BÀI THI VIẾT “VIỆT NAM - VẺ ĐẸP BẤT TẬN”:

Ngọt ngào bánh cốm

Đinh Thành Trung |

Nói đến nền ẩm thực độc đáo của Hà Nội thì bánh cốm luôn có một chỗ đứng quan trọng. “Cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than, chưa ăn chưa biết thủ đô”, câu giới thiệu của các hướng dẫn viên du lịch đã đủ để thấy bánh cốm Hà Nội ngon thế nào.

Bánh cốm từ lâu đã trở thành đại diện, thành biểu tượng ẩm thực của người Hà Nội. Chiếc bánh nhỏ xinh ấy có truyền thống từ cách đây gần 200 năm, khi cụ Trần Thị Luân, tức Trưởng Ái, người làng Yên Ninh, tổng Yên Thành nghĩ ra cách làm bánh cốm.

Chiếc bánh ra đời là để những người con Hà Nội đi xa vẫn có thể nhớ về quê cha đất tổ khi thưởng thức hương vị cốm, hay những lữ khách phương xa đến Hà Nội được ăn cốm theo cách thuận tiện hơn. Thế là bánh cốm ra đời, rồi phát triển đến ngày nay sau hơn hai thế kỷ không ngừng sáng tạo, cải tiến.

Bánh cốm ăn ngon nhất vào tháng Tám, khi gió mùa thu bắt đầu hiu hiu thổi thì cũng là lúc những hạt cốm Vòng thơm ngon nhất. Cầm chiếc bánh cốm trên tay quả thật không nỡ ăn. Khi bóc lớp vỏ, ruột bánh hiện ra xanh ngắt. Tôi vẫn nhớ như in ngày bé, khi có đám hỏi thì thứ được mong chờ nhất là chiếc bánh cốm. Cầm bánh cắn dè từng miếng nhỏ xíu, rồi đến khi lộ ra nhân bánh, tôi cố gắng ăn thật chậm để lâu hết. Bánh cốm tuổi thơ đong đầy tình yêu thương của cha mẹ, có tiền lại mua vài cái làm quà, thưởng cho con cái. Bánh cốm vẫn là thứ để ăn hương ăn hoa, nhưng hương vị thơm ngon cứ làm người ta muốn ăn hoài, ăn mãi.

 
 Một cửa hàng bánh cốm có truyền thống lâu đời ở Hà Nội. Ảnh: PV

Để làm ra chiếc bánh cốm thơm ngon ấy thật không đơn giản. Hỏi người làm bánh, họ cũng chỉ nói: Không dễ đâu. Cốm già được chọn kỹ để có những hạt chắc, chế biến rồi trộn với nước đem hấp cùng với đường và nước hoa bưởi. Đậu xanh làm nhân phải lựa cẩn thận, hấp chín rồi xay nhuyễn, cho thêm dừa nạo hoặc mứt sen, mứt bí. Bánh cốm phải có hình vuông vức, khi mở ra có hương thơm, ăn vào phải cảm nhận được mùi vị hòa quyện giữa cốm và nhân đậu xanh. Đó mới chính là bánh cốm đích thực của Hà Nội.

Bánh cốm xưa thường chỉ xuất hiện trong các lễ lạt, cưới hỏi của người Hà Nội. Ngày nay vẫn vậy nhưng bánh cốm đã trở thành thứ ăn chơi, làm quà biếu hay đơn giản là thứ để thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè. Đơn giản vì bánh cốm quá ngon, ăn nhiều không ngán. Sự kết hợp giữa cốm hấp dẻo thơm và đậu xanh ngọt ngào đã làm say đắm lòng người.

Tôi nhớ chuyện một anh bạn người Nhật, vốn rất tự hào với nền ẩm thực của quê hương mình, nhưng đã bị thu hút bởi những thức quà độc đáo của Việt Nam. Anh bị ấn tượng bởi sự đơn giản mà tinh tế của món bánh cốm bình dị, đến nỗi mua rất nhiều để ăn và làm quà. Anh nói, bánh cốm khiến anh liên tưởng đến món bánh nấm truyền thống của quê anh, cũng nhờ đôi bàn tay tinh tế và kinh nghiệm mấy trăm năm để món đặc sản này có vị thơm ngon đến không ngờ, tuy vậy việc được ăn một món cốm rất riêng đã khiến người khách phương xa cảm mến nền ẩm thực độc đáo của Hà Nội, cũng như thêm hiểu hơn và yêu quý hơn con người Việt Nam.

