"Các nước lớn nể Việt Nam hơn, bạn bè đối tác quý Việt Nam hơn"

Thanh Hà |

"Người ở chiến trường" Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho biết, cảm nhận chung của phái đoàn là sau 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, "các nước lớn nể Việt Nam hơn, bạn bè đối tác quý Việt Nam hơn".

Biến sự bất tiện trở thành cơ hội

Tại Hội nghị Tổng kết 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 diễn ra sáng 22.1 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi vui Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc là "người ở chiến trường".

Tham gia theo hình thức trực tuyến từ New York, Mỹ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc chia sẻ, Việt Nam tham gia hội đồng Bảo an có vốn chính trị rất to lớn. "Nhưng vốn chính trị ấy sẽ ngủ yên nếu không có sự chỉ đạo và tham gia trực tiếp của lãnh đạo các cấp trong suốt 2 năm qua" - Đại sứ nói.

Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc "chân thành cảm ơn vì đã được "nhà" rất tin tưởng, trao cho nhiều quyền và bảo vệ trước những sức ép của các nước".

Đại sứ tiết lộ, 2 năm qua, có nước thành viên Hội đồng Bảo an đã thay đại sứ, trưởng phái đoàn 2 lần trong 7 tháng nhưng phái đoàn Việt Nam luôn nhận được sự tin tưởng, bảo vệ của các lãnh đạo các cấp.

"Điều này là nhân tố rất quan trọng tạo nên bản lĩnh cho cán bộ ngoại giao, làm cho mọi cán bộ phái đoàn ý thức được trách nhiệm cao hơn, nỗ lực lớn hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình" - ông nói. 

Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, 2 năm qua, phái đoàn và tổ công tác liên ngành, nòng cốt là Vụ Hợp tác Quốc tế và một số đơn vị của Bộ Ngoại giao, đã làm việc theo nguyên tắc bình thông nhau. Khi phái đoàn ngủ thì tổ công tác nghiên cứu tài liệu, thu thập, phân tích thông tin, chuẩn bị lập luận, trình xin chủ trương để buổi sáng ở New York, phái đoàn có đủ thông tin định hướng, sẵn sàng tham gia trao đổi, đàm phán.

"Sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ này đã biến sự bất tiện về chênh lệch múi giờ trở thành cơ hội, để hai bên bổ sung cho nhau, để thời gian làm việc Hội đồng Bảo an của Việt Nam là 24/7" - Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ.

Ngoài ra, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thành viên của Hội đồng Bảo an, đã cung cấp thông tin rất kịp thời về các diễn biến trên thực địa, đồng thời phối hợp chặt chẽ với phái đoàn trong xử lý song phương với sở tại về các vấn đề liên quan qua đó góp phần quan trọng giúp phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc triển khai hiệu quả định hướng song phương với đa phương trong suốt nhiệm kỳ.

Bài học tác nghiệp từ chiến dịch lớn

Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, tham gia "chiến dịch lớn" tại Hội đồng Bảo an là "nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng là cơ hội hiếm có". Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng chia sẻ 4 bài học mang tính tác nghiệp trong 2 năm qua.

Trước tiên, ông chỉ ra, đó là bài học về chọn thời điểm và tranh thủ thời cơ. Việt Nam chọn nhiệm kỳ 2020-2021 và quá trình vận động để Việt Nam là ứng viên ứng cử duy nhất của nhóm Châu Á - Thái Bình Dương là nhân tố rất quan trọng dẫn đến thắng cử với số phiếu kỷ lục. Nhờ đó, Việt Nam có lợi thế vừa là chủ tịch ASEAN vừa là Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1.2020 khi thúc đẩy một trong những ưu tiên là hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN, hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực.

Đại sứ Đặng Đình Quý hạ quốc kỳ Việt Nam tại trụ sở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: TTXVN
Đại sứ Đặng Đình Quý hạ quốc kỳ Việt Nam tại trụ sở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: TTXVN

Tiếp theo, là bài học về định hướng sáng tạo. "Với tất cả các nước, tháng đầu tiên vào Hội đồng Bảo an đảm nhận ngay vai trò chủ tịch luôn luôn là thách thức" - Đại sứ lưu ý.

