Kết nối yêu thương của người thầy cả đời mặc chiếc áo xanh tình nguyện

Phố Nhơn |

“Tôi vừa nghỉ hưu được hơn một tháng, nhưng vẫn bận rộn như ngày nào. Ngẫm lại những gì mình đã làm, âu đó cũng là câu chuyện để tri ân cuộc đời. Câu chuyện còn dài, tôi cũng sẽ lại cố gắng, để tiếp thêm nghị lực cho các em chừng nào mình còn sức”, thầy giáo già Lương Thạch Nghĩa trải lòng.

Kết nối yêu thương, giúp học trò nghèo

37 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người cũng là chừng ấy thời gian thầy Nghĩa làm Tổng phụ trách Đội (Trường THCS Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi). Có lẽ người thầy này là giáo viên làm ở vị trí này lâu nhất cả nước. Khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn, thầy Nghĩa nói đó là vệt thời gian: “Nhìn vào gương thấy mình già đi cũng có nghĩa nhiều thế hệ học sinh của mình lớn lên và thành đạt”.

Thầy Nghĩa đã bước qua tuổi 60 tuổi vậy mà đi đến đâu người ta cũng thấy thầy mặc chiếc áo xanh tình nguyện hòa mình vào lớp trẻ để làm những công việc đem lại niềm vui, làm ấm lòng học trò nghèo. Thầy đi vào trái tim của mọi người một cách rất tự nhiên cũng bởi hình ảnh về một người thầy tận tụy, hết mực yêu thương học trò. Trong lúc trò chuyện với thầy Nghĩa, chúng tôi được chứng kiến nhiều cuộc điện thoại gọi đến nhờ thầy hướng dẫn giúp hồ sơ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, vượt khó. Đó là những mối quan hệ hoàn toàn thông qua trang mạng xã hội với trang cá nhân facebook mang tên Ba Nghĩa.

Trong suy nghĩ của một số người ít am hiểu về công nghệ thông tin, việc lập trang cá nhân chỉ là thú vui chơi, chủ yếu dành cho tuổi teen, còn người lớn tuổi mà suốt ngày chat, like trên trang cá nhân là không bình thường. Riêng thầy Nghĩa lại có quan điểm ngược lại, thầy bảo: “Tôi hiểu được sức mạnh của mạng xã hội và sử dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả”.

Quả vậy, trang Ba Nghĩa của người thầy giáo già này thu hút sự quan tâm của rất nhiều người ở khắp mọi miền trong cả nước. Thầy kết bạn với nhiều người cũng là để kết nối yêu thương giúp học trò nghèo. Cả cuộc đời làm Tổng phụ trách Đội như thầy thì lấy đâu ra tiền để làm từ thiện, thầy chỉ có tấm lòng, chỉ bằng cách xin của người này, đem cho người khác. “Ở đây vẫn còn nhiều em ốm đau và hoàn cảnh khó khăn. Nhiều đêm, tôi trằn trọc không ngủ được, cũng bởi vừa mới biết được hoàn cảnh đáng thương của học trò. Vậy nên tôi lên trang cá nhân để trải lòng mình. Chia sẻ với tôi, nhiều người đã chung tay giúp đỡ những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh”, thầy Nghĩa bộc bạch.

Có hôm nửa đêm, thầy Nghĩa nhận được một cuộc gọi từ TP.HCM. Một cô bé người Quảng Ngãi cầu cứu: “Thầy Ba Nghĩa cứu 2 anh em con bị tai nạn rất nặng, đang ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định”. Thầy Nghĩa chợt nhớ đến một bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vốn là cậu học trò từng được thầy tặng áo trong chương trình hỗ trợ học sinh nghèo 20 năm trước. Ngay lập tức, thầy kết nối với cậu học trò là bác sĩ, kết nối nhóm thiện nguyện Lê Minh Cảnh ở TP.HCM. Nhóm này đã giúp gia đình thanh toán 30 triệu đồng tiền viện phí.

