Mãi mãi một tình yêu Thanh Hóa

Mùa xuân đến sớm với những người Lào được nhập quốc tịch Việt Nam

Quách Du |

Sau mấy chục năm sinh sống, làm việc ở huyện biên giới Mường Lát, Quan Sơn (Thanh Hóa), hơn 50 người Lào như vỡ òa khi được nhập quốc tịch Việt Nam. Cầm trên tay những tờ quyết định, nhiều người (còn chưa nói rõ Tiếng Việt) đã tuôn trào nước mắt. Họ khóc vì sung sướng, hạnh phúc bởi đây là “một mùa xuân đầu tiên” họ đón tết khi là công dân nước Việt Nam.

Huyền thoại “sói độc” và bè tre chở quân trang vượt biển khơi

Quang Đại - Trần Lâm |

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt, bên cạnh những chuyến xe quân đội nối dài chở vũ khí, quân trang và những chuyến tàu không số chi viện cho miền Nam, ít ai ngờ có một đội quân vận tải biển do những ngư dân chân chất xã vùng Sầm Sơn (Thanh Hóa) dùng thuyền tre chở hàng nghìn tấn vũ khí, quân trang vượt biển từ Bắc vào Nam, góp phần làm nên chiến thắng. Những ngư dân Thanh Hóa đầu trần, chân đất, bằng ý chí và lòng yêu nước tuyệt vời, đã viết nên huyền thoại về cuộc chiến  tranh nhân dân.

Một ngày về với “con gà đẻ trứng vàng” tỉnh Thanh

HẢI ĐĂNG |

Nghi Sơn. Những khu công nghiệp hạ tầng hiện đại, những nhà máy, cột ống khói vươn cao tận trời xanh, những dự án liên tục được xây mới, mở rộng… đang vẽ nên diện mạo một khu công nghiệp nặng hàng đầu miền Trung, và thực sự là “con gà đẻ trứng vàng” của Thanh Hóa.

"Làn gió" nông thôn mới trên quê hương xứ Thanh

QUÁCH DU - HƯNG THƠ |

Chỉ chục năm trước, khi chúng tôi đến, những bản làng nằm vắt vẻo bên vách núi ở huyện Mường Lát, hay các thôn xã ở vùng trung du huyện Thọ Xuân của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn ngổn ngang với rất nhiều mảng “tối”. Lúc đó, cuộc sống của người dân vẫn còn khó khăn, canh tác nông nghiệp lạc hậu, đường sá đi lại và cơ sở vật chất nhìn đâu cũng thấy thiếu… Thế nhưng, từ khi làn gió xây dựng nông thôn mới ùa về, bây giờ đến đâu cũng thấy... sáng.

Xứ Thanh ký sự: Tính cách tre

XUÂN DŨNG - HỮU TRƯỜNG - NGUYỄN KHIÊM |

Rong ruổi xứ Thanh, hầu như ở đâu cũng nhìn thấy tre và họ hàng của nó. Càng lên vùng cao càng nhìn thấy những cây luồng (họ tre) vạm vỡ, sừng sững, hiên ngang giữa đất trời hùng vĩ. Vẫn biết rằng ở nước Việt khắp nơi đều có tre, nhưng đến xứ Thanh thì mới thấm rằng đây đúng là "vương quốc tre", diện tích cây luồng lớn nhất Việt Nam. Thảo nào nhà thơ Nguyễn Duy đã viết bài thơ "Tre Việt Nam" đi vào sách giáo khoa và lòng người, được nhiều thế hệ nhắc đến.

Xứ Thanh ký sự: Sông Mã - hai chiều thời gian

XUÂN DŨNG - HỮU TRƯỜNG - NGUYỄN KHIÊM |

Sông Mã đoạn đi qua phía tây huyện Quan Sơn (Thanh Hoá) vẫn còn “hung dữ” và “gầm lên khúc độc hành” bởi núi cao, dòng chảy siết vì hẹp. Những cánh rừng hai bên bờ sông hầu như chỉ toàn cây luồng. Luồng từ mép nước lên đỉnh núi, thẳng tắp, cao vút như những mũi tên bắn lên phía trời. Và dường như trong gió lao xao ấy, dòng sông vẫn thao thiết với những câu chuyện kể không hồi kết…

Xứ Thanh ký sự: Đi qua sông Mã

NGUYỄN KHIÊM - XUÂN DŨNG - HỮU TRƯỜNG |

Trên hành trình ngược nguồn sông Mã, chúng tôi đi qua bao cung đường, bao chiếc cầu. Đôi lúc tự hỏi đã đi qua bao nhiêu nấm mồ khi ngó xuống dưới chân mình...