"Tháng 1.2020 khi Việt Nam làm chủ tịch cũng là tháng Liên Hợp Quốc kỷ niệm 75 năm thành lập. Thách thức đã trở thành cơ hội. Khi chúng ta chọn chủ đề của phiên thảo luận mở là thượng tôn Hiến chương trong duy trì hòa bình quốc tế. Cuộc thảo luận này với chủ đề này đã làm nên kỷ lục về số phát biểu. Hội đồng cũng lần đầu tiên thông qua tuyên bố Chủ tịch về vấn đề này. Trên thực tế, Trung Quốc nói là muốn làm chủ đề tương tự nhưng không làm được vì tháng chủ tịch của Trung Quốc diễn ra sau 2 tháng và Việt Nam đã làm rồi" - trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc tiết lộ thêm.

Bài học thứ 3, theo Đại sứ, là phát huy vị thế thành viên Hội đồng Bảo an. Tại Liên Hợp Quốc, vị thế thành viên Hội đồng Bảo an được xác lập bằng những đóng góp tích cực cho công việc chung của cộng đồng quốc tế và được ghi nhận qua số phiếu bầu hoặc mức độ ủng hộ các sáng kiến tại Đại hội đồng và các diễn đàn khác. Trong nhiệm kỳ, Việt Nam đã phát huy được vị thế đó.

"Nếu chúng ta tiếp tục phát huy được những sáng kiến, sản phẩm của chúng ta trong 2 năm qua về ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, nhóm bạn bè Công ước Luật Biển thì những sáng kiến, nghị quyết mang dấu ấn Việt Nam sẽ sống mãi với lịch sử Liên Hợp Quốc và sống mãi với lịch sử nhân loại" - ông nói.

Bài học tác nghiệp tiếp theo, theo Đại sứ Đặng Đình Quý là khai thác các bài học lịch sử trong bối cảnh mới. Khi Việt Nam vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các nước trông đợi Việt Nam có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công việc của Hội đồng Bảo an. "Hai năm qua chúng ta đã nỗ lực và làm được điều này" - ông nói.

Ông cho biết, ngoài vấn đề bom mìn, sáng kiến của Việt Nam sau trở thành nghị quyết 2573 của Hội đồng Bảo an về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu với cuộc sống của người dân, phần nào đó bắt nguồn từ ký ức về sự tàn phá đê Yên Phụ, nhà máy điện Yên Phụ, bệnh viện Bạch Mai năm 1972. Những đóng góp của Việt Nam trong quá trình giải quyết vấn đề Libya ở cả 2 khía cạnh bên trong và bên ngoài phần nào xuất phát từ bài học giải quyết vấn đề Campuchia…

Theo trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, bài học quan trọng nhất là bài học về phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh, ngoại giao công tâm, tranh thủ trái tim mọi người. Việt Nam nhận được 192 lá phiếu bầu cũng là 192 lá phiếu trao trách nhiệm. “Làm việc tại Hội đồng Bảo an là làm việc với các nước lớn và các đối tác quan trọng hàng đầu của ta nhưng chúng ta cũng phải đại diện cho lợi ích của đa số các nước vừa và nhỏ. Hai ngày trước khi chúng ta bắt đầu nhiệm kỳ, Đại sứ Paraguay nói với tôi là: "Các ông vào Hội đồng Bảo an thì đừng quên chúng tôi”. Điều này có nghĩa bóng là phải luôn nhớ đến lợi ích của các bạn khi phát biểu hay xác định lập trường còn nghĩa đen là vẫn phải tiếp tục có mặt ở tất cả các sự kiện của các bạn” - Đại sứ nhấn mạnh.