Có những cuộc gọi cầu cứu khiến thầy Nghĩa phải lướt facebook để xin nguồn hỗ trợ. Đó là gia đình bệnh nhân cần cộng đồng mạng hiến máu hiếm cho người bệnh đang cấp cứu tại BVĐK tỉnh Quảng Ngãi. Có em bị ung thư và gia đình khánh kiệt cũng gọi cầu cứu thầy Ba Nghĩa…

Vận động xây nhà cho người nghèo

Trong những năm qua, thầy giáo Nghĩa đã trực tiếp kêu gọi ủng hộ xây dựng được nhiều nhà cho các hộ nghèo, trong đó có những nhà ở tận các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi ngôi nhà được hỗ trợ từ 50 đến 70 triệu đồng, kết hợp với vận động địa phương và người thân. Như giữa năm 2016, thầy đã đến thăm và tặng quà cho gia đình bà Trương Thị Mỹ (53 tuổi, ở huyện Mộ Đức), thấy gia đình khổ quá nên thầy về kết nối mọi người kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ để xây dựng nhà cho bà.

Có những gia đình khó khăn được cộng đồng mạng giới thiệu, được địa phương xác nhận. Nhưng thầy Nghĩa vẫn chưa yên tâm, vẫn phải lân la hàng nước để hỏi thăm gia đình đó thực sự khó khăn như thế nào? Có cách khác để tháo gỡ hay không? Sau khi có kết quả, thầy Nghĩa mới tiến hành kết nối với các nhà hảo tâm. “Tặng túm quà thì dễ, chứ đổ ra làm nhà là chuyện vướng rất nhiều thủ tục nên phải gỡ. Đó là xem đất nhà đã có sổ đỏ chưa? Ai lo vật liệu xây dựng? Gọi thợ xây dựng nào uy tín? Làm nhà cho người nghèo, bao giờ tôi cũng liên hệ với đoàn viên, thanh niên xã và các bạn trên trang cá nhân cùng tham gia để giảm bớt chi phí cho gia đình”, thầy Nghĩa cho biết.

Nói rồi, thầy Nghĩa lấy một cuốn sổ đưa cho chúng tôi xem. Cuốn sổ ghi chép cẩn trọng tên người hỗ trợ, số tiền và chi tiết từng khoản chi mua vật liệu xây dựng ngôi nhà “Nâng cánh ước mơ” cho em Võ Thị Xuân Ngoan (lớp 6C, Trường THCS Đức Phú, huyện Mộ Đức). Thầy bảo, mỗi ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng là một cuốn sổ ghi chép, theo dõi để sau này công khai, tất cả đều có Ủy ban MTTQ Việt Nam ở địa phương đóng dấu làm tin. Nhà của em Ngoan mới khánh thành đầu tháng 8 này, với tổng kinh phí 58 triệu đồng. Cũng là nhờ qua trang cá nhân, thầy kết nối được với người có nickname Lâm Nguyễn cùng với nhiều bạn bè kêu gọi hỗ trợ xây dựng nhà cho em Ngoan.

Kể từ ngày khởi móng, thầy Nghĩa năm lần bảy lượt đến theo dõi, nhắc nhở cánh thợ làm cho chất lượng. Ngày khánh thành nhà, thầy dặn cánh thanh niên mua mấy thùng mì tôm, không chỉ cho mẹ con Ngoan mà cho cả gia đình cậu, dì của Ngoan ở bên cạnh, họ cũng nghèo khổ không kém. Thầy bảo, mình làm vậy để họ vui, vì được quan tâm, không cảm thấy buồn cho phận nghèo.

