Hội đồng Bảo an: Tiền đề để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa ngoại giao đa phương

Hải Anh |

Việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 tạo tiền đề, cơ sở vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia vào hoạt động chung tại các diễn đàn đa phương, các tổ chức quốc tế, cả trong và ngoài khuôn khổ Liên Hợp Quốc.

Thúc đẩy quan hệ với đối tác, nhà đầu tư

Tại cuộc họp báo quốc tế ngày 17.1, nói về thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 tác động thế nào đến công cuộc hội nhập, mở cửa cũng như quan hệ của Việt Nam với các đối tác, để từ đó thu hút đầu tư, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, Việt Nam rất coi trọng hoạt động ngoại giao song phương và đa phương.

Theo Bộ trưởng, 2 hoạt động này bổ trợ nhau rất, nhiều. Thực tiễn Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 cho thấy, thông qua việc Việt Nam đóng góp xử lý những thách thức chung trên thế giới, Việt Nam đã tạo được sự tin cậy, ủng hộ của bạn bè quốc tế nói chung và các thành viên của Hội đồng Bảo an nói riêng. Qua đó, sự tin cậy, quan hệ song phương của Việt Nam với các đối tác được tăng cường.

Tác động này có thể không nhận thấy rõ ngay nhưng những chỉ số mà Việt Nam đạt được trong năm 2021 cho thấy, dù thế giới ứng phó dịch bệnh COVID-19 rất khó khăn nhưng tăng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam ở mức gần 20%, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng...

Nhấn mạnh sự gắn bó hữu cơ tác động qua lại của sự đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an với các mối quan hệ song phương, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn lưu ý, khi Việt Nam thể hiện trách nhiệm, đóng góp tích cực và được các bạn bè quốc tế ủng hộ, chắc chắn quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác, các nhà đầu tư cũng được tạo lập. "Việc Việt Nam tham gia vào Hội đồng Bảo an ko chỉ đóng góp vào hòa bình an ninh quốc tế mà trực tiếp góp phần vào duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Việt Nam. Chính môi trường hòa bình ổn định này là cơ sở rất quyết định để các nhà đầu tư, bạn bè quốc tế tiếp tục tăng cường hợp tác" - ông nói.

Nói về khả năng tiếp tục tham gia làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau 2 nhiệm kỳ thành công, người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam lưu ý, chủ trương chung của Việt Nam là tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện sâu rộng đồng thời nâng tầm đối ngoại đa phương. Với kết quả đã đạt được cũng như sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam cũng sẽ tính đến kế hoạch để tiếp tục tham gia đóng góp hơn nữa vào hoạt động chung để duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của thế giới. Ở chiều ngược lại, sự tham gia này cũng góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Việt Nam. Về ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo sẽ diễn ra khi nào thì Việt Nam sẽ có tham vấn với bạn bè quốc tế, ông nói.

Tiền đề, cơ sở vững chắc

Những kinh nghiệm, tri thức tích lũy được trong 2 lần tham gia Hội đồng Bảo an 2008-2009 và gần đây nhất là 2020-2021 cùng với các hoạt động lớn của đối ngoại Việt Nam trong thời gian qua tạo ra tiền đề, cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia vào hoạt động chung tại các diễn đàn đa phương, các tổ chức quốc tế, cả trong và ngoài khuôn khổ Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay.

Ông chỉ ra, Việt Nam tham gia không chỉ trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc mà các diễn đàn tầm khu vực như ASEAN, liên khu vực như  ASEM, APEC... Đây đều là những diễn đàn rất quan trọng với Việt Nam.

Nói về những bước triển khai tiếp theo sau thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy các nghị quyết, sáng kiến mà Việt Nam đã khởi xướng trong nhiệm kỳ vừa qua như các vấn đề về xử lý hậu quả bom mìn, bảo vệ thường dân trong xung đột, vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy vai trò và sự hiện diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Liên Hợp Quốc nói chung, cũng như những vấn đề bao trùm là tôn trọng luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cũng thúc đẩy hoạt động hiệu quả của nhóm bạn bè Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982  - sáng kiến được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, với sự tham gia của hơn 100 nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc triển khai nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27.12, nỗ lực triển khai các cam kết về biến đổi khí hậu, tăng cường tham gia đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

"Việt Nam cũng sẽ tham gia sâu hơn tại các diễn đàn đa phương khác, trong đó ứng cử vào các vị trí của cơ quan quan trọng khác của Liên Hợp Quốc" - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói. Ông bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế khi Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban ranh giới thềm lục địa nhiệm kỳ 2023-2028...

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

10 dấu ấn Việt Nam trong 2 năm tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Chiều 17.1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo quốc tế về việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021.

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Trong nhiệm kỳ đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Việt Nam đã nỗ lực với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ rất thành công, với nhiều dấu ấn quan trọng - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Bản lĩnh và bản sắc riêng của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an

LĐ |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ những thành tựu và bài học đối ngoại đa phương của Việt Nam trong hai năm tham gia vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

10 dấu ấn Việt Nam trong 2 năm tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Chiều 17.1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo quốc tế về việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021.

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Trong nhiệm kỳ đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Việt Nam đã nỗ lực với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ rất thành công, với nhiều dấu ấn quan trọng - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Bản lĩnh và bản sắc riêng của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an

LĐ |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ những thành tựu và bài học đối ngoại đa phương của Việt Nam trong hai năm tham gia vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.