Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực giảm thiểu nạn đói do xung đột

Hải Anh |

Ngày 21.4, trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc theo thể thức Arria về chủ đề nạn đói và xung đột, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trách nhiệm của các bên xung đột trong việc bảo đảm tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, không sử dụng việc bỏ đói làm công cụ phục vụ mục đích quân sự.

Hệ thống lương thực thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Trong phiên họp do Ireland chủ trì, các báo cáo viên bày tỏ quan ngại về việc số người bị ảnh hưởng bởi xung đột và mất an ninh lương thực đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Các chuyên gia này cho rằng hậu quả của xung đột tại Ukraina đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống lương thực thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia vốn đã bị ảnh hưởng bởi xung đột như Afghanistan, Syria, Yemen, Ethiopia, Somalia và Nam Sudan.

Nhiều nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường cam kết tài trợ cho các chương trình lương thực, cứu trợ nhân đạo; kêu gọi các bên trong xung đột tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo tiếp cận người dân nhanh chóng, không bị cản trở. Nhiều nước cũng khẳng định, phát triển bền vững, chấm dứt và giải quyết xung đột là giải pháp lâu dài, toàn diện để chấm dứt nạn đói trong xung đột. Một số ý kiến kêu gọi Hội đồng Bảo an sớm thiết lập cơ chế Đặc phái viên của Tổng Thư ký về nạn đói và xung đột cũng như đề nghị Tổng Thư ký báo cáo định kỳ về chủ đề này.

Theo website của Liên Hợp Quốc, 2022 được dự báo là năm mất an ninh lương thực nhiều nhất trên toàn cầu. Xung đột khiến hàng triệu người ở nhiều châu lục rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) số người bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực do xung đột và bất ổn là động lực chính đã tăng từ 99 triệu người vào năm 2020 lên 139 triệu người vào năm 2021. Một cơn địa chấn xa hơn nữa là không thể tránh khỏi trong bối cảnh hiện nay.

Cuộc họp theo thể thức Arria ngày 21.4 cho phép các bên tham gia tích cực trong chương trình nghị sự về xung đột và nạn đói, cả trong hệ thống Liên Hợp Quốc và trên thực địa, chia sẻ thông tin cập nhật về các xu hướng toàn cầu đáng báo động về nạn đói do xung đột gây ra đồng thời đề xuất các hành động có thể để phá vỡ chu kỳ mất an ninh lương thực do xung đột.

Cuộc họp cũng tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên tham gia vào các câu hỏi trong Hội đồng Bảo an, tại Ủy ban Xây dựng Hòa bình, trong Hội đồng Kinh tế và Xã hội và ở các diễn đàn khác về tác động lẫn nhau của xung đột và mất an ninh lương thực qua đó chia sẻ hiểu biết về các vấn đề thúc đẩy nạn đói và xung đột.

An ninh lương thực là gốc của an ninh

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ghi nhận hệ thống lương thực thế giới đang ngày càng bị thách thức bởi xung đột, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và thiên tai. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực của các quốc gia và tình hình xung đột ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á.

Đại sứ Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói do xung đột đồng thời hoan nghênh các nỗ lực gần đây của Liên Hợp Quốc, FAO, WFP, các đối tác nhân đạo hỗ trợ người dân tại nhiều địa bàn. Đại sứ khuyến khích Liên Hợp Quốc và các đối tác thúc đẩy các biện pháp xử lý vấn đề giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu gia tăng hiện nay, xử lý các thách thức trong từng tình huống cụ thể, đồng thời tăng cường thông tin, cập nhật về các khu vực nảy sinh hoặc có diễn biến phức tạp về mất an ninh lương thực.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trách nhiệm của các bên xung đột trong việc bảo đảm tôn trọng luật nhân đạo quốc tế, không sử dụng việc bỏ đói làm công cụ phục vụ mục đích quân sự, như đã nêu tại Nghị quyết 2417 và Nghị quyết 2573 mà Việt Nam đã thúc đẩy với sự đồng bảo trợ của tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng, cần thúc đẩy hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực trong việc thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột, qua đó giảm thiểu nguy cơ của nạn đói do xung đột.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam cho biết, ASEAN đã có những hợp tác cụ thể về bảo đảm an ninh lương thực trong những năm qua. Đại sứ nhấn mạnh, Việt Nam coi an ninh lương thực là gốc của an ninh, ổn định, phát triển và sẽ tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức về an ninh lương thực.

Theo Firstpost, tại cuộc họp, bà Sneha Dubey, Bí thư thứ nhất cơ quan ngoại giao Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc cho rằng: "An ninh lương thực không phải là nguyên nhân dẫn đến bạo lực và xung đột vũ trang. Nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bạo lực, tùy thuộc vào trình độ phát triển của một quốc gia và sức mạnh của các thể chế chính trị của quốc gia đó".

Bà Sneha Dubey khẳng định, xung đột vũ trang và khủng bố kết hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, biến động giá lương thực, các cú sốc kinh tế... có thể tàn phá bất kỳ quốc gia mong manh nào, tiếp tục làm xói mòn tăng trưởng kinh tế, do đó làm tăng nguy cơ xảy ra nạn đói. Ấn Độ cho rằng, những thách thức về an ninh lương thực phát sinh từ xung đột Ukraina đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải ứng phó một cách sáng tạo.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Trận chiến Donbass định đoạt kết cục xung đột Nga-Ukraina?

Khánh Minh |

Nga thông báo bắt đầu giai đoạn mới của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina tại Donbass, khẳng định đây là trận chiến rất quan trọng của toàn bộ chiến dịch.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Belarus trao đổi về xung đột Ukraina

Thanh Hà |

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Belarus trao đổi về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có xung đột tại Ukraina.

Bàn giao thiết bị giám sát bảo tồn loài voi, giảm xung đột voi - người

Vũ Long |

Với sự hỗ trợ của các tổ chức thế giới, Việt Nam đang nỗ lực bảo tồn loài voi và triển khai các dự pháp để giảm xung đột voi - người.

Việt Nam kêu gọi đối thoại giải quyết xung đột Nga-Ukraina

Khánh Minh |

Việt Nam quan ngại trước ảnh hưởng của chiến sự tại Ukraina đối với người dân và thông tin về việc nhiều dân thường bị thiệt mạng trong những ngày qua.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Trận chiến Donbass định đoạt kết cục xung đột Nga-Ukraina?

Khánh Minh |

Nga thông báo bắt đầu giai đoạn mới của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina tại Donbass, khẳng định đây là trận chiến rất quan trọng của toàn bộ chiến dịch.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Belarus trao đổi về xung đột Ukraina

Thanh Hà |

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Belarus trao đổi về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có xung đột tại Ukraina.

Bàn giao thiết bị giám sát bảo tồn loài voi, giảm xung đột voi - người

Vũ Long |

Với sự hỗ trợ của các tổ chức thế giới, Việt Nam đang nỗ lực bảo tồn loài voi và triển khai các dự pháp để giảm xung đột voi - người.

Việt Nam kêu gọi đối thoại giải quyết xung đột Nga-Ukraina

Khánh Minh |

Việt Nam quan ngại trước ảnh hưởng của chiến sự tại Ukraina đối với người dân và thông tin về việc nhiều dân thường bị thiệt mạng trong những ngày qua.