Bút ký - Phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…(Kỳ cuối): “Tiểu Đà Lạt” trên Khe Sanh mù sương

LÂM HƯNG THƠ |

Nếu có ý định đến Khe Sanh và muốn cảm nhận sự khác biệt, hãy đừng ngồi ôtô mà leo lên một chiếc xe môtô. Từ thành phố Đông Hà của tỉnh Quảng Trị, nhắm hướng Quốc lộ 9 mà đi, đi cho đến lúc vượt qua những cung đường với bên này là núi, bên kia là sông Đak Rông, rồi khi gặp cảm giác lành lạnh, mát mẻ của hơi đá chạy rần rần khắp da thịt, là đã đặt chân đến Khe Sanh.

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác… (Kỳ 2): Đắp “vết sẹo” chưa lành trên đỉnh Trường Sơn

LÂM HƯNG THƠ |

Ông Đặng Trọng Vân – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói rằng, sau 50 năm từ ngày giải phóng Khe Sanh, chính quyền đã có rất nhiều cố gắng, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo cho cuộc sống của người dân. Dẫn chứng là những bản làng người đồng bào thiểu số xa xôi, khó khăn từ cơ sở hạ tầng đến kinh tế, xã hội như Cuôi, Cát, Trỉa… phần nào đã có sự thay da đổi thịt. Nhưng thực tế, vẫn còn đó nhiều hoàn cảnh, là những “vết sẹo” chưa khô khén, cần được vun vén…

Khe Sanh bây giờ, một chiến trường khác…

LÂM HƯNG THƠ |

Anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan từ Cần Thơ, hẹn gặp nhà báo Trần Đăng Mậu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị để xin gợi ý… đề tài trước khi lên Khe Sanh.

Trên “lối đi xuyên mơ ước”…

ĐAN TÂM |

Không phải đến tận bây giờ, người ta mới đề cập đến lợi thế con đường số 9 của tỉnh Quảng Trị, tuyến đường huyết mạch thông ra biển Thái Bình Dương của nhiều quốc gia Đông Nam Á mà ngay từ năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Beau đã từng khẳng định: “Chỉ con đường này là thực tế và kinh tế nhất” và “đây là lối đi xuyên mơ ước, cái lỗ hổng lý tưởng dẫn ta vào nội địa xứ Đông Dương”.

Qua nẻo Tân Long

YÊN MÃ SƠN |

Mỗi lần xe đi qua dốc Làng Vây (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), lòng lại nghĩ đến câu thơ của nhà thơ Ngô Kha nửa thế kỷ trước: “Ta sẽ thấy và nhất định thấy/ Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo/ Một thị trấn yêu kiều qua nẻo Làng Vây”. 



Khe Sanh của những người không nhớ tuổi

KHÁNH HƯNG |

Với những cựu chiến binh mang họ Hồ của Bác từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở chiến trường Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) năm xưa, ký ức một thời vẫn vẹn nguyên. Đó có thể là những chuyến luồn rừng chiến đấu, hay việc gùi cõng trọng lượng không tưởng để phục vụ chiến đấu… đều in hằn trong trí nhớ của mỗi người. Nhưng thật lạ, nếu chuyện chiến tranh ai cũng nhớ, cũng kể được, thì với ngày tháng năm sinh của chính mình, họ lại chập chờn với “khoảng”, “hình như”…

Lao Bảo nhớ khổ, thương nghèo

HOÀNG VĂN MINH |

Nhớ khổ thương nghèo là một trong những thuộc tính đáng yêu của con người. Và đó cũng là một phần làm nên lịch sử. Với người Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) bây giờ, họ càng có cớ để mà nhớ, mà thương những ngày đầu từ dưới xuôi gồng gánh, dắt díu nhau lên chốn rừng thiêng nước độc ngày ấy để lập nghiệp.

“Xanh” trên vùng đất chết

TRẦN LƯU |

Nhìn vườn tiêu 50 gốc, vừa hái bói cho thu nhập 300.000 đồng, lão nông Hồ Pả Thiệu mừng như rơi nước mắt: “Đất đã hồi sinh rồi bà con ơi”…

Đất lành Khe Sanh

BÍCH LIÊN |

Những người trẻ tuổi sinh ra sau chiến tranh như chúng tôi vẫn thường tự hỏi: Nơi miền tây của tỉnh Quảng Trị ấy, tại sao lại có một vùng đất mang tên Khe Sanh, tại sao Pháp và Mỹ bằng mọi cách phải chiếm được mảnh đất này, và tại sao Khe Sanh, cả quá khứ và hiện tại, lại được nhắc nhiều đến thế...

Sức khỏe đại ngàn

PHẠM XUÂN DŨNG |

Trong lần đến Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) tôi nhớ câu ca dân gian thuở trước: “Những người lử khử, lừ khừ/ Không ở Đại Từ, cũng ở Võ Nhai” để nhắc lại nỗi ám ảnh sốt rét ở những địa danh ngày xưa được coi là “rừng thiêng, nước độc”. Còn ở Quảng Trị, thời bao cấp thấy ai da tái, môi thâm thì đoán chắc hộ khẩu ở vùng cao Hướng Hóa.

Quảng Trị: Tổ chức chương trình giao lưu “Nghĩa tình Khe Sanh”

HƯNG THƠ |

Tối 17.6, tại thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), chương trình giao lưu “Nghĩa tình Khe Sanh” đã diễn ra.

Vùng biên tự quản và “Kèn A man không thể thổi một mình”

HOÀNG VĂN MINH - HƯNG THƠ |

Biên giới Việt - Lào dọc Quảng Trị những ngày tháng 6. Đã nếm trải đủ cả cảm giác biên cương phên dậu dọc dặm dài đất nước nhưng không ở đâu chúng tôi có được cảm giác bình yên và máu thịt gắn bó như ở chốn này. Sự máu thịt dùng dằng của bên nớ bên ni như một khúc hát của người Vân Kiều ở dọc biên “kèn A man không thể thổi một mình”...

Nữ bác sĩ bén duyên với thôn bản

HÀN THỊ LÊ VÂN |

Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) là mảnh đất của chiến trường xưa, còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Sau ngày đất nước thống nhất, đã có nhiều thanh niên, trí thức, y bác sĩ, giáo viên tình nguyện đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, chịu đựng gian khổ, hy sinh, đem sức trẻ và trí tuệ, nhiệt huyết để giúp người dân học hành, chữa bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Biên cương một buổi

THÁI BÁ LỢI |

Từ cửa khẩu Lao Bảo, theo dọc đường 9 về xuôi chỉ cách vài chục cây số thôi là các địa danh Làng Vây, Tà Cơn, Khe Sanh… trong những năm chiến tranh chống Mỹ nổi tiếng thế giới. Năm 1967, trung đoàn tôi đánh với quân Mỹ một trận lớn dưới Gio An, ngồi trong hầm chữ A núp pháo bầy từ Dốc Miếu, Cồn Tiên, Đầu Mầu, Cam Lộ, điểm cao 241 dội đến cứ nghĩ không biết lúc nào mình mới đến được những nơi này... 

Thông báo mới về cuộc thi Bút ký - phóng sự 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

BLĐ |

Ban tổ chức cuộc thi "Bút ký - Phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh" (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trên Lao Động Online trân trọng thông báo: Thời hạn cuối cùng nhận tác phẩm dự thi là 20.6.2018, thay cho thời hạn cũ là 10.6.2018.