Lao Động
Lao Động eMagazine

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19
Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Thời điểm này năm ngoái, khái niệm như “phong tỏa”, “đeo khẩu trang bắt buộc” và “giãn cách xã hội” là điều xa lạ. Hiện tại, chúng trở thành một phần ngôn ngữ hàng ngày trong cuộc sống "bình thường mới" khi đại dịch COVID-19 COVID-19 Là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. tác động tới mọi phương diện của cuộc sống.

Thời điểm này năm ngoái, khái niệm như “phong tỏa”, “đeo khẩu trang bắt buộc” và “giãn cách xã hội” là điều xa lạ. Hiện tại, chúng trở thành một phần ngôn ngữ hàng ngày trong cuộc sống "bình thường mới" khi đại dịch COVID-19 tác động tới mọi phương diện của cuộc sống.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19
Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Trong bối cảnh đại dịch, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách đóng cửa, kêu gọi giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, cách ly các ca bệnh, kêu gọi rửa tay, khử trùng và tiến hành bảo vệ với những nhóm đối tượng nguy cấp. Điển hình như Vũ Hán và 3 thành phố khác ở Trung Quốc đặt trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì dịch bệnh bắt đầu từ 23.1 tới tháng 4 nhằm ứng phó với dịch bệnh.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Các biện pháp hạn chế cũng được áp dụng và nới lỏng tùy tình hình dịch bệnh từng nước. Do đó, nhiều nơi trải qua các làn sóng dịch bệnh khác nhau, ví dụ, Delhi, Ấn Độ, công bố ngày 19.12 rằng, thành phố đã vượt qua làn sóng thứ 3 của dịch bệnh. Hong Kong (Trung Quốc), về phần mình, đang trong "làn sóng thứ 4" của đại dịch. Trong khi đó, tại Châu Âu, làn sóng thứ 2 của dịch bệnh đang hoành hành, với cảnh báo về chủng virus mới nguy hiểm lây lan nhanh ở Anh khiến nhiều nước Châu Âu, trong đó có Bỉ, Italia, Hà Lan... ngừng các chuyến bay tới Anh. Đặc phái viên COVID-19 của WHO từng cảnh báo, Châu Âu có khả năng chứng kiến làn sóng thứ 3 vào đầu năm 2021.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng nguy hiểm, vaccine là cơ hội tốt nhất để chấm dứt thảm họa lây nhiễm cho hơn 77 triệu người, cướp đi gần 1,7 triệu sinh mạng và gây tổn hại kinh tế toàn cầu. Các quốc gia đổ hàng tỉ USD vào phát triển công nghệ vaccine mới, thử nghiệm vaccine ở hàng nghìn tình nguyện viên, mở rộng quy mô sản xuất và đưa ra thị trường trong thời gian nhanh kỷ lục.

Sau gần một năm, cuộc đua phát triển vaccine gần đi tới hồi kết với những thành quả có thể nhìn thấy rõ ràng. Hồi tháng 8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn vaccine COVID-19, mang tên Sputnik V. Đến tháng 12, ở Mỹ, vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna có công hiệu giảm 95% lây nhiễm COVID-19 được phê duyệt để dùng khẩn cấp. Theo dõi của Bloomberg về diễn biến của 9 loại vaccine triển vọng nhất trên toàn cầu, có 6 loại vaccine sẵn có cho công chúng, với số lượng hạn chế, ở ít nhất 6 quốc gia.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Theo dữ liệu do Bloomberg thu thập tính tới 20.12, những mũi tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên được trao cho hơn 1,8 triệu người ở 5 quốc gia. Đây là bước khởi đầu của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và là một trong những thách thức hậu cần lớn nhất từng được thực hiện. Cũng theo Bloomberg, 8,20 tỉ liều vaccine được bảo đảm, đủ để cung cấp cho hơn một nửa dân số thế giới (hầu hết các loại vaccine đều tiêm hai liều), nếu các mũi tiêm được phân bổ đồng đều.

