eMagazine

Đi qua mùa hạn mặn

NHÓM PV |

Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cao điểm mùa khô năm 2024 trong bối cảnh thiếu nước ngọt, hạn hán, sụp, sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Đi dọc các tỉnh ven biển miền Tây từ Bến Tre đến Cà Mau, những ngày này, nước ngọt đã được xem là nhu cầu xa xỉ. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh đồng lúa khát nước, những vườn cây ăn trái héo lá, mùa hạn mặn năm nay đã lóe lên những mô hình sống khỏe từ sự kịp thời thích nghi, chuyển đổi của cư dân vùng đồng bằng châu thổ...

Hiệu quả chương trình bình ổn thị trường trong việc kiểm soát giá ở TPHCM

NGỌC LÊ |

Lượng hàng hoá và doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM luôn chiếm tỉ lệ lớn, việc này đã giúp thành phố chủ động kiểm soát thị trường, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa.

Phương án nào để xử lý những DN trây ỳ không đóng BHXH cho người lao động?

NHÓM PV |

Với người lao động, làm việc không chỉ là đóng góp công sức, mà còn để có đồng lương trang trải cuộc sống hằng ngày, là tuổi già có thể trông chờ vào lương hưu. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHXH, BHTN, BHYT) diễn ra ngày càng phức tạp với số tiền chậm đóng lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng, dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đã dừng cuộc hôn nhân của mình

Hào Hoa |

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, Thanh Hương cho biết, đây là lần đầu tiên nữ diễn viên chia sẻ việc ly hôn bởi đã đi qua quãng thời gian đủ dài để tĩnh tâm, sẵn sàng đối diện.

Hoa hậu Tiểu Vy: Phim 500 tỉ của Trấn Thành không phải là bước ngoặt thay đổi đời tôi

Anh Trang (thực hiện) |

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), Hoa hậu Tiểu Vy mong muốn phụ nữ luôn xinh đẹp, khỏe mạnh, được yêu thương và hạnh phúc suốt 365 ngày.

Toàn cảnh vụ "chảy máu" hơn 62 hecta đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM

Huân Cao |

Theo quy hoạch, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất 62,37 hecta, dành để xây nhà phục vụ cho chuyên gia thuê ở. Tuy nhiên, quỹ đất công này có nguy cơ bị "chảy máu", để cho tư nhân trục lợi.

Một Sài Gòn ấm tình người, tương thân tương ái giữa cuộc chiến COVID-19

Nhóm PV |

Khi dịch bệnh gây nên khó khăn cho biết bao số phận thì đó cũng là lúc tinh thần đùm bọc, đoàn kết của 2 chữ "đồng bào" càng được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết ở từng ngõ ngách của Sài Gòn. Trong những ngày dịch bệnh bùng phát, nhiều nhóm thiện nguyện cũng như cá nhân đã chủ động đứng ra đóng góp sức mình bằng nhiều hình thức để hỗ trợ, chăm lo cho nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn vượt qua giai đoạn khó khăn trong đại dịch.

Người dân chặn xe vào Hoà Phát - Lời hứa của ông Chủ tịch - Và cột mốc 1.10

Nguyễn Hà - Cát Tường - Thanh Chung |

Người dân quanh khu vực nhà máy thép Hoà Phát - Dung Quất, Quảng Ngãi đã không còn dựng lều, chặn xe ra vào nhà máy sau buổi gặp gỡ và lời xin lỗi của ông Chủ tịch tỉnh. Nhưng vẫn còn tới 3 tháng để đến cột mốc 1.10 - Thời điểm xây dựng khu tái định cư cho người dân.

Dịch COVID-19 chưa hết chưa buông, hẹn ngày bình an trở về

Nhóm PV |

Thấm thoát thoi đưa, đất nước đã trải qua hai mùa hè rực lửa nơi chiến trường không tiếng súng - chiến trường của những "chiến sĩ áo trắng" đang ngày đêm chiến đấu chống lại COVID-19 bằng ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm. Trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của lực lượng điều dưỡng không quản ngại gian khó, thực hiện "mệnh lệnh từ trái tim" trong công tác chăm sóc người bệnh. Tất cả đều mong, dập được dịch, trả lại cuộc sống bình yên vốn có cho nhân dân.

Độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: "Miếng bánh ngon" không dễ chia

Nhóm PV |

Nếu như ở Việt Nam, “miếng bánh ngon” chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị đang độc quyền nắm giữ thì ở một số nước trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển mạch ở các cấp độ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Ấn Độ hiện có nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như BANCS, MITR, Cashnet, CashTree… Tại Philippines có BancNet và Expressnet… Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết, là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa này phải kèm theo các điều kiện và được kiểm soát.

Báo chí thời COVID-19 cần một tòa soạn hội tụ đa phương tiện, chuyển đổi số

Hà Phương |

Báo chí thời COVID-19 cần một tòa soạn hội tụ đa phương tiện, chuyển đổi số để tiếp cận độc giả

Bài 5: Dẹp yên những cơn sốt đất - Nhà nước phải "ra tay"

NHÓM PV |

Sau những cơn sốt đất, nhà đầu tư, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”. Đa số người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Chính việc đất tăng giá đã gây không ít lo ngại cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước. Các chuyên gia nhận định, nếu không sớm có giải pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược thu hút đầu tư của cả nước. Hệ lụy sau những cơn sốt đất còn rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương và bản thân những nhà đầu tư sa lầy trong cơn sốt đất.

