Lao Động
Lao Động eMagazine

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo
Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

“VIỆC CHO PHÉP DUY NHẤT MỘT CÔNG TY “ĐỘC QUYỀN” THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LÀ HẠN CHẾ CHO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO. BÂY GIỜ ĐÃ LÀ THỜI ĐIỂM CHÍN MUỒI ĐỂ ĐẨY MẠNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, PHÁT TRIỂN MOBILE MONEY, BÙNG NỔ VỀ FINTECH…, CẦN MỞ RA CHO NHỮNG CÔNG TY CÓ ĐỦ TIỀM LỰC CÔNG NGHỆ ĐỂ ĐỔI MỚI, TĂNG TÍNH CẠNH TRANH, GIẢM PHÍ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG”, MỘT CHUYÊN GIA NHẬN ĐỊNH. THẾ NHƯNG, CHO TỚI LÚC NÀY, CHƯA CÓ MỘT SỰ THAY ĐỔI NÀO ĐƯỢC CHÍNH THỨC ĐƯA RA.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22.01.2020 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, phá bỏ thế độc quyền trong lĩnh vực này chính là hướng tới thị trường cạnh tranh, chất lượng dịch vụ nâng lên, phí giao dịch ngày càng giảm. Bộ Thông tin & Truyền thông cũng nhận định, các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện cả về nhân lực, vật lực, trí lực và hệ thống bán hàng để tham gia cung cấp dịch vụ thì “Người trong cuộc” – Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam NAPAS cho rằng:

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

“Làm thanh toán là khó, xảy ra lỗi là mất tiền, mà số tiền có thể rất lớn. Việc đền tiền là một chuyện nhưng để ảnh hưởng đến người khác thì hậu quả kinh khủng”, ông Nguyễn Quang Minh - Phó Tổng giám đốc NAPAS bắt đầu câu chuyện với phóng viên.

Theo ông Nguyễn Quang Minh, thanh toán không chỉ là chuyển một gói tin từ điểm A đến điểm B, mà còn là câu chuyện đảm bảo tính thanh khoản của các thành viên trong hệ thống. Đòi hỏi chính xác tuyệt đối về số liệu. Ví dụ, viễn thông khi đối soát giữa hai nhà mạng cho phép có sai số ở mức độ nào đấy, nhưng đối với nghề thanh toán phải chính xác tuyệt đối.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

“Việc của NAPAS, thứ nhất là đảm bảo thông suốt mấy triệu giao dịch một ngày. Thứ hai, đảm bảo thanh khoản. Với vai trò trung gian, chúng tôi phải đứng ra kiểm soát giao dịch của thành viên. Hệ thống kĩ thuật chẳng may xảy ra lỗi chưa gặp bao giờ. Ví dụ, lỗi kĩ thuật dẫn tới chi trả đúp số tiền, lệnh bị nhân bản lên 2-3 lần. Chính vì vậy, cần đối soát để đảm bảo chính xác tuyệt đối. Vì vậy hệ thống thanh toán khó ở nghiệp vụ chứ không phải câu chuyện kĩ thuật”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, ở Việt Nam, chưa có quỹ dự phòng rủi ro đối với đơn vị chuyển mạch. Ở Nhật, đã có quỹ dự phòng rủi ro và đã phải dùng quỹ này 1 lần. Quỹ rủi ro này do tất cả các ngân hàng thành viên đóng góp để sử dụng trong các trường hợp rủi ro và khi một ngân hàng trong hệ thống mất thanh khoản. Nếu tình huống này xảy ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, có khả năng dừng giao dịch và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

“Câu chuyện thanh khoản của ngân hàng không phải lúc nào cũng tốt. Giả sử một ngân hàng cuối ngày cần phải thanh toán 1000 tỉ đồng, nhưng số tiền kí quỹ của họ chỉ là 500 tỉ đồng. Các ngân hàng phải vay mượn tiền lẫn nhau qua đêm qua lãi suất liên ngân hàng. Nhưng câu chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nếu chẳng may một ngân hàng xảy ra mất thanh khoản, NAPAS với vai trò ở giữa buộc phải dừng cho khách hàng thực hiện giao dịch”, ông Minh nói.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Trả lời câu hỏi của phóng viên, vậy các ví điện tử thực hiện chuyển tiền hiện nay thực hiện bù trừ điện tử ra sao? Ông Nguyễn Quang Minh cho biết: “Các đơn vị đồng thời mở tài khoản ở nhiều ngân hàng có hợp tác, họ tự cân đối ở tài khoản các ngân hàng với nhau. Họ lách sang hình thức khác”.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Theo lời ông Nguyễn Quang Minh tự đánh giá NAPAS hiện sử dụng hệ thống theo thông lệ quốc tế hiện đại nhất, cũng như mô hình chuyển mạch của các quốc gia tiên tiến. NAPAS dự phòng về công suất cho ít nhất 1 năm. Trung bình số lượng giao dịch trong ngày hiện chỉ chiếm 20% năng lực của hệ thống, lúc cao điểm thì khoảng 50% năng lực của hệ thống.