 
 Hình ảnh quen thuộc trên đường phố của Hà Nội. Ảnh: PV

Một đặc điểm của bánh cốm, cũng như nhiều thức quà khác là sự cải tiến theo thời gian. Tôi nhớ, độ hai chục năm trước đây thôi, bánh cốm vẫn bị nhiều người chê là ngọt quá, nhưng giờ tôi ăn bánh cốm của nhiều cửa hàng ở Hàng Than thì thấy độ ngọt rất vừa vặn. Những cửa hàng bánh cốm cũng biết cách gia giảm để vị của bánh hợp hơn với khẩu vị của số đông khách hàng. Đó cũng chính là lý do vì sao ẩm thực nước ta lại gây ấn tượng với du khách đến thế.

Như lời nhà văn Thạch Lam viết: “Bánh cốm là một thứ bánh gợi cho ta những kỷ niệm rất nhiều màu”. Câu đó được viết vào thời kỳ đời sống của nhân dân vẫn chưa khấm khá, ai cũng coi bánh cốm là thứ gì đó sang trọng. Nhưng đến bây giờ, bánh cốm vẫn sang đó chứ, và tất nhiên vẫn ngon, thậm chí còn ngon hơn ngày xưa. Kỷ niệm ngọt ngào, ngon lành thuở nhỏ vẫn vẹn nguyên trong mỗi người Hà Nội, khi cầm chiếc bánh cốm trên tay.

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo Lao Động tổ chức, từ ngày 13.10.2017 - 31.5.2018.

Giải thưởng: 2 giải nhất: 20 triệu đồng/giải + chuyến du lịch 4-5 sao trong nước cho 2 người; 2 giải nhì: 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba: 10 triệu đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải; 2 giải cán bộ, nhân viên ngành du lịch viết: 15 triệu đồng/giải và 1 giải bài thi được nhiều người đọc nhất: 10 triệu đồng; 1 giải bài thi được nhiều lượt like/share nhất: 10 triệu đồng.

Thể lệ chi tiết xem trên website laodong.vn.

Bài dự thi xin gửi về:

BTC cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” Báo Lao Động - số 6 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 35330305. Email: dulich@laodong.com.vn.

Đinh Thành Trung
TIN LIÊN QUAN

Hoa mận trái mùa e ấp bên non

Hoàng Huế |

Mộc Châu, bất chấp sương giá, hoa dại tím hồng vẫn nở khắp các sườn đồi, chân núi, trạng nguyên đỏ rực khoe sắc ven đường và những cánh hoa mận trái mùa tinh khôi sắc trắng.

Phượt cùng cỏ và hoa

Nhược Quân |

Cung đường Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) - Đà Lạt dài 140km là cung đường đẹp và cực kỳ quyến rũ. Nhiều bạn trẻ và cả mọi lứa tuổi thích leo lên chiếc xe máy để đi trên cung đường trên. Dẫu chỉ là 140km nhưng những cảm xúc cứ òa tràn trước cảnh đẹp thiên nhiên thực sự làm nao lòng người.

Chộn rộn chợ nổi Cái Răng

Lưu Cẩm Vân |

Chợ nổi Cái Răng nằm trên phụ lưu sông Hậu. Trong Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển giải thích Cái Răng là từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). 

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Hoa mận trái mùa e ấp bên non

Hoàng Huế |

Mộc Châu, bất chấp sương giá, hoa dại tím hồng vẫn nở khắp các sườn đồi, chân núi, trạng nguyên đỏ rực khoe sắc ven đường và những cánh hoa mận trái mùa tinh khôi sắc trắng.

Phượt cùng cỏ và hoa

Nhược Quân |

Cung đường Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) - Đà Lạt dài 140km là cung đường đẹp và cực kỳ quyến rũ. Nhiều bạn trẻ và cả mọi lứa tuổi thích leo lên chiếc xe máy để đi trên cung đường trên. Dẫu chỉ là 140km nhưng những cảm xúc cứ òa tràn trước cảnh đẹp thiên nhiên thực sự làm nao lòng người.

Chộn rộn chợ nổi Cái Răng

Lưu Cẩm Vân |

Chợ nổi Cái Răng nằm trên phụ lưu sông Hậu. Trong Tự vị tiếng nói miền Nam của Vương Hồng Sển giải thích Cái Răng là từ chữ Khmer “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo).