Lao Động
Lao Động eMagazine

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới
Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Quốc hội khoá XIV vừa kết thúc Kỳ họp thứ 10 - một kỳ họp tiếp tục ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Cũng trong nhiệm kỳ khoá XIV, Quốc hội đã chứng kiến nhiều sự đổi mới với những dấu ấn đậm nét, tô thắm thêm truyền thống lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Ngược dòng thời gian, quay trở lại thời điểm tháng 7.2016, khi phát biểu bế mạc Kỳ họp 1, Quốc hội khoá XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh:

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Và trong suốt nhiệm kỳ qua, có thể nói, Quốc hội khoá XIV đã ghi nhiều dấu ấn đậm nét về hoạt động nghị trường trên các phương diện công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước. Quốc hội ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những hoạt động của Quốc hội thông qua các kỳ họp, qua từng năm liên tục được đổi mới một cách mạnh mẽ, đưa hình ảnh của hoạt động nghị trường tới thật gần với người dân. Những vấn đề thực tiễn của cuộc sống cũng được phản ánh, trao đổi một cách kịp thời, thẳng thắn, trách nhiệm trước diễn đàn Quốc hội.

Năm 2019, lần đầu tiên Quốc hội áp dụng công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo trong việc điều hành kỳ họp. Theo đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội thí điểm thực hiện, tất cả file âm thanh được chuyển thành chữ chạy trên màn hình của chủ tọa, giúp cho việc điều hành chính xác hơn. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chính thức việc này. Sự đổi mới này là cách để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong việc xây dựng Quốc hội điện tử.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại kỳ họp này, mỗi đại biểu được cung cấp thiết bị điện tử có cài đặt các phần mềm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có thể xem tài liệu của kỳ họp ở bất kỳ đâu, có thể chuyển đổi từ giọng nói thành văn bản, thuận tiện hơn trong việc tra cứu luật, tìm kiếm thông tin...

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Và đặc biệt, năm 2020, trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, một lần nữa, những dấu ấn của Quốc hội vì dân tiếp tục được thể hiện đậm nét. Trong những phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước Kỳ họp 9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiều lần lưu ý phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng không có nghĩa để mọi việc đình trệ. Công việc vẫn phải thực hiện trôi chảy theo kế hoạch, phải thay đổi phương thức làm việc. Nói là làm, Quốc hội đã thực hiện đổi mới bằng việc lần đầu tiên tổ chức họp trực tuyến.

Đó là những ngày tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo đề nghị của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong phòng, chống dịch cũng như quan tâm đến vấn đề ổn định, khôi phục sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống của người dân. Và đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV vẫn được tiến hành, nhưng theo hình thức mới là họp trực tuyến.

Đây là kỳ họp đánh dấu một điểm nhấn quan trọng trong lịch sử hoạt động của Quốc hội. Lần đầu tiên, kỳ họp Quốc hội được chia thành 2 đợt, họp trực tuyến và họp tập trung. Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội đã ứng dụng công nghệ thông tin để họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp nối thành công của Kỳ họp 9, Kỳ họp 10 cũng tiếp tục duy trì tinh thần này. Kỳ họp một lần nữa khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quốc hội cũng luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân và đất nước.

Nhờ những đổi mới này, đã mang lại hiệu quả rõ rệt, như tiết kiệm thời gian, không gian đi lại. Đồng thời yêu cầu các đại biểu Quốc hội phải sử dụng công nghệ, Nghị trường không cần giấy, góp phần tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: "Nhiệm kỳ khóa XIV này chúng ta luôn luôn suy nghĩ về việc đổi mới hoạt động của Quốc hội, đổi mới này kèm theo dân chủ.

Quốc hội cũng đã rút ngắn thời gian phát biểu nên phần phát biểu của các đại biểu đã đi vào trọng tâm hơn, tránh dài dòng. Các Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời được nhiều câu hỏi hơn, đi vào trực tiếp câu hỏi hơn. Đồng thời, nhiều đại biểu được phát biểu, được tranh luận hơn. Đây là tinh thần rất thẳng thắn, trách nhiệm, dân chủ. Nếu như trước kia là 5 phút hay 7 phút – mỗi buổi như vậy chỉ được 15-20 người, nhưng nay có khi đến mấy chục người có thể phát biểu. Chúng ta mong có được nhiều đại biểu phát biểu chứ không phải chỉ tập trung ở một vài người”.

