Lễ hội truyền thống

Người dân thức trắng đêm tham dự lễ rước lợn La Phù

HOÀI ANH |

Cứ vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, hàng nghìn người dân lại đổ về làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) để xem lễ hội rước "ông lợn". Các “ông lợn” được đặt nằm trên kiệu, trang trí đẹp mắt, có áo choàng riêng mang ra đình làng La Phù để tế lễ.

Nô nức dự lễ rước tại hội làng Triều Khúc

ĐĂNG HUỲNH |

Chiều 16.2, màn rước kiệu vua tại Lễ hội truyền thống tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng tại làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân. Đặc biệt là điệu múa "con đĩ đánh bồng" tiếp tục là tâm điểm chú ý. 

Hơn 50.000 du khách chiêm ngưỡng cá “Thần” trong dịp Tết

Quách Du |

Đến với suối cá “Thần” xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa), du khách được chiêm ngưỡng đàn cá lạ cùng nhiều câu chuyện huyền bí xung quanh địa điểm này. Tính từ ngày mùng 1 Tết đến nay, đã có hơn 50.000 lượt khách về đây ngưỡng cảnh.

“Lễ hội miễn phí” đặc sắc ở Bình Dương

HOÀNG HƯNG - XUÂN THI |

Mỗi mùa Rằm tháng Giêng lại về, hàng trăm nghìn khách du lịch trên mọi miền đất nước lại đổ về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Không chờ tới chính ngày, lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu trước đó một tuần đã diễn ra rất nhiều hoạt động Trong đó, chuyện “miễn phí” nhiều dịch vụ cho du khách hành hương tại lễ hội đã trở thành nét đẹp của lễ hội Chùa Bà ở tỉnh Bình Dương…

Lễ hội biến tướng, giành giật cướp lộc: Sự dung tục ý niệm dân gian

Linh Chi |

Những năm trở lại đây, những hình ảnh hàng nghìn người chen lấn, giẫm đạp nhau để "cướp lộc" đã trở nên quen thuộc tại các lễ hội đầu xuân năm mới. Đây là một hiện tượng đáng buồn, theo T.S Nguyễn Viết Chức - chuyên gia văn hoá, đây là hiện tượng dung tục lễ hội, dung tục ý niệm dân gian. 

Độc đáo tục lấy đỏ trong đêm

Thanh Tùng |

Đã thành tục lệ, tối 11.1 Âm lịch hàng năm, tại đình làng An Định (Nghĩa Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội), người dân lại tổ chức hội lấy lửa (hay còn gọi là lấy đỏ). Vàng mã được hóa theo tục lệ và người dân lấy lửa đó đem về nhà gọi là “lấy đỏ” đầu năm.

"Chạy sô" chợ Viềng - Phủ Dầy, vạn người bỏ quên nơi linh thiêng nhất

Long Nguyễn |

Đây không hề là bài rao giảng đạo đức nặng lý thuyết. Câu chuyện có thật được PV Báo Lao Động ghi nhận tại khu vực phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) ngay trong đêm diễn ra phiên chợ Viềng, ít nhất 2 năm liên tiếp.

Xem trai tráng mặc váy, tô phấn son nhảy múa giữa lòng Hà Nội

Văn Thắng - Hà Phương |

Mùng 9 tháng Giêng (tức 13.2), người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) tưng bừng mở lễ hội truyền thống. Thanh niên trong làng má phấn môi son giả làm con gái, nhảy múa "Con đĩ đánh bồng" thu hút người xem.

Xem dân làng kéo lửa thổi cơm theo cách cổ xưa giữa lòng thủ đô

Văn Thắng - Hà Phương |

Chạy thi lấy nước bờ sông, kéo lửa nhanh, nấu cơm ngon dẻo... lễ hội thổi cơm thi của làng Thị Cấm (Hà Nội) tổ chức ngày mùng 8 Tháng Giêng đã thu hút hàng nghìn du khách vì sự đặc sắc và độc đáo không nơi đâu có được.

Lễ hội thổi xôi đánh thức mọi giác quan của người tham gia

Thành Trung |

Lễ hội xôi diễn ra tại đình Phú Gia, Tây Hồ, Hà Nội đầy màu sắc, được trình bày đẹp mắt cuốn hút người xem và đánh thức mọi giác quan.

Đội nắng cướp cù cầu mong may mắn

PHÚC ĐẠT |

Từ lâu, hội ném cù truyền thống ở huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã trở thành một nét đẹp truyền thống, thu hút hàng trăm thanh niên trai tráng trong làng cùng đông đảo du khách đến tham gia, cổ vũ.

Chen chúc dâng lễ cầu may ở chợ Viềng - Phủ Dầy lúc nửa đêm

Hà Phương - Tô Thế |

0h ngày 12.2, dòng người đổ về các khu vực phủ, đền thuộc Phủ Dầy (Nam Định) dâng lễ cầu may. Tại phủ chính Tiên Hương, người dân xếp hàng dài để được đi lễ đúng giờ thiêng.

Trẩy hội chùa Hương năm nay có gì lạ?

Thắng Thế Phương |

Lễ hội chùa Hương 2019 là lễ hội lớn nhất trong năm, kéo dài tới 3 tháng với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - Văn minh du lịch".

Lễ hội Cầu Bông ở làng rau trên 500 năm tuổi

HOÀNG VINH |

Ngày 11.2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), làng rau Trà Quế, UBND xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ hội cầu Bông - nghi lễ mở mùa cho một năm mới. 

Bỏ túi kinh nghiệm đi chợ Viềng để "mua may bán rủi" đầu năm

L.C (t/h) |

Diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng, với ý nghĩa "bán rủi mua may", chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) thu hút rất đông khách tham quan từ khắp nơi đổ về dù chỉ họp duy nhất một lần trong năm.