Vốn Nhà nước tại Cơ điện Trần Phú nhiều năm không thu được 1 đồng cổ tức

Phạm Dung- Đức Thành |

Nhiều năm trở lại đây, Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú (Trần Phú) làm ăn có lãi,  lợi nhuận sau thuế luỹ kế của doanh nghiệp đã lên tới con số 650 tỉ đồng, nhưng doanh nghiệp này vẫn quyết định không chia cổ tức khiến cho nhiều cổ đông bức xúc.

Làm ăn hiệu quả, nhưng không chia cổ tức

Phản ánh đến Báo Lao Động, cổ đông của Công ty Trần Phú cho biết, những năm gần đây, Trần Phú kinh doanh tốt, liên tục tăng trưởng qua các năm và đều có lợi nhuận.

Theo báo cáo tài chính riêng năm 2019 của doanh nghiệp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt khoảng 2.497 tỉ đồng, tăng nhẹ so với năm 2018. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 233 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2019 là 188 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến thời điểm 31.12.2019 là 650 tỉ đồng.

Cũng theo các cổ đông, đến hạn cuối phải công bố báo cáo tài chính hợp nhất là 31.3.2020 thì cổ đông vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính hợp nhất mà chỉ có báo cáo tài chính riêng.

Dù có lãi lớn nhưng nhiều năm trở lại đây, nhóm cổ đông chi phối của doanh nghiệp không chia cổ tức, không tăng vốn pháp định lên tương ứng khiến cho các cổ đông còn lại bức xúc.

Được biết, Công ty Cổ phần Cơ điện Trần Phú được thành lập từ năm 1984 với tiền thân trên cơ sở sáp nhập hai xí nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, chuyên sản xuất máy móc trang thiết bị cơ khí phục vụ ngành xây dựng.

Đến thời điểm 31.12.2019, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 165,8 tỉ đồng; trong đó, UBND TP.Hà Nội đang nắm giữ tỉ lệ 38,8%; ông Đặng Quốc Chính, Tổng Giám đốc Công ty giữ 25,83%, con số này đã tăng so với đầu năm là 10,49%. Một cổ đông khác đang nắm 24,96% là Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng. Các cổ đông khác chiếm tỉ lệ gần 10%. 

Nhà nước đầu tư nhiều năm, chưa thu được 1 đồng cổ tức

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Xuân Sáng- Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, Trần Phú là một trong những doanh nghiệp nhà nước “hiếm hoi” sau khi cổ phần hoá làm ăn có lãi và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Giá cổ phiếu hiện nay của Trần Phú là 140 nghìn/cổ phiếu, thuộc top cao so với các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Công ty Trần Phú hiện nay là công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nhà nước chỉ là một cổ đông của công ty. Đối với 38,8% vốn nhà nước tại doanh nghiệp, TP.Hà Nội đang giao cho 2 người đại diện có trách nhiệm giám sát và báo cáo thành phố.

Liên quan đến việc chia cổ tức, ông Sáng cho biết, theo báo cáo của Hội đồng quản trị, việc doanh nghiệp này không chia cổ tức nhằm sử dụng số tiền đó tiếp tục đầu tư và mở rộng sản xuất.

Tuy nhiên, hàng năm, UBND TP.Hà Nội đều có văn bản chỉ đạo 2 người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp Trần Phú biểu quyết việc “phản đối việc không chia cổ tức” tại Đại hội đồng cổ đông.

Song, theo luật doanh nghiệp, cứ 51% vốn đầu tư chủ sở hữu trở lên đồng ý thông qua việc không chia cổ tức thì Trần Phú có quyền để không chia cổ tức. Như vậy, với việc có được số biểu quyết trên 51%, nhiều năm trở lại đây, Trần Phú không tiến hành chia cổ tức dù có lãi lớn.

Ông Sáng khẳng định, trong năm 2019, do thâm hụt thuế, nên cơ quan thuế Hà Nội rất muốn phía Công ty Trần Phú chia cổ tức để bù vào khoản thâm hụt thuế, tuy nhiên đơn vị này không chia.

“Việc không chia cổ tức đã thông qua Đại hội đồng cổ đông, 38,8% vốn nhà nước tại doanh nghiệp này cũng là một cổ đông của doanh nghiệp và phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp”, ông Sáng cho biết.

Không được chia cổ tức, đồng nghĩa với việc nhiều năm qua, Nhà nước đầu tư vào một doanh nghiệp nhưng không thu được bất kỳ đồng nào.

Phạm Dung- Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Cổ đông ngân hàng "khát" cổ tức

Gia Miêu |

Bên cạnh những khó khăn chung của thị trường do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đang phải trải qua quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, nên việc chia cổ tức cho các cổ đông phải tạm gác lại.

Các công ty châu Á có rủi ro cổ tức thấp do tài chính mạnh hơn

Chân Anh (Theo Reuters) |

Các công ty châu Á dường như đã trang bị tốt hơn để trả cổ tức ổn định so với các đối tác phương Tây. Những công ty phương Tây bị hạn chế bởi các bảng cân đối có tỷ lệ đòn bẩy cao cùng với việc cần phải duy trì lượng tiền mặt cần thiết trong đợt dịch COVID-19.

Gia tộc Samsung thống trị bảng xếp hạng cổ tức khủng nhất Hàn Quốc năm 2019

Thanh Hà |

Ông Lee Kun-hee, người đứng đầu Samsung, tập đoàn gia đình lớn nhất Hàn Quốc là người kiếm được thu nhập cao nhất từ cổ tức trong số các ông trùm doanh nghiệp địa phương trong năm 2019.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Cổ đông ngân hàng "khát" cổ tức

Gia Miêu |

Bên cạnh những khó khăn chung của thị trường do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đang phải trải qua quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, nên việc chia cổ tức cho các cổ đông phải tạm gác lại.

Các công ty châu Á có rủi ro cổ tức thấp do tài chính mạnh hơn

Chân Anh (Theo Reuters) |

Các công ty châu Á dường như đã trang bị tốt hơn để trả cổ tức ổn định so với các đối tác phương Tây. Những công ty phương Tây bị hạn chế bởi các bảng cân đối có tỷ lệ đòn bẩy cao cùng với việc cần phải duy trì lượng tiền mặt cần thiết trong đợt dịch COVID-19.

Gia tộc Samsung thống trị bảng xếp hạng cổ tức khủng nhất Hàn Quốc năm 2019

Thanh Hà |

Ông Lee Kun-hee, người đứng đầu Samsung, tập đoàn gia đình lớn nhất Hàn Quốc là người kiếm được thu nhập cao nhất từ cổ tức trong số các ông trùm doanh nghiệp địa phương trong năm 2019.