Dấu ấn đổi mới tiếp theo, theo Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đó chính là nội dung là tranh luận rất rõ, không chỉ đại biểu tranh luận với các thành viên Chính phủ mà các đại biểu Quốc hội tranh luận với nhau. Đó là một tinh thần rất dân chủ. Tại các kỳ họp của Quốc hội khoá XIV, có thể thấy những cuộc chất vấn, tranh luận trên Nghị trường rất sôi nổi, khi cần thiết có thể giơ biển tranh luận ngay.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Cũng theo Tổng thư ký Quốc hội, nhờ áp dụng triệt để công nghệ, nên có thể gửi được cho đại biểu nhiều tài liệu để nghiên cứu, để có nhiều kênh, nhiều tài liệu giúp cho chất lượng bài phát biểu, giúp không khí Nghị trường sôi động hơn. Đó là những đổi mới tuy nhỏ nhưng lại mang lại những ý nghĩa rất lớn.

Liên quan đến công tác giám sát của Quốc hội, từ giám sát việc thực hiện ý kiến cử tri, khóa này cần phải trình bày kết quả giám sát về việc giải quyết ý kiến cử tri trước kỳ họp trước, Quốc hội đã quyết định công bố công khai việc này tại phiên khai mạc. Đó cũng là việc để xem xét đánh giá ý kiến cử tri phản ánh về Quốc hội như vậy thì cơ quan của Chính phủ giải quyết thế nào? Đó cũng chính là dân chủ, công khai, khi người dân được theo dõi, lắng nghe và cùng giám sát.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Một dấu ấn nữa mà Quốc hội khóa XIV đã làm được là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đầy khó khăn, đã tổ chức thành công Đại hội đồng lần thứ 41 Hội đồng Liên nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á (AIPA) dưới hình thức trực tuyến, với chủ đề “Ngoại giao Nghị viện vì một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Điều này đã góp phần khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế.

Lần đầu tiên trong lịch sử 43 năm của AIPA, Đại hội đồng AIPA được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội từ 8-10.9.2020, cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Quốc hội nước chủ nhà Việt Nam và các nghị viện thành viên AIPA khắc phục khó khăn, củng cố đoàn kết và hợp tác trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới
Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

So với 3 kỳ đại hội đồng lần trước, lần này đã tổ chức được cuộc họp của Ủy ban Chính trị và thông qua được 6 Nghị quyết. Đặc biệt sáng kiến của Quốc hội Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA được các đại biểu đồng thuận cao và được đánh giá là nhân tố mới trong kỳ đại hội đồng lần này, là dấu ấn lịch sử quan trọng trong việc hình thành cơ chế hội nghị dành cho các nghị sĩ trẻ AIPA. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, Đại hội đồng AIPA 41 là điểm nhấn quan trọng khép lại Năm Chủ tịch AIPA 2020 thành công rất tốt đẹp. Đây cũng là hoạt động quan trọng trong công tác đối ngoại của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới
Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, cùng với thành công của các hoạt động đối ngoại quan trọng trong năm 2020 của Việt Nam như Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành công của Đại hội đồng AIPA 41 đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam, của Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế. Các hoạt động trong năm Chủ tịch AIPA 2020 và đặc biệt là Đại hội đồng AIPA 41 cũng là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội Nhiệm kỳ Khóa XIV.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Đánh giá về những điểm đổi mới của Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP.Hà Nội) bày tỏ sự ấn tượng với những thay đổi, cập nhật ứng dụng công nghệ trong các kỳ họp của Quốc hội khoá XIV. Qua từng năm, việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng Quốc hội điện tử ngày càng rõ nét. Đặc biệt, trong hoạt động của Quốc hội có nhiều nét đổi mới. Các kỳ họp ngày càng chất lượng, đảm bảo hoàn thành các nội dung, chương trình đề ra. Trong những kỳ họp gần đây, chất lượng thảo luận, tranh luận rất sôi nổi.

