh phóng viên Báo Thanh Niên xin CSGT bỏ qua lỗi vi phạm

Trần Ngọc Duy |

Đối tượng Nguyễn Đình Nam (sinh ngày 7.2.1984, trú tại Lâm Thao, Lương Tài, Bắc Ninh) khi vi phạm tốc độ trên QL 18, đoạn thuộc huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã xuất trình thẻ chuyên viên giả của Báo Thanh niên và cho biết đang công tác tại Báo Thanh niên mong muốn CSGT Quảng Ninh  bỏ qua lỗi vi phạm.