10 dấu ấn Việt Nam trong 2 năm tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Chiều 17.1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì họp báo quốc tế về việc Việt Nam hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021.

Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao đã cung cấp thông tin về những dấu ấn của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an trong 2 năm qua.

1. Thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1.2020, Việt Nam đã chủ trì Phiên thảo luận mở và thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua Tuyên bố Chủ tịch về Hiến chương Liên Hợp Quốc, góp phần đề cao giá trị dài hạn và các nguyên tắc lớn bảo đảm thống nhất hành động của Hội đồng Bảo an, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế.

Phiên thảo luận có sự tham dự và phát biểu của 111 đại diện các nước, các tổ chức quốc tế, một con số kỷ lục đối với một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, cho thấy quan tâm của Việt Nam có sự hài hòa, đồng điệu với quan tâm, lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

2. Thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột. 

Trong 10 dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 -2021 bao gồm thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột từ ngăn ngừa, kiềm chế, đến giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xử lý hậu quả xung đột, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp, tính đến lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy cứu trợ nhân đạo, bảo vệ thường dân, đối thoại, thương lượng vì hoà bình và sự phát triển lâu dài của các quốc gia.

3. Tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ thường dân trong xung đột một cách thực chất.

Việt Nam đã chủ trì thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - Nghị quyết riêng đầu tiên của Hội đồng Bảo an về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột, khẳng định các hành động tấn công nhằm vào trường học, bệnh viện, hạ tầng điện nước... là vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Đây cũng là một trong số rất ít các Nghị quyết được tất cả 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đồng bảo trợ, phản ánh đồng thuận cao của Hội đồng Bảo an.

4. Làm nổi bật hơn và hướng sự quan tâm của Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột, chiến tranh đối với cuộc sống của người dân và an ninh, phát triển của các quốc gia, trong đó có vấn đề bom mìn còn sót lại sau xung đột.

Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4.2021, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua Tuyên bố Chủ tịch của Hội đồng Bảo an, nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay giải quyết những hệ luỵ nhức nhối của bom mìn sau chiến tranh đối với an toàn và sinh kế bền vững của người dân, cộng đồng.

Họp báo quốc tế về tháng Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1.4.2021. Ảnh: TTXVN
Họp báo quốc tế về tháng Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 1.4.2021. Ảnh: TTXVN

5. Làm cầu nối và nỗ lực thúc đẩy thực chất việc tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an với các tổ chức khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. 

Ở dấu ấn này, nổi bật là việc Việt Nam tổ chức Phiên thảo luận đầu tiên của Hội đồng Bảo an về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như thúc đẩy vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại Hội đồng Bảo an trong giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Myanmar.

6. Thúc đẩy sự quan tâm và giải pháp chính sách hướng tới các nhóm dễ bị tổn thương trong xung đột, nhất là phụ nữ và trẻ em. 

Để thúc đẩy nội dung này, trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an 2020-2021, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị và thông qua Cam kết hành động Hà Nội về phụ nữ, hoà bình, an ninh (tháng 12.2020), tổ chức Phiên thảo luận mở về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột đối với phụ nữ và trẻ em gái (tháng 4.2021), và tổ chức Phiên họp theo thể thức Arria đầu tiên về vấn đề trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ trong xung đột (tháng 12.2021).

7. Tích cực thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống bức thiết đối với cộng đồng quốc tế. 

Dấu ấn này thể hiện trên nhiều phương diện như ứng phó với đại dịch COVID-19, an ninh biển và nhất là về biến đổi khí hậu, trong đó có việc tích cực tham gia Nhóm nòng cốt của các nước thành viên Hội đồng Bảo an về biến đổi khí hậu (LMG) và Nhóm chuyên gia không chính thức của Hội đồng Bảo an về biến đổi khí hậu (IEG).

8. Thể hiện sự cân bằng, minh bạch, trách nhiệm trong điều hành, xử lý các công việc chung, góp phần giảm thiểu khá biệt, thúc đẩy đối thoại, hợp tác. 

Nổi bật nhất là trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an (tháng 1.2020 và 4.2021) và Chủ tịch Ủy ban về Nam Sudan, Chủ tịch Nhóm làm việc về các vấn đề tồn đọng liên quan đến các tòa án hình sự quốc tế, trong đó có việc chủ trì xây dựng nghị quyết gia hạn định kỳ 2 năm/lần đối với cơ chế này.

9. Góp phần đề cao tiếng nói của các nước Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an là đại diện cho tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc. 

Nổi bật là Việt Nam đã chủ trì tổ chức phiên họp hàng năm (tháng 11.2020) giữa 10 nước Uỷ viên không thường trực (E10) và 5 nước mới được bầu làm thành viên Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2021-2022 để trao đổi thông tin, phối hợp công việc.

10. Đóng góp thiết thực cho công việc chung của Liên Hợp Quốc

Trong vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã đóng góp thiết thực cho công việc chung của Liên Hợp Quốc thông qua việc tăng cường cử lực lượng làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, chủ trì Nghị quyết định kỳ về hợp tác Liên Hợp Quốc ASEAN; đề xuất sáng kiến về Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, khởi xướng thành lập Nhóm Bạn bè của Công ước Luật Biển UNCLOS 1982.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Trong nhiệm kỳ đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Việt Nam đã nỗ lực với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ rất thành công, với nhiều dấu ấn quan trọng - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Bản lĩnh và bản sắc riêng của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an

LĐ |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ những thành tựu và bài học đối ngoại đa phương của Việt Nam trong hai năm tham gia vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam thể hiện bản lĩnh, bản sắc ngoại giao khi tham gia Hội đồng Bảo an

Thanh Hà |

Tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh và bản sắc của nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đồng thời truyền tải mạnh mẽ thông điệp về đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, năng động, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trên thế giới.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Trong nhiệm kỳ đảm nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Việt Nam đã nỗ lực với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ rất thành công, với nhiều dấu ấn quan trọng - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Bản lĩnh và bản sắc riêng của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an

LĐ |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ những thành tựu và bài học đối ngoại đa phương của Việt Nam trong hai năm tham gia vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam thể hiện bản lĩnh, bản sắc ngoại giao khi tham gia Hội đồng Bảo an

Thanh Hà |

Tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh và bản sắc của nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đồng thời truyền tải mạnh mẽ thông điệp về đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, năng động, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trên thế giới.