“Giả định có tăng trưởng nóng 100%/năm thì NAPAS hoàn toàn đáp ứng được. Hệ thống chuyển mạch bù trừ của NAPAS được xây dựng theo thiết kế mở, có thể mở rộng theo chiều ngang, có nghĩa là giải pháp không bị hạn chế nếu tăng năng lực của hệ thống như bổ sung phần cứng, băng thông, đường truyền. Giải pháp chuyển mạch mà NAPAS đang dùng là 1 trong những giải pháp hàng đầu thế giới. Nhiều quốc gia cũng đang dùng giải pháp kĩ thuật này, ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ”.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Về các mô hình cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, ông Minh cung cấp một số thông tin về các quốc gia chỉ có một đơn vị đảm nhận như Việt Nam. Tuy nhiên, một số quốc gia trong khu vực như trường hợp “Trung Quốc hiện có 2 công ty chuyển mạch là China Union pay và Wanglian. Tuy nhiên do quy mô thị trường lớn nên câu chuyện hệ thống kỹ thuật của Trung Quốc gấp NAPAS hàng chục lần. Sự ra đời của Wanglian là do các đơn vị fintech và ví điện tử kết nối chéo nhằng nhịt, mất kiểm soát của Ngân hàng Trung ương. Chính vì vậy, Wanglian ra đời phục vụ chuyển mạch qua ví điện tử qua 1 đầu mối duy nhất”.

Mặc dù vậy, theo tìm hiểu của phóng viên, tại khu vực châu Á, không chỉ có Trung Quốc mà một số quốc gia khác cũng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử như Ấn Độ, Indonesia…

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ (đề nghị ẩn danh) cho biết có hai vấn đề lớn cần lưu ý:

“Thứ nhất, sự “độc quyền” của NAPAS hiện nay làm hạn chế đổi mới sáng tạo. Thứ hai, bây giờ đã là thời điểm chín muồi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mobile money, bùng nổ về fintech…”.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Chuyên gia công nghệ nói thêm: “NAPAS hiện đang là đơn vị đứng giữa các ngân hàng, tạo ra cơ chế xử lý giữa các ngân hàng. Tuy nhiên quy trình của NAPAS hoạt động hơi thiếu công nghệ và cần nhiều sự can thiệp của con người. Chính vì vậy khi lỗi xảy ra trên hệ thống, cần tới mất ít nhất 4 ngày làm việc để tra soát giữa các ngân hàng. Như vậy, người chịu thiệt là các khách hàng. Khách hàng chuyển tiền đi rồi nhưng đầu bên kia chưa nhận được, mục đích giao dịch của khách hàng không được hoàn thành, giả sử trong trường hợp khách hàng cần trả nợ gấp, việc trả tiền chậm khiến họ gặp rắc rối lớn. Trường hợp đó khách hàng không thể chuyển tiền lại lần thứ hai vì không dám chắc tiền đó có đến nữa hay không. Đối với khách hàng, đây là một trải nghiệm rất tệ. Nếu áp dụng các giải pháp công nghệ mới, việc tự động hóa nhiều hơn, cùng lắm là vài tiếng có thể tra soát được”.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo
Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Minh thừa nhận hiện NAPAS chưa thể triển khai dịch vụ uỷ quyền tự động trích nợ trong tài khoản. Hiện NAPAS mới đầu tư hệ thống ACH và nhanh thì phải đến năm 2022 mới có thể triển khai.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

“Có thể nói, đối với một hạ tầng thanh toán quốc gia quan trọng như vậy cần phải có hệ thống dự phòng. Đối với các hệ thống quan trọng, mô hình kĩ thuật sẽ theo dạng 2+1 chứ không phải 1 +1 như cách NAPAS đang làm hiện nay. Mô hình 1+1 tức là hai hệ thống cùng chạy song song, khi có sự cố thiên tai, cháy nổ xảy ra, một hệ thống bị hỏng thì hệ thống còn lại sẽ gánh. Nhưng với mô hình 2+1 thì đảm bảo an toàn 2 mô hình cùng chạy, khi sự cố xảy ra, hệ thống thứ 3 lập tức nhảy vào thay cho hệ thống bị lỗi”, chuyên gia công nghệ chỉ ra lợi thế của mình.

Bàn về nguy cơ này, ông Nguyễn Quang Minh cho biết “Khi áp dụng mô hình 1+1, nếu sự cố xảy ra làm tê liệt một hệ thống, trong thời gian ngắn không giải quyết được mà hỏng nốt hệ thống còn lại thì mình chịu. Tôi cũng phải thẳng thắn thừa nhận điều đó. Tuy nhiên trong các quốc gia tham gia vào tổ chức APN (Asian Payment Network – Tổ chức mạng thanh toán châu Á) đa số đều theo mô hình 1+ 1”.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Chuyên gia công nghệ chỉ ra: “Với lợi thế của mình, NAPAS đáng lẽ nên làm tốt câu chuyện kết nối với các đơn vị bán hàng ví dụ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, thanh toán nước, Internet… Hiện nay, mỗi ví điện tử mở ra lại phải tự đi kết nối với từng công ty điện lực, nước… gây lãng phí lớn thời gian và nguồn lực xã hội. Cần có một đơn vị đủ uy tín đứng ra làm nhiệm vụ kết nối và các ví điện tử ra đời chỉ cần kết nối với đơn vị đó. NAPAS hiện nay mới chỉ thực hiện kết nối với một vài đơn vị bán hàng với số lượng còn hạn chế”.

Tuy nhiên, đại diện NAPAS cho rằng việc kết nối ấy thực chất không hề khó khăn và việc đấu nối để chia sẻ “dùng chung” hay “giữ làm của riêng” hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Thực tế chứng minh, thị trường mỗi khi có sự cạnh tranh càng gay gắt thì người tiêu dùng càng được hưởng lợi. Sự cạnh tranh sẽ giúp giảm chi phí cung ứng dịch vụ, nâng tầm cả chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cạnh tranh cũng chính là môi trường tốt nhất cho sự tự hoàn thiện bởi yêu cầu đổi mới sáng tạo đem lại lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho sự phát triển xã hội.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo
Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

XEM THÊM


LĐO | 02/07/2021 | 19:15