Xứ Thanh ký sự

XUÂN DŨNG - NGUYỄN KHIÊM - HỮU TRƯỜNG |

Cho đến bây giờ rất nhiều người khi nhắc đến sự hy sinh quên mình, vô điều kiện vẫn trân trọng gọi  tên một người trẻ tuổi ở Thanh Hóa làm việc ở TP.Hồ Chí Minh: Trần Hữu Hiệp, công nhân Công ty sản xuất ống thép dầu khí (trụ sở đóng tại Tiền Giang). Anh đã dũng cảm cứu sống 5 người gặp nạn trên chuyến tàu H29-BP định mệnh vào đêm 2/8/2013. Đặc biệt, theo nhiều người chứng kiến, anh đã ném chiếc phao của mình cho người phụ nữ đang mang thai, một hành động nghĩa hiệp hiếm có của một anh hùng bình dị quê ở Thạch Long, Thạch Thành, Thanh Hóa. Anh đã nhường cơ hội sống duy nhất của bản thân mình cho người khác. Tấm gương hy sinh của liệt sĩ Trần Hữu Hiệp đã lan tỏa mạnh mẽ, lay động tâm can của bao người. Chúng tôi sẽ kể về một vài “xứ Thanh trong tôi” với những câu chuyện vì nhiều lý do còn rất ít người biết đến.

Những bí ẩn đằng sau suối cá thần ở Thanh Hoá

Nguyễn Liên |

Với công cụ Google, gõ cụm từ "suối cá thần" sẽ cho khoảng 5,1 triệu kết quả trong 0,4 giây. Có lẽ trên thế giới, ít có địa danh nào đặc sắc như suối cá thần ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá. Vậy nhưng không phải ai cũng biết những chuyện đằng sau thắng tích này.

Nghi Sơn sải cánh vươn xa

Bùi Thị Dung |

Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa. Tấm bản đồ Quy hoạch định hướng phát triển không gian Khu kinh tế với nhiều mảng màu xanh, đỏ, vàng, tím khác nhau. Mảng lớn nhất tô màu xanh dương, vuông vức, giữa tấm bản đồ được ghi là Nhà máy Lọc hóa dầu, rồi các phân khu công nghiệp, khu cảng chuyên dụng, khu cảng tổng hợp, khu phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ, khu phi thuế quan, khu trung tâm, v.v…

Mùa vàng dưới chân mây

Dương Văn Hải |

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa trên địa phận huyện Quan Hóa và Bá Thước. Ở đây suốt bốn mùa không khí trong lành, thiên nhiên hoang sơ tuơi đẹp.

Mùa cói ở Quảng Xương

Trần Liên Chương |

Nằm ở vị trí giao thoa giữa hai đồng bằng Bắc Bộ và Trung bộ, Thanh Hóa là một trong 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước, với hơn 155 làng nghề; trong đó, có những làng nghề nổi tiếng lâu đời với những sản phẩm chất lượng, tạo được thương hiệu.

Về làng quan Trạng

Ngọc Minh |

Từ trung tâm TP.Thanh Hóa qua cầu Nguyệt Viên rẽ vào đường huyện chừng hai cây số là thấy những con đường dừa rợp mát, trái buồng trĩu trịt soi trên mặt nước ao hồ rộng thênh với những chòm hoa sen, hoa súng thanh bình là gặp cổng làng Bột Thượng - Cổ Quăng, nơi mà cư dân xứ Thanh thành tâm gọi là làng Quan Trạng.

Gia hạn cuộc thi phóng sự, ký sự “Mãi mãi một tình yêu Thanh Hoá”

BTC |

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Báo Lao Động phát động cuộc thi viết phóng sự, ký sự về vùng đất, con người Thanh Hoá với tên gọi “Mãi mãi một tình yêu Thanh Hoá”.

Có một Đông Sơn - Hàm Rồng như thế ở xứ Thanh

Bùi Liên Nam |

Một chiều cuối thu, tôi xách máy ảnh lang thang vào làng cổ Đông Sơn. Làng cách trung tâm thành phố không xa lắm, nhưng may mắn thay, như nhiều làng quê nông thôn khác, Đông Sơn vẫn còn êm đềm lắm. Cạnh đó là Hàm Rồng với chiến công oanh liệt ngày nào...