Bút ký - Phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khe Sanh: Đã thấy bóng dáng của một “huyện miền núi kiểu mẫu”

NHÓM PV thực hiện |

Trả lời phỏng vấn báo Lao Động trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khe Sanh, ông Đặng Trọng Vân – Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) khẳng định: “Sinh thời, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng kỳ vọng làm sao để xây dựng Hướng Hóa thành một đô thị miền núi kiểu mẫu của cả nước. Và sau 50 năm xây dựng phát triển, đến thời điểm này có thể tự hào nói rằng, đã thấy được bóng dáng của một đô thị kiểu mẫu ở Hướng Hóa…”.

Trao giải cuộc thi Phóng sự-bút kí về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

NHÓM PV |

Sáng nay (7.7), tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), diễn ra Lễ trao giải cuộc thi “Phóng sự-bút kí về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh do Báo Lao Động phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa tổ chức.

Trao giải cuộc thi Phóng sự - Bút ký kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Khe Sanh: Niềm tin vững bước tới tương lai

HƯNG THƠ - QUANG ĐẠI |

Sáng nay (7.7), tại thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa-Quảng Trị), diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi Phóng sự - Bút ký kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Khe Sanh do Báo Lao Động và UBND huyện Hướng Hóa tổ chức. Cuộc thi đã thu hút đông đảo các cây bút trên cả nước, với nhiều tác phẩm có sức lan tỏa, đã tái hiện chân thực một Khe Sanh - Hướng Hóa anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong hòa bình, xây dựng quê hương.

Lần đầu lên Khe Sanh

HỒ SỸ BÌNH |

Một buổi tối cách đây gần 15 năm, đang ngồi với nhau trong vườn ở Faifo, Đà Nẵng, nhà văn Hoàng Trọng Dũng mới hỏi: “Lâu ni tình trạng bệnh tình của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường đến đâu rồi?”. Anh Dũng là giám đốc khách sạn Faifo, trước đó lần nào anh Tường vào Đà Nẵng, anh Dũng rất quý mến đều mời về Faifo ở lại và “cúc cung phục vụ”.

Khe Sanh - nửa thế kỷ hòa bình

PHẠM XUÂN DŨNG |

Vậy là cuộc thi bút ký, phóng sự do Báo Lao Động phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khe Sanh 9.7.1968 - 9.7.2018 vừa mới khép lại và tập sách “Khe Sanh - Nửa thế kỷ hòa bình” ghi nhận thành quả đã kịp ra đời với 50 tác phẩm báo chí chọn lọc.

Cô gái Pa Cô đi tải đạn

QUANG ĐẠI - CÔNG SANG |

Lục lọi mãi, mẹ Hồ Kăn Choong (khóm 6, thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị) mới tìm ra được kỷ vật từ chiến trường Khe Sanh. Mẹ xòe ra 10 chiếc kim bằng bạc, dài ngắn khác nhau, cười hiền: “Đây là y cụ mẹ đã giúp rất nhiều đồng đội thoát lưỡi hãi tử thần trong chiến tranh”.

Truyền thống anh hùng và tiếng còi tàu rộn rã

DƯƠNG ÁNH HỒNG |

Ngược dòng chảy của thời gian, lật mở từng trang lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa mới thấy sự kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất mà cha ông để lại như những viên ngọc lấp lánh tỏa sáng với giá trị to lớn cho nhiều thế hệ nối tiếp nhau.

11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi viết về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh

VP BTB |

Ngày 4.7, Ban tổ chức cuộc thi “Bút ký, phóng sự về 50 năm Chiến thắng Khe Sanh” cho biết, hội đồng giám khảo cuộc thi đã thống nhất lựa chọn 11 tác phẩm đoạt giải, và sẽ tổ chức trao giải vào ngày 7.7.

Những người thắp lửa thầm lặng

THỦY LÂM |

Để làm nên một Khe Sanh hôm nay, có rất nhiều người đã được vinh danh, những người được coi là thắp lửa cho Khe Sanh rực sáng. Họ là những người lính đã bỏ lại một phần máu xương trên chiến trường cho đất này nở hoa, là những nhà lãnh đạo với những quyết sách quan trọng tạo nguồn lực cho Khe Sanh phát triển, họ là những doanh nhân thành đạt có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương… 

Hướng Hóa, cuộc đổi đời dù đá nát vàng phai

HOÀNG CÔNG DANH |

Ở bất cứ đâu trên mảnh đất Hướng Hóa cũng có thể nhìn thấy núi, núi ở tầm xa, và núi ngay ở trước mặt. Thì như cái ụ đất chỗ nhà Nguyên tôi vẫn gọi là núi, một hòn núi ở trên một dãy núi đã bị ý chí con người san phẳng.

Máu đỏ và rừng xanh

HOÀNG HẢI LÂM |

3 ngày liên tiếp, mưa rơi trên đỉnh Sa Mù. Địa điểm km37+7 đặc sương, đặc gió, đặc mây. Trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) lấp ló trong sương. Tầm 20 mét đã không thấy mặt người. Mọi người nhận diện bằng tiếng nói, chúng tôi thì mịt mù trong khu rừng ủ sương, cứ âm âm u u cả một mảng, đôi lúc rợn người khi đi qua một đoạn dốc. Nhìn xuống dưới thung sâu cứ nghĩ mình rớt trong tưởng tượng.

Người đem càphê Khe Sanh đến trời Tây

QUANG HIỂN |

Nhấp một ngụm càphê, anh có thể nói được đó là càphê giống gì, trồng ở đâu, có pha chế hay không, rang, xay đã đúng độ chưa, thu hái đã chín chưa... Anh có thể nói say sưa cả ngày về càphê mà không sợ cạn “vốn” kiến thức. Người hiểu, và “say” càphê đến độ ấy là Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đại Lộc (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

Doan Thương ở Ka Tăng

ĐẮC THÀNH - ĐỨC NGHĨA |

Vùng đất biên ải này ngày đầu lập nghiệp đã “đãi” chị bằng những trận sốt rét rừng, những ngày đói triền miên, những hình ảnh chết chóc khiếp đảm do bom mìn sót lại gây nên. Nhưng cũng tại chốn này, chị mới thấm thía được thế nào là sự sẻ chia, tình người trong lúc khốn khó.

Ký ức Khe Sanh

TRẦN ĐỨC CHÍNH |

Cách đây 50 năm có lẻ, tôi là phóng viên đầu tiên của báo Lao Động đạp xe từ Hà Nội vào Vĩ tuyến 17. Một mình lẽo đẽo trên con đường số 1 nắng chang chang. Đi đường gặp gì ăn nấy tới chỗ hoang vắng thì tự nấu cơm bằng hộp đựng sữa Liên Xô, hái nắm lá rau tàu bay nấu canh, xong bữa. Gặp nhà dân ngủ nhờ, nằm đâu cũng ngủ được.

Phát triển nông nghiệp phải biết tôn trọng tính bản địa

HOÀNG VĂN MINH – HƯNG THƠ (thực hiện) |

Gặp nhiều, nhưng lâu lắm mới có một giám đốc sở mang lại cho chúng tôi những xúc cảm xúc thú vị khi trò chuyện.