Bà Nguyễn Thị Thùy Trang - Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Mộ Đức, cho biết: “Tấm lòng của thầy Lương Thạch Nghĩa thật cao cả, tuyệt vời. Thầy là chỗ dựa để các em học trò nghèo khó vươn lên. Bao nhiêu năm qua, thầy vẫn thường trực bên những cô cậu học trò khốn khó. Chúng tôi tri ân và cảm ơn những đóng góp của thầy cho cuộc sống này”.

Theo báo cáo của Trường THCS Đức Thắng, thầy Lương Thạch Nghĩa nhiều năm liền được tặng huy chương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiều năm là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh, Liên đội xuất sắc cấp tỉnh, được Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi công nhận “Giáo viên được học sinh yêu quý nhất”. Thông qua các chương trình “Vui hội Trăng rằm - Tiếp bước đến trường”, “Thắp sáng ước mơ”, “Quà Tết cho em”, “Xuân yêu thương”, “Tiếp sức mùa thi”... mỗi năm có hơn 200 học sinh được thầy Nghĩa giúp đỡ. Thầy cũng đã kết nối để xây dựng “Tủ sách của chúng em” cho 3 trường tiểu học và THCS ở huyện Mộ Đức.

Phố Nhơn
TIN LIÊN QUAN

Bức thư đẫm nước mắt của người bố Azerbaijan có con trai bị ung thư ở Việt Nam

L.Hà |

Thầy giáo Eldaniz- người đến từ nước Cộng hòa Azerbaijan, Eldaniz (Эльданиз) sang Việt Nam dạy học không may mắc ung thư. Ở thời điểm mới phát bệnh, thầy giáo đã được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa. Hiện sức khỏe của thầy giáo đã ổn định.

Giấc mơ của thầy giáo ở Nậm Manh

khánh kiên |

“Tôi chỉ mong mỗi khi trở về với các bản, được thấy cuộc sống bà con khấm khá hơn, được nghe tiếng trẻ ríu ran đến trường, được xem các thiếu nữ nắm tay xòe hoa trong mỗi đêm hội và hơn hết là dưới những nếp nhà đơn sơ sẽ không còn tiếng ru buồn của những thiếu phụ...”. Câu nói của người thầy giáo vùng cao nặng lòng về nạn tảo hôn ấy bị bỏ ngỏ khi anh quay mặt đi với hai tròng mắt đỏ hoe.

Bên trong lớp học đặc biệt của người thầy viết chữ bằng miệng

Hoàng Đông - Sơn Tùng |

Mặc dù khuyết tật nhưng thầy giáo Phùng Văn Trường hàng ngày vẫn cần mẫn gieo chữ cho các em nhỏ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.  

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Bức thư đẫm nước mắt của người bố Azerbaijan có con trai bị ung thư ở Việt Nam

L.Hà |

Thầy giáo Eldaniz- người đến từ nước Cộng hòa Azerbaijan, Eldaniz (Эльданиз) sang Việt Nam dạy học không may mắc ung thư. Ở thời điểm mới phát bệnh, thầy giáo đã được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa. Hiện sức khỏe của thầy giáo đã ổn định.

Giấc mơ của thầy giáo ở Nậm Manh

khánh kiên |

“Tôi chỉ mong mỗi khi trở về với các bản, được thấy cuộc sống bà con khấm khá hơn, được nghe tiếng trẻ ríu ran đến trường, được xem các thiếu nữ nắm tay xòe hoa trong mỗi đêm hội và hơn hết là dưới những nếp nhà đơn sơ sẽ không còn tiếng ru buồn của những thiếu phụ...”. Câu nói của người thầy giáo vùng cao nặng lòng về nạn tảo hôn ấy bị bỏ ngỏ khi anh quay mặt đi với hai tròng mắt đỏ hoe.

Bên trong lớp học đặc biệt của người thầy viết chữ bằng miệng

Hoàng Đông - Sơn Tùng |

Mặc dù khuyết tật nhưng thầy giáo Phùng Văn Trường hàng ngày vẫn cần mẫn gieo chữ cho các em nhỏ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.