"Hai năm qua, đối với tất cả các nước, khi đấu tranh, khi hợp tác, chúng ta đều tôn trọng đối tác, giữ nguyên tắc nhưng có tình, có lý. Tôi nghĩ rằng ở Hà Nội, ở thủ đô các nước, trong các cuộc trao đổi liên quan đến công việc của Hội đồng Bảo an, chúng ta đều đã làm như vậy. Cảm nhận chung của các thành viên phái đoàn là sau 2 năm, các nước lớn nể Việt Nam hơn, bạn bè đối tác quý Việt Nam hơn” - Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định.

Để dấu ấn Việt Nam sống mãi

Mỗi nước có quan điểm khác nhau về việc tham gia Hội đồng Bảo an, nhưng với Việt Nam, kinh nghiệm vừa qua cho thấy chúng ta cần tích cực tham gia trong khoảng 10 năm tới, Đại sứ Đặng Đình Quý chỉ ra.

Khi đó, chắc chắn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh. Khi đó, với thế và lực mới của Việt Nam, các nước, nhất là các đối tác lớn, các đối tác quan trọng sẽ trông đợi sự đóng góp tích cực hơn, thực chất hơn của Việt Nam. “Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần sớm quyết định thời điểm thuận nhất, đắc thắng nhất để đăng ký sớm” - ông chỉ ra.

Ngoài ra, Việt Nam cần chuẩn bị ngay đội ngũ cán bộ để chuẩn bị cho trọng trách này. Quan trọng nhất là tổ chức nghiên cứu, kiến nghị để tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại, nhất là trong khía cạnh cụ thể liên quan tới hệ giá trị và xu hướng tiến bộ của nhân loại bởi 10 năm nữa tình hình sẽ có nhiều thay đổi. “Các nguyên tắc xác định và thực hiện của chúng ta không đổi nhưng nội hàm về phương thức thực hiện thì luôn luôn thay đổi” - ông nhấn mạnh.

Cuối bài phát biểu, Đại sứ Đặng Đình Quý một lần nữa nắc tới "nhà". "Cám ơn “nhà” đã trao cho chúng tôi cơ hội này, trọng trách này. Mỗi người trong chúng tôi đều coi đây là một vinh dự lớn, một trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời của mình” - Đại sứ nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Bước tiến dài khẳng định vị thế đất nước

Thanh Hà |

Về nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: Việt Nam đã thực hiện thành công chủ trương giữ nước từ sớm, từ xa, kiên định mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia, dân tộc, phục vụ phát triển, nâng cao vị thế đất nước.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ ra 4 trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2022

Thanh Hà |

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ ra, năm 2022, công tác đối ngoại sẽ triển khai trên 4 trọng tâm, đó là tiếp tục củng cố cục diện, chỗ đứng của Việt Nam trong bản đồ khu vực và thế giới thông qua việc tăng cường ngoại giao song phương, đa phương.

4 Thứ trưởng Ngoại giao được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài

Thanh Hà |

Chiều 20.1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định bổ nhiệm 3 Thứ trưởng Ngoại giao làm Đại sứ Việt Nam tại các nước là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam, 1 Thứ trưởng Ngoại giao làm trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Bước tiến dài khẳng định vị thế đất nước

Thanh Hà |

Về nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: Việt Nam đã thực hiện thành công chủ trương giữ nước từ sớm, từ xa, kiên định mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia, dân tộc, phục vụ phát triển, nâng cao vị thế đất nước.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ ra 4 trọng tâm của ngoại giao Việt Nam 2022

Thanh Hà |

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ ra, năm 2022, công tác đối ngoại sẽ triển khai trên 4 trọng tâm, đó là tiếp tục củng cố cục diện, chỗ đứng của Việt Nam trong bản đồ khu vực và thế giới thông qua việc tăng cường ngoại giao song phương, đa phương.

4 Thứ trưởng Ngoại giao được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài

Thanh Hà |

Chiều 20.1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định bổ nhiệm 3 Thứ trưởng Ngoại giao làm Đại sứ Việt Nam tại các nước là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam, 1 Thứ trưởng Ngoại giao làm trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.