TÁC PHẨM DỰ CUỘC THI VIẾT: “VIỆT NAM - VẺ ĐẸP BẤT TẬN”:

Có một Trường Sa trong lòng núi

Lưu Cẩm Vân |

Mỗi năm, có hàng ngàn du khách chọn Bảo tàng Viện Hải dương học Nha Trang tham quan trong cuộc hành trình du lịch. Họ đã tìm đến khu vực trưng bày xuyên lòng núi phía sau Viện Hải dương học Nha Trang, nơi vẫn thường được gọi là: Trường Sa trong lòng núi. 

Khu bảo tàng độc đáo ấy tính đến năm 2017 là đã trải qua 6 năm hoạt động, mỗi năm lại bổ sung thêm những tư liệu mới.

Tháng 6. 2011, trong sự kiện Festival Biển, Viện Hải dương học Nha Trang đã mở một khu trưng bày mới, nằm trong tổng thể Bảo Tàng Biển của Viện. Đó là khu trưng bày tài nguyên biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa.  Bên cạnh đó, Viện cũng liên tục bổ sung các mẫu vật, các hình ảnh… về hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc ở Biển Đông. Khách bước vào lòng núi ấy và có cảm giác như mình đang hòa cùng những con sóng biển Hoàng Sa - Trường Sa, nhìn tận mắt những con cá, rặng san hô ở biển Tổ quốc.

Khu trưng bày không rộng, tạo cảm giác cho khách bước vào cảm nhận được một vùng biển Tổ quốc với biết bao nhiêu tài nguyên tiềm ẩn, là hình ảnh của những con người đã từng và đang sinh sống ở hai quần đảo này.

 
 Cá ở Trường Sa. 

Trong những cuộc nghiên cứu và thu thập mẫu vật của đội ngũ những nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang, họ đã lưu giữ lại những gì cần thiết. Chính những mẫu vật ấy tạo sự thích thú cho người ghé đến. Đó là mẫu vật con trai khổng lồ dài gần 1m, nặng 145kg ở  biển Trường Sa. Mẫu vật này được thu giữ và bảo quản vào tháng 4.1991. 

Những mẫu vật cá đuối, cá nóc lơn cũng được thu giữ trong những đợt nghiên cứu. Đặc biệt, mẫu vật con cá thu nặng 70 ký, dài 2,4 m. Tất cả được trưng bày để cho khách có thể hình dung ra vùng biển Trường Sa - Hoàng Sa có loại cá gì, san hô gì? Việc tái hiện được đặt trong những bồn nuôi cá nước mặn với lời chú thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hướng dẫn viên cho biết, trong vùng biển Trường Sa, nhiều động vật giáp xác sống cạnh các rặng san hô, nhiều nhất là tôm với các loại tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm sen. Hay các loài cua lạ như cua Nhện, cua Mặt Trời, cua Lửa; các loại cua thân mềm sống trong các vỏ ốc rỗng.

Họ cá mú với nhiều loại có kích cỡ lên tới 2,7 m, riêng ở biển Trường Sa có  46 loại, Đặc biệt loại cá khoang cổ Nemo chỉ sống ở vùng biển Trường Sa, có màu sắc rực rỡ, hình dáng mềm mại được chuộng nuôi làm cảnh. Viện Hải Dương đã đem chúng về gây giống trên 10 ngàn con, một phần thả xuống Vịnh Nha Trang, phần khác xuất khẩu.

Loại cá đuôi có gai là loài phổ biến nhất ở Trường Sa  với 37 loài trong tổng 72 loài có mặt ở Thái Bình Dương. Ở Trường Sa, động vật thân mềm vô cùng đa dạng, gần như không vắng mặt loại ốc nào: Ốc Đụn, Bàn Tay, Ốc Tù Và, mực, bạch tuột… Tại đây có những con ốc Tù Và dài hơn 40cm, làm đồ mỹ nghệ rất đẹp. Trường Sa cũng có thềm san hô phong phú với hàng trăm loài.

 
 Và những rặng san hô tuyệt đẹp.