Các chiến lược bảo đảm vaccine rất đa dạng, trong đó hàng chục quốc gia sẽ nhận vaccine thông qua Covax, sáng kiến được WHO hỗ trợ để đảm bảo phân phối vaccine công bằng.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Lịch sử sẽ ghi nhớ 2020 là năm đại dịch COVID-19 gây thiệt hại kinh tế và gián đoạn xã hội trên toàn thế giới với tốc độ, quy mô và mức độ nghiêm trọng chỉ có chứng kiến 1 lần trong hàng thế kỷ.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Theo OECD, khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra với vận tải hàng không, toàn bộ ngành hàng không bị ảnh hưởng mạnh. Theo IATA, tháng 4.2020 vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tính theo chỉ số Chỉ số lượng hành khách luân chuyển (RPK) giảm 90% so với cùng kỳ năm trước và vẫn giảm 75% vào tháng 8. Sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế và thương mại khiến vận tải hàng hóa trong tháng 4 năm nay thấp hơn gần 30% so với cùng kỳ năm trước và đến tháng 8 vẫn thấp hơn khoảng 12%. Giao thông thương mại hàng không cũng phục hồi chậm: Tính đến tháng 9.2020, số chuyến bay vẫn thấp hơn 40% so với mức trước khủng hoảng trên toàn cầu.

Đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự chưa từng có, trong 12 tháng qua, đại dịch gây hại nhiều nhất cho người nghèo và người dễ bị tổn thương. Ngân hàng Thế giới cảnh báo, COVID-19 đẩy thêm 88 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực trong năm 2020 và ở kịch bản xấu nhất, con số này có thể lên tới 115 triệu.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Các biện pháp hạn chế được ban hành để kiểm soát sự lây lan của virus cũng như giảm sức ép cho hệ thống y tế đã tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tác động từ đại dịch ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp và việc làm. Trên khắp thế giới, các công ty - đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) ở các nước đang phát triển - đang phải đối mặt với sức ép dữ dội. Khảo sát của Ngân hàng Thế giới và các đối tác từ tháng 5 đến tháng 8 cho thấy, doanh số của các công ty đã giảm một nửa trong bối cảnh khủng hoảng, buộc họ phải giảm giờ làm và tiền lương. Thu nhập gia đình giảm - cho dù là do mất việc làm hoặc vô số các yếu tố khác liên quan đến COVID-19 - sẽ tiếp tục khiến nguồn nhân lực gặp rủi ro.

Vào cao điểm phong tỏa do COVID-19, hơn 160 quốc gia áp dụng một số hình thức đóng cửa trường học với ít nhất 1,5 tỉ trẻ em và thanh thiếu niên. Những ảnh hưởng của COVID-19 với giáo dục có thể được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới, trong đó những trẻ em nghèo nhất trên toàn cầu phải chịu gánh nặng nhất.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Đại dịch năm 2020, hệ quả của nó, theo ABC News, có thể dẫn tới một số điều cơ bản thay đổi. Trong lĩnh vực việc làm, đại dịch giúp xác định công việc có thể giảm hoặc thay thế bằng công nghệ để giảm nguy cơ lây nhiễm mà vẫn duy trì năng suất. Cuộc khảo sát của McKinsey & Company cho thấy, 30-49% người Mỹ dự kiến mua hàng trực tuyến sau COVID-19 nhiều hơn so với trước đại dịch.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Về y tế, bệnh nhân đang tìm kiếm các lựa chọn trị liệu trực tuyến, như đã thấy trong xu hướng tìm kiếm của Google. Năm qua, có sự bùng nổ các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đại dịch hệ quả từ cách ly và trở lại cuộc sống bình thường. So với năm 2019, tỉ lệ trầm cảm và lo lắng tăng hơn 3 lần.

Đại dịch lây lan kỷ lục có sự thúc đẩy từ toàn cầu hóa và đi lại dễ dàng. Các hạn chế đi lại hiện đặc biệt nghiêm ngặt về sức chứa trên máy bay, đeo khẩu trang bắt buộc, khử trùng... Dự kiến, một số giao thức phòng ngừa nhất định có khả năng vẫn áp dụng sau khi đại dịch kết thúc.