Tại kỳ họp 10 - kỳ họp áp chót của nhiệm kỳ khoá XIV, Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, những nội dung trao đổi được tập trung, ý kiến trao đổi của các đại biểu thẳng thắn, đặc biệt các nội dung chất vấn rất rộng nhưng đã bao quát toàn bộ quá trình 5 năm của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Đây là kỳ họp không chỉ tiếp nối được không khí đổi mới, thẳng thắn của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV mà còn thực sự là kỳ họp mang không khí hỗ trợ, hợp tác rất tốt để Chính phủ hoàn thành các mục tiêu điều hành, phát triển kinh tế - xã hội.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho hay, nhìn chung các kỳ họp trong nhiệm kỳ khoá XIV đều đã mang được những hơi thở từ thực tiễn cuộc sống vào tới Nghị trường Quốc hội. Mỗi kỳ họp đều thông qua được một số lượng lớn các Luật, Nghị quyết rất kịp thời đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Rất nhiều vấn đề thời sự, vấn đề thực tiễn được đặt ra và được đại biểu tranh luận sôi nổi tại các phiên thảo luận. Trước khi đưa những vấn đề này ra bàn, Thường vụ Quốc hội cũng rất thận trọng, đại biểu cũng tranh luận quyết liệt. Đại biểu đã thể hiện trách nhiệm, trí tuệ của mình, truyền tải nguyện vọng của cử tri đến nghị trường.

Trong phần thảo luận về kinh tế-xã hội, phần chất vấn và trả lời chất vấn, các Bộ trưởng đã rất thẳng thắn, tranh luận đầy tính thuyết phục và cách thức như vậy khiến phiên họp đem lại được chất lượng. Tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, lần đầu tiên Quốc hội tiến hành chất vấn 2 lần với tất cả các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội (còn gọi là chất vấn tổng thể).

Điều hay nhất là sự tranh luận, trao đổi và giải trình của các thành viên Chính phủ và các bộ trưởng. Chúng ta thảo luận nhưng có tính chất đi đến cùng, đánh giá đến cùng, rút ra được những nhận xét đến cùng. Thông qua thảo luận như vậy chúng ta thấy được toàn thể bức tranh đất nước, thấy được tác động khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển đất nước để đưa ra những giải pháp, kiến nghị, khắc phục hạn chế vì chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Kỳ 2: Dấu ấn của đổi mới

PGS.TS Ngô Thành Can (Học viện Hành chính Quốc gia) cho rằng: Trong nhiệm kỳ khoá XIV, hoạt động của Quốc hội khá thành công trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, chất vấn. Có thể nói, các kỳ họp của Quốc hội khoá XIV đã đưa ra bàn thảo nhiều vấn đề xã hội quan tâm, nhiều bất cập của các luật xây dựng trước đó được thảo luận để sửa đổi. Ví dụ như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được thảo luận tại kỳ họp thứ 7 và thông qua ở kỳ họp thứ 8, với nhiều điểm mới như bỏ viên chức suốt đời; cắt giảm các điều kiện, tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ trong bổ nhiệm, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức. Tôi cho đây là những điều tiến bộ.

Các đại biểu Quốc hội đã làm việc hết sức tích cực, để đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển của đất nước. Chất lượng các văn bản pháp luật được ban hành trong những năm qua cũng được nâng lên. Nhiều luật được thông qua với sự đồng thuận cao, đáp ứng được yêu cầu của đất nước.

Ngoài việc xây dựng luật, năm vừa qua Quốc hội còn làm tốt công tác giám sát. Việc giám sát đạt được nhiều kết quả thông qua việc thành lập các đoàn giám sát chuyên sâu, đưa ra kiến nghị rất xác đáng. Công tác giám sát của Quốc hội cũng ngày càng sát với thực tiễn, lựa chọn được những vấn đề xã hội đặt ra. Việc giám sát thể hiện hiệu quả thông qua hoạt động chất vấn tại các kỳ họp. Đây là việc giám sát trực tiếp rất quan trọng về các hoạt động của Chính phủ, mà trực tiếp là các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ có trách nhiệm làm rõ, giải trình trước Quốc hội và cử tri cả nước.

Quốc hội khoá XIV đã để lại nhiều dấu ấn trong quyết tâm đổi mới, quyết liệt nhưng linh hoạt trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Sự quyết tâm này của Quốc hội đã khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quốc hội cũng luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân và đất nước.

LĐO | 29/11/2020 | 09:00