Toàn cảnh vụ dồn thửa đổi ruộng tại Vĩnh Phúc: Từ nỗi khổ người dân

Phan Anh - Minh Ánh |

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách thiết thực, giúp người dân tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trong đó, Kế hoạch 256 về việc dồn thửa đổi ruộng đã mang lại nhiều lợi ích, trực tiếp hỗ trợ quá trình canh tác của người dân. Tuy nhiên, việc triển khai tại một số địa phương không đồng bộ, máy móc, đẩy người dân vào tình thế có ruộng không được làm. Thêm vào đó việc thiếu minh bạch trong công tác quản lý của một số cán bộ đã khiến người dân bức xúc.

Khai thác đất trái phép tại Vĩnh Phúc: Bịt "lỗ hổng" để tránh lãng phí

NHÓM PV |

Từ thông tin của bạn đọc phản ánh về tình trạng “đất tặc” hoành hành ở Vĩnh Phúc, PV Báo Lao Động đã vào cuộc điều tra. Hơn 6 tháng qua, khi thực hiện loạt bài, phóng viên đã tận thấy sự chịu đựng và nỗi khổ của người dân trước nạn "đất tặc".

Bài 4: Lật tẩy chiêu trò sau những cơn sốt đất ảo

NHÓM PV |

Kịch bản cũ, nạn nhân mới là những chiêu bài “xưa như trái đất” được lặp đi lặp lại. Ấy vậy mà vẫn có nhiều người sập bẫy. Theo các chuyên gia về bất động sản, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các đợt sốt đất, sốt giá nhà, sốt giá đất nền trong thời gian vừa qua. Trong đó chủ yếu là giới "đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương" thực hiện các thủ đoạn tung tin đồn thổi, làm giá - thổi giá.

Bài 3: Bán tháo để cắt lỗ, trơ trọi những bãi đất bỏ hoang

NHÓM PV |

Người muốn bán không bán được, người mua với không tới là hiện tượng rất phổ biến khi những cơn sốt đất đi qua. Cơn sốt đất được kiềm chế để lại nhiều trạng thái đan xen, có những nhà đầu tư thắng đậm, nhưng không ít người bị bỏ lại vì không "thoát được hàng". Đáng nói, sau những cơn sốt đất là hàng loạt dãy nhà không người ở, bãi đất trống bỏ hoang.

Cơ chế chuyển mạch tài chính Quốc gia đã sẵn sàng vẫn chờ cấp phép

Nhóm PV |

Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Đây được ví như chiếc cầu nối liên thông việc chuyển tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, hoặc giữa ngân hàng với đại lý bán hàng... Dù muốn hay không, việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị “đơn thương độc mã” trong dịch vụ này cũng được hiểu rằng có “độc quyền” - đồng nghĩa với việc tự quyết định giá, chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng của công nghệ… dẫu có thế nào cũng không có lựa chọn thứ hai. Quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, một khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chúng ta hoàn toàn không có phương án dự phòng nào, rủi ro ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia là điều cần cảnh báo.

Bài 2: “Khóc ròng” vì ôm vùng đất hoang được nâng giá lên bạc tỉ

NHÓM PV |

“Họp chợ” bất động sản ngay giữa cánh đồng, từng đoàn xe nối đuôi nhau đi xem đất, giá đất tăng lên từng giờ… đó là trước kia. Những vùng đất bỏ hoang bỗng chốc trở thành “mỏ vàng” vì cơn sốt đất ảo. Hàng trăm nhà đầu tư đổ xô đi mua và không ít người khóc ròng khi cơn sốt đất qua đi.

Sốt đất ảo: Ngăn chặn đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất

NHÓM PV |

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2021 đã chứng kiến những cơn "nhảy múa" của giá đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Giá đất nhiều nơi tăng mạnh, có khi tăng đến 200%. Có người phải thốt lên rằng “sốt điên đảo”. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các bộ ngành hiện tượng sốt đất đang có xu hướng giảm.

Tuy vậy, hệ lụy sau những cơn sốt đất vẫn hiện hữu. Nhà đầu tư, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”. Những khu đất bỏ hoang, hàng ngàn ngôi nhà không người ở… được nâng giá trị gấp 10-20 lần. Nhà đầu tư ôm tài sản bạc tỉ muốn bán nhưng không ai mua. Còn người dân thì mất đất canh tác, mất nơi cư trú. Người có thu nhập thấp khép lại cơ hội có thể sở hữu đất nền.

Hệ luỵ này cũng rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương, phá vỡ quy hoạch gây mất an ninh trật tự xã hội. Vì thế, cần thiết có những giải pháp ngăn chặn đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất.

Thông tin trước trận đấu Việt Nam gặp UAE vòng loại World Cup 2022

Tuấn Anh |

Đội tuyển Việt Nam sẽ gặp UAE trong trận cuối bảng G để xác định tấm vé dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022, trận đấu diễn ra lúc 23h45 ngày 15.6.