Trong bối cảnh đại dịch, các chương trình giảng dạy trực tuyến ngày càng được chấp nhận nhiều hơn. Sau đại dịch, nhiều khả năng những tài nguyên giáo dục trực tuyến sẽ tiếp tục được sử dụng. Diễn đàn Kinh tế Thế giới coi những thay đổi này mang tính toàn cầu và lâu dài.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Về cách thức làm việc, đại dịch buộc các cá nhân và doanh nghiệp toàn thế giới phải chuyển sang làm việc từ xa. Hậu đại dịch, tiếp tục cho phép làm việc tại nhà, các công ty có thể giảm chi phí cơ sở hạ tầng bằng cách cho thuê không gian làm việc nhỏ hơn, đặt trụ sở chính ở những nơi có mức thuế thấp hơn và điều phối lực lượng lao động trên nhiều múi giờ để tối đa hóa quy trình làm việc hàng ngày.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

ASEAN cũng không nằm ngoài vòng xoáy đại dịch COVID-19 nhưng với quy mô, mức độ và tác động không nghiêm trọng bằng nhiều nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, ASEAN đã thực sự linh hoạt và chủ động, thích ứng với các biến động của thời cuộc, đẩy mạnh phục hồi tổng thể, bền vững nền kinh tế.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Nhìn tổng thể toàn bộ năm 2020 trong bối cảnh dại dịch COVID-19 cũng là năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, ASEAN đã thực sự linh hoạt và chủ động, thích ứng với các biến động của thời cuộc. Ngay tử khi mới xảy ra dịch COVID-19, nhờ sự lãnh đạo của Việt Nam, ASEAN đã có thể nhanh chóng thành lập Nhóm công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về những tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào tháng 3 để điều phối phản ứng tập thể và toàn diện của ASEAN đối với đại dịch COVID-19, tiếp đó, Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt về COVID-19 diễn ra dưới hình thức trực tuyến đã được triệu tập kịp thời vào giữa tháng 4.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

ASEAN đã thành lập Quỹ ASEAN ứng phó dịch bệnh COVID-19, hơn 12 triệu USD đã được cam kết cho Quỹ nhằm giúp nâng cao năng lực cho các quốc gia thành viên trong kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh; Kho dự phòng vật tư y tế; Thành lập Trung tâm khu vực ứng phó với các trường hợp y tế khẩn cấp và bệnh dịch mới nổi (AC-PHEED). ASEAN đã thông qua khung chiến lược ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, đặc biệt là Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai, giúp ASEAN tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi bền vững.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Như tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam đã đưa thành công con tàu ASEAN 2020 vượt qua vùng biển động, dông bão dữ dội của đại dịch COVID-19, bị chao đảo bởi tình hình thương mại, kinh tế suy giảm mạnh, cạnh tranh địa chiến lược quốc tế diễn ra gay gắt tại khu vực… qua đó Việt Nam trở thành một chỗ dựa vững chắc, tin cậy trong ASEAN.

Trong bối cảnh dịch bệnh, IMF dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,4% trong năm 2020. Đây là tỉ lệ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới, trong khi tất cả các cường quốc đều lâm vào suy thoái vì đại dịch. IMF cũng nhận định, Việt Nam là 1 trong 4 nền kinh tế thế giới có chỉ số GDP bình quân đầu người tăng trưởng, bên cạnh Đài Loan (Trung Quốc), Ai Cập và Trung Quốc. Trong khi đó, ngân hàng HSBC dự báo trong năm nay, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 2,6%, từ đó tạo đà phát triển để đạt mức 8,1% trong năm 2021.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế và báo chí thế giới đã dành nhiều lời ca ngợi Việt Nam là hình mẫu để học hỏi sau hai lần ứng phó COVID-19 hiệu quả.

Tờ Thời báo Ấn Độ nhấn mạnh, từ ví dụ của Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều: Đại dịch chỉ có thể bị đánh bại bằng cách xét nghiệm tích cực ở ba cấp độ, cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân và các biện pháp phòng ngừa của người dân. IMF nhận định, sự hợp tác của người dân là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Ngay từ giai đoạn đầu, thông tin về virus và chiến lược ứng phó dịch bệnh đã minh bạch. Tạp chí chính trị uy tín Politico của Mỹ đánh giá Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới. Tạp chí Borgen của Mỹ cho rằng dịch COVID-19 "chết yểu" ở Việt Nam, đối lập với diễn biến ở các quốc gia khác trên thế giới như Mỹ hay Châu Âu.

Toàn cảnh thế giới năm COVID-19

LĐO | 25/12/2020 | 10:22