Kinh nghiệm để cây có múi ra trái nghịch mùa

Hoàng Huy |

Xuất khẩu rau đạt 3,5 tỉ USD năm 2017 và kỳ vọng đạt 4 tỉ USD năm 2018 và 10 tỉ USD trong tương lai gần (2020). Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần quy hoạch “vẽ lại bản đồ” cho cây có múi. Đó là chuyện của các nhà quản lý, người trồng ĐBSCL đã tự biết làm cho giá trị vườn cây mình tăng lên bằng việc cho trái nghịch mùa.

Xôn xao mùa nghịch

Thị trường tiêu thụ cây có múi liên tiếp tăng. Ngày nay, với nhu cầu đa dạng thức ăn, thức uống từ… thiên nhiên đã tạo điều kiện cho cây có múi phát triển. Một vài con số thống kế thị trường tiêu thụ trên thế giới về cây có múi khá thú vị. Tiêu thụ cam toàn cầu đạt 71,416 triệu tấn trong năm 2015.

Từ năm 2007 đến 2015, mức tăng trưởng đáng chú ý nhất về tiêu thụ cam đã đạt được ở Trung Quốc (tăng trung bình 11%/năm). Trong 8 năm gần đây, lượng nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc tăng hơn 3 lần lên 3,8 triệu tấn năm 2015.

Trước xu thế này, các nhà vườn Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp… đã tăng cường trồng cây có múi. Đặc biệt là hai loại cam và bưởi. Cây cam sành, cam xoàn đã được tăng diện tích khá lớn tại Hậu Giang, Vĩnh Long. Ông Trần Văn Năm, huyện Châu Thành, Hậu Giang có 2 ha trồng cam sành,  sau khi thu hoạch đã áp dụng kỹ thuật cho cây ra hoa nghịch vụ.

Ông lý giải “mùa nghịch dù cho trái ít hơn, chăm sóc cực hơn, nhưng bù lại giá cao hơn. Có khi cao gấp đôi so với mùa thuận vì vậy lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều”. Gần đây, ông cùng một số người trồng trong vùng nhận thấy cam sành dù có giá trị kinh tế cao (nặng ký) nhưng bảo quản và xuất khẩu khó nên chuyển sang trồng cam xoàn có giá trị kinh tế cao hơn, có khả năng xuất khẩu và ổn định thị trường hơn.

Tại Vĩnh Long, nhà vườn ở Măng Thích cũng bắt đầu bước vào mùa nghịch. Theo các nhà vườn tại đây, ĐBSCL mưa nắng thất thường nên việc để cây có múi ra hoa kết trái nghịch mùa không phải dễ.

Kinh nghiệm của nhà vườn

Các tỉnh ĐBSCL đều có mực thủy cấp cao nên các vườn cây ăn quả ở ĐBSCL nói chung và cây có múi nói riêng đều được trồng trên liếp.

Mức huy động dinh dưỡng của cây bưởi thấp nhất, kế đó là quýt, tiếp theo là chanh và cuối cùng là cam có mức huy động dinh dưỡng cao nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt đấy không lớn nên có thể dùng chung một công thức cho các cây có múi.

Phân hữu cơ và vôi: Khác với nhãn, vải, chôm chôm… cây có múi cần nhiều phân hữu cơ hơn. Nên bón làm 2 lần, lần đầu bón đậm trước mùa mưa và lần 2 bón cuối mùa mưa.

Phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai. Phân dơi rất tốt cho cây có múi vì có hàm lượng kali cao. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn dùng không đúng vì tất cả phân dơi bán trên thị trường chỉ đều khô nhưng chưa hoai nên khi bón vào cây sẽ phân hủy làm cho rễ cây bị “xót”, rụng trái.

Vôi rất cần thiết cho cây có múi, nhất là ĐBSCL vì đất thường bị phèn. Hơn nữa, nếu thiếu vôi thì trái cây bị nứt, da không bóng, tép khô không đều. Đầu mùa mưa cần bón chung với phân hữu cơ với lượng 500 kg/ha.

Lân cũng rất cần thiết, nếu vườn đủ lân thì lá cây mới to, dày có hiệu suất quang hợp tốt. Lân nên sử dụng Lân Đầu trâu 46P+, vì ngoài thành phần như DAP thông thường, phân này có hoạt chất Avail, ngăn cản quá trình cố định lân dễ tiêu thành lân khó tiêu nên rất hiệu quả.

Phân khoáng: Không thể không bón phân khoáng nếu muốn có năng suất cao, mẫu mã đẹp. Đạm là dinh dưỡng cần thiết nhất để tạo nên năng suất, còn kali là dinh dưỡng quyết định cho chất lượng.

Công thức NPK cho cây có múi dùng ở tỷ lệ 1-1-1 hay 2-2-3. Trước đây NPK 15.15.15 (bà con quen gọi là phân 3 số) được nông dân dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu dùng phân 3 số cũng cần gia giảm thêm N hay K, lúc trái đang lớn cần trộn thêm với đạm, trước thu hoạch 2 tháng cần tăng kali.

Nguồn phân đạm nên dùng đạm hạt vàng 46A+, vì phân này có chứa Agrotain chống thất thoát rất tốt nên chỉ cần bón 70% so với urea thông thường.

Đặc biệt, nên dùng phân NPK Đầu trâu 16.16.16, sản phẩm liên doanh giữa Cty CP Phân bón Bình Điền với Cộng hòa Liên bang Nga. Điều đặc biệt kali trong phân này có mặt cả 3 loại, KNO3, K2SO4 và KCl nên cây hấp thu rất tốt, mang lại chất lượng cao hơn so với kali “muối ớt” thông dụng.

Cũng giống như phân 3 số 15-15-15, khi sử dụng phân này ở giai đoạn sau đậu quả cần thêm một ít phân đạm.
Khi bón phân NPK (hay phân khoáng đơn) trong mùa mưa không nên cuốc đất vì rễ bị tổn thương dễ làm rụng trái mà chỉ cần rải trên mặt đất giữa 2 hàng, sau đó dùng xác bã thực vật lấp lại.  

Hoàng Huy
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Những người phụ nữ vất vả mưu sinh mong kiếm đủ tiền về quê ăn Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2023, chợ đầu mối hoa quả Long Biên luôn nhộn nhịp, tấp nập. Tại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ cửu vạn vất vả kéo xe chở hàng chục chuyến hàng. Họ làm đến ngày 30 với mong muốn có đủ tiền về quê ăn Tết, sum họp cùng gia đình.

Bộ Quốc phòng trả lời về tuổi đi nghĩa vụ quân sự trước khi học đại học

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng mới đây đã có trả lời liên quan đến kiến nghị của cử tri về tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.

Chuyện dở khóc, dở cười của những người chăm sóc thú cưng ngày Tết

PHẠM ĐÔNG - THU HIỀN |

Khi Tết đến xuân về, mọi người được quây quần bên gia đình thì những người chăm sóc thú cưng vẫn phải làm luôn chân, quanh quẩn bên những chú chó, mèo. Cũng từ đây đã xuất hiện những câu chuyện thú vị, hài hước và cảm động.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.