Tại Phòng trưng bày còn có bản đồ địa hình vùng biển Việt Nam và lân cận, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một số văn bản về quản lý, khảo sát Hoàng Sa như: Lệnh cử người đi Hoàng Sa của quan Bố Án năm 1834; Công dụ thưởng phạt đoàn đo đạc Hoàng Sa của Thủy Sứ Suất đội Phạm Văn Biện, Minh Mạng năm thứ 18 ngày 13.7; Phiên bộ công về việc cung cấp bài gỗ cắm mốc cho đoàn đo đạc Hoàng Sa của đội trưởng Hoàng Hữu Nhật, Minh Mạng năm thứ 17 ngày 12.2; Sắc lệnh ngày 18.8.1941 của Khâm sứ Trung Kỳ cử người ra quản lý đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Vào năm 2011, tại đây đã bổ sung bản đồ Trường Sa ghép từ hạt cà phê (kích thước 3m x 6m), với nhiều họa tiết tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại Việt Nam như trống đồng, chim lạc giống như một chiếu thư do Công ty CP Cà phê Mê Trang trao tặng. Đây là tấm bản đồ Trường Sa lớn nhất ghép bằng hạt cà phê Việt Nam, với nhiều người thực hiện nhất (hơn 200 học sinh, sinh viên...). Tháng 6.2013, Công ty CP Cà phê Mê Trang lại tặng sa bàn đảo Trường Sa Lớn được thiết kế sinh động, chân thực, chính xác ở tỉ lệ 1/400.000, mô hình ngọn hải đăng và cột mốc chủ quyền Trường Sa.

Khu trưng bày Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong lòng núi ở Viện Hải dương học Nha Trang chắc chắn không chỉ là điểm tham quan của du khách cả nước mà còn là nơi trải lòng cùng biển đảo quê hương.

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”

Cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Báo Lao Động tổ chức, từ ngày 13.10.2017 - 31.5.2018.

Giải thưởng: 2 giải nhất: 20 triệu đồng/giải + chuyến du lịch 4-5 sao trong nước cho 2 người; 2 giải nhì: 15 triệu đồng/giải; 3 giải ba: 10 triệu đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải; 2 giải cán bộ, nhân viên ngành du lịch viết: 15 triệu đồng/giải và 1 giải bài thi được nhiều người đọc nhất: 10 triệu đồng; 1 giải bài thi được nhiều lượt like/share nhất: 10 triệu đồng.

Thể lệ chi tiết xem trên website: laodong.vn.

Bài dự thi xin gửi về:

BTC cuộc thi viết “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận” Báo Lao Động - số 6 Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 35330305. Email: dulich@laodong.com.vn.

Lưu Cẩm Vân
TIN LIÊN QUAN

Bài thi viết "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận": Ngất ngây với sông trên biển Tây

Lục Tùng |

Đến với Phú Quốc (Kiên Giang) du khách không chỉ mãn nhãn với bờ cát trắng trải dài bên làn nước xanh trong bao quanh hòn đảo hình trái tim, mà còn ngất ngây giữa bốn bề đại dương mặn chát, lại có đến hai dòng sông nước ngọt. 

Sa Pa - Lần hẹn đầu tiên

Kỳ Vy |

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ/ Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương/ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên). Đi rồi mới thấy không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên dành tình cảm cho quê hương đất nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng bằng những vần thơ sâu lắng, đong đầy cảm xúc như vậy.

Ngắm nhà thờ giữa rừng thông mang phong cách Churu độc đáo

Khương Quỳnh |

Tọa lạc ở một vùng đất cao, nằm giữa rừng thông bạt ngàn của huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, lối kiến trúc mộc mạc và gần gũi, nhà thờ Ka Đơn không chỉ được đánh giá cao về mặt kiến trúc mà còn được xem là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của người dân tộc Churu.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Bài thi viết "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận": Ngất ngây với sông trên biển Tây

Lục Tùng |

Đến với Phú Quốc (Kiên Giang) du khách không chỉ mãn nhãn với bờ cát trắng trải dài bên làn nước xanh trong bao quanh hòn đảo hình trái tim, mà còn ngất ngây giữa bốn bề đại dương mặn chát, lại có đến hai dòng sông nước ngọt. 

Sa Pa - Lần hẹn đầu tiên

Kỳ Vy |

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ/ Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương/ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên). Đi rồi mới thấy không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên dành tình cảm cho quê hương đất nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng bằng những vần thơ sâu lắng, đong đầy cảm xúc như vậy.

Ngắm nhà thờ giữa rừng thông mang phong cách Churu độc đáo

Khương Quỳnh |

Tọa lạc ở một vùng đất cao, nằm giữa rừng thông bạt ngàn của huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, lối kiến trúc mộc mạc và gần gũi, nhà thờ Ka Đơn không chỉ được đánh giá cao về mặt kiến trúc mà còn được xem là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của người dân tộc Churu.