Bắt buộc sử dụng gạch không nung: Nhiều công trình bị nứt nẻ

Hưng Thơ |

Sau khi có quy định bắt buộc các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước phải sử dụng gach không nung, tại tỉnh Quảng Trị đã nghiêm túc thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và đưa vào sử dụng, nhiều công trình sử dụng gạch không nung đã xuất hiện vết nứt, tách khối xây. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi đưa vào sử dụng.

Sử dụng gạch không nung là bị nứt

Tại xã Hải Phú của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cuối năm 2016 có 2 công trình vốn ngân sách Nhà nước là Trường THCS Hải Phú và Trạm Y tế Hải Phú được xây dựng. Cả 2 công trình trên đều sử dụng gạch không nung để xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thi công, đều xuất hiện vết nứt và đã được xử lý, trong năm 2017, 2 công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng.

“Dù đã được xử lý, nhưng khi đưa vào sử dụng công trình Trường THCS Hải Phú vẫn có dấu nứt. Cán bộ kỹ thuật nói rằng lâu dài sẽ nứt thêm vì gạch này có độ nén gì đấy. Rút kinh nghiệm, nên công trình Trường Tiểu học Hải Phú phải xin chủ đầu tư chuyển sang gạch nung, và quá trình xây dựng không có sự cố gì” – ông Trương Công Văn – Bí thư xã Hải Phú, thông tin.

Không riêng gì tại xã Hải Phú, mà tại địa bàn huyện Hải Lăng nhiều công trình sử dụng gạch không nung trong quá trình xây dựng có vết nứt. Ông Phạm Đình Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện nói rằng, hiện tại chất lượng của gạch không nung đưa vào xây dựng công trình bị nứt nẻ lớn. “Có dự án làm xong nhà thầu không bàn giao được, không biết là do cấp phối đưa vào của vật liệu này, hay do mác bê tông xây bằng vật liệu gạch đưa qua vật liệu gạch không nung, hay là do nhiệt độ” – ông Lợi, thắc mắc.

Trong tháng 3.2018, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã thành lập đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra, giám sát một số công trình sử dụng vật liệu không nung tại địa bàn TP. Đông Hà (Quảng Trị). Đơn cử, tại công trình sử dụng gạch không nung là Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Trị, đoàn kiểm tra phát hiện nhiều vết nứt, tách khối xây tại các vị trí tiếp giáp trụ-tường, trụ-dầm, một số vết nứt xuất hiện ngay giữa tường…

Chưa kiểm soát được chất lượng gạch không nung!

Từ thông tư quy định sử dụng vật liệu không nung các công trình xây dựng của Bộ Xây dựng và quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngày 30.10.2013 - Sở Xây dựng tỉnh này đã có hướng dẫn sử dụng vật liệu không nung theo lộ trình. Theo đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung 100% từ năm 2014 đối với TP. Đông Hà, sau năm 2015 đối với các khu vực còn lại của tỉnh Quảng Trị.

Theo ông Lê Công Định, hiện trên thế giới chủ yếu sử dụng gạch không nung trong xây dựng, chỉ một số nước ở Đông Nam Á sử dụng gạch nung, trong đó có nước ta. Nói về các công trình đã sử dụng gạch không nung, ông Định cho hay, năm 2016 Sở Xây dựng đi kiểm tra 15 công trình ở TP. Đông Hà, thì 13 công trình bị nứt. Còn ở huyện Hướng Hóa, đi kiểm tra 17 công trình thì có đến 90% công trình sử dụng gạch không nung bị nứt. “1 lý do đưa ra là do công nghệ sản xuất” – ông Định nói.

Hiện tại, ở Quảng Trị có 4 nhà máy sản xuất gạch không nung hoạt động và cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, công nghệ đầu vào bị bỏ lỏng, không quản lý. Tất cả các nhà đầu tư qua Trung Quốc và đặt trực tiếp máy móc. “4 dây chuyền công nghệ (của 4 nhà máy) không phù hợp với gạch không nung, vì vậy sản phẩm làm rất khó” – ông Định, nói.

Trước ý kiến chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp thứ 7, khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Trị về vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị đặt câu hỏi: Vậy chất lượng gạch không nung trên địa bàn Quảng Trị không đảm bảo có đúng không?. “Hiện tại chất lượng gạch không nung chưa kiểm soát được, chứ chưa khẳng định được chất lượng không đảm bảo” – ông Lê Công Định, trả lời.

Ông Nguyễn Văn Hùng yêu cầu, trách nhiệm của Sở Xây dựng là phải kiểm soát chất lượng gạch không nung để quyết định đưa vào sử dụng hay không. “Nếu sản phẩm của nhà đầu tư này không đảm bảo chất lượng thì sử dụng sản phẩm của nhà đầu tư khác” – ông Nguyễn Văn Hùng, nhấn mạnh.

Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.