Tọa đàm trực tuyến: "Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ"

NHÓM PV |

Tọa đàm "Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ" do Báo Lao Động tổ chức, kỳ vọng sẽ có được những ý kiến chia sẻ thẳng thắn, đa chiều nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành Công nghiệp hỗ trợ, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, thiết thực hiện, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

10h20: Buổi tọa đàm kết thúc

MC: Thưa quý vị, vừa rồi chúng ta đã được nghe những ý kiến của Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam và đại diện doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Những ý kiến tâm huyết của các vị khách mời đều mong muốn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển với các sản phẩm có chất lượng, chi phí sản xuất thấp, sức cạnh tranh cao để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc hoàn thiện cơ chế.

10h5: Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kỳ vọng gì về sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong tương lai?

- Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh: Ngoài việc đầu tư về phần cứng cho các DN Chính phủ nên có các chính sách để đầu tư cho công nghệ. Ví dụ tôi vừa đi một công ty hoá chất ở Nhật Bản về, tôi rất ngạc nhiên khi có 2 kĩ sư trẻ chỉ cho tôi thấy sáng chế mới của họ. Đó là những ống nhựa trong suốt khi kéo ra thì đứt nhưng khi gập lại thì tự liền lại. Tôi có hỏi cái này để làm gì? Liên quan gì đến ngành hàng của các anh? Họ nói: Công ty tuyển chúng tôi về để nghiên cứu bất cứ cái gì. Khi chúng tôi nghiên cứu thành công sẽ tạo ra kinh tế cho công ty.

Tôi nghĩ, đầu tư gì cũng có chấp nhận rủi ro, không phải cứ nghiên cứu là thành công. Những sáng chế của 2 kĩ sư người Nhật có thể dùng trong y học, trong làm đẹp, đồ chơi… Đó là những việc không liên quan đến công ty họ làm. Còn Việt Nam lúc nào cũng cần trả lời ngay: Đầu tư phải làm ra bao nhiêu? Đầu tư phải có hiệu quả.

Chúng tôi mong muốn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không chỉ làm ra sản phẩm đơn giản mà cũng cùng nền tảng máy móc đó sản xuất ra sản phẩm có hàm lượng cao hơn. Thị trường các nước cần sản phẩm khó hơn, chất lượng hơn. Sản phẩm đơn giản thì chi phí vận chuyển đã cao. Nếu được như vậy thì việc đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho DN.

Ngoài ra, việc đầu tư nghiên cứu khoa học, DN và Nhà nước đều phải chấp nhận rủi ro. Không phải đầu tư gì cũng yêu cầu ra hiệu quả, lợi nhuận luôn.

Một vấn đề nữa, đó là vấn đề nhân lực. Trường đại học mở ra nhiều, nhưng các doanh nghiệp hiện nay vẫn rất khó tuyển dụng lao động, trong khi tính ổn định của người lao động Việt Nam lại không cao.

Thực tế mà nói vấn đề trả lương cho nhân sự hiện nay đối với các công ty cũng rất khó. Nhiều lao động có trình độ thì lại chọn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, về nước có một số vốn kinh doanh, còn lao động trình độ vừa thì lại chọn làm công việc tự do. Đó là vấn đề mà nhà quản lý cần nhìn nhận và có giải pháp thiết thực để khắc phục. Không thể để xảy ra tình trạng đất nước phát triển lại thiếu người lao động.

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Hà Nội: Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành những công ty về CNHT hàng đầu, thân thiện với môi trường; tập trung vào các sản phẩm linh kiện ô tô, xe máy, điện tử… Đó là mục tiêu chúng tôi đặt ra để phấn đấu.

Còn mong mỏi của chúng tôi hiện nay là Tập đoàn An Phát Holdings và Công ty CP Nhựa Hà Nội sẽ sản xuất được cụm linh kiện, cụm chi tiết cho các doanh nghiệp khác. Tất nhiên, muốn thành công thì phải đi cùng nhiều người, chúng tôi có thể kết hợp, làm cùng một vài doanh nghiệp khác.

- Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): Đây là kỳ vọng của cá nhân tôi. Tôi đã từng học ở Đức, thấy nhiều DN nhỏ nhưng có thị phần lớn trên thị trường. Tôi cũng mong muốn DN Việt Nam được như họ nhưng điều này rất khó.

Gần đây, Hiệp hội đưa DN đi nhiều nước trên thế giới để học hỏi. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhỏ lẻ. Tại Việt Nam, thị trường xe máy có lợi thế nhưng DN Việt Nam chỉ làm phụ kiện rời, nhỏ lẻ, không làm được cụm linh kiện. Thậm chí, có chi tiết phải gửi sang Thái Lan làm rồi gửi lại về.

Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ nhiều cho các DN vừa và nhỏ. Chính phủ đứng ra kết nối các DN để các DN cùng nhau phát triển. Hiệp hội cố gắng kết nối để DN có sản phẩm tốt. Quy trình quản trị của Việt Nam còn kém chưa nói đến chất lượng sản phẩm: Có DN sản xuất xong dư rất nhiều sản phẩm. Do gặp nhiều khó khăn nên nhiều DN ngừng sản xuất công nghiệp dời đầu tư sang bất động sản, hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

10h: Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, ngoài việc đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển chuỗi cung ứng linh kiện, còn xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện quy mô lớn, đồng thời trao đổi với các nhà sản xuất khu vực nhằm chia sẻ chi phí. Ông thấy giải pháp này có khả thi?

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội: Giải pháp một người không làm được thì 2,3 người làm, đi đường dài phải có bạn. Tập đoàn An Phát Holdings đã cùng VinFast thành lập công ty chuyên sản xuất các linh kiện ôtô, xe máy. Trong thời gian tới, chúng tôi tập trung vào ngành CNHT, đặc biệt là ngành Công nghiệp ô tô.

Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020, dòng xe dưới 9 chỗ, chúng ta sản xuất hơn 415.000 xe, đến năm 2030 tỉ lệ nội địa hóa yêu cầu của Chính phủ là đến 50%, đó là cơ hội rất lớn của các doanh nghiệp như chúng tôi. Tập đoàn An Phát Holdings và Nhựa Hà Nội cũng định hướng theo mục tiêu này. Vừa rồi chúng tôi cũng thành lập công ty chuyên tạo khuôn – gia công các sản phẩm điện tử và thành lập một trung tâm gia công lớn. Nếu được sự hỗ trợ của Chính phủ nữa thì chúng tôi phát triển rất tốt.

9h47: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ muốn vay vốn để đầu tư buộc phải có thế chấp tài sản; trong khi ở các nước như Nhật, Hàn Quốc, chỉ cần cung cấp hợp đồng cấp hàng là được giải ngân. Doanh nghiệp có nghĩ rằng, Việt Nam có thể học tập, tiến tới áp dụng được chính sách này không?

- Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh: Tôi đã gặp nhiều DN Nhật Bản và Hàn Quốc để hỏi câu hỏi này với họ và được biết khi họ có chương trình, dự án sẽ được hỗ trợ. Ví dụ mua một cái máy nhà nước sẽ cho nửa tiền, đầu tư một dây chuyền nhà nước sẽ cho một nửa… Hay lãi suất ở ngân hàng của Nhật Bản có lúc bằng âm, hay 1%. Còn DN Việt Nam công nghiệp hỗ trợ chịu lãi suất cao. Vậy làm sao DN có thể sống nổi với lãi suất cao như vậy?

Việt Nam cũng có việc thế chấp hợp đồng, ngay DN tôi cũng có, nhưng nhiều DN hết tài sản rồi thì thế chấp bằng gì?

Nếu có chính sách tốt hơn thì công ty chúng tôi phát triển hơn rất nhiều. Chúng tôi không có tiền mua máy móc, mở rộng nhà xưởng.

Chính sách nào thì cũng cần thực tế, mang lại giá trị, biến nội lực đất nước thành thành quả.

Ví dụ như Vinfast đã là một ông lớn. Việt Nam cần nhiều ông lớn như thế để làm ra nhiều sản phẩm lớn. Nhưng điều đó còn rất xa vời với Việt Nam.

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Hà Nội: Nếu được hỗ trợ tốt của Chính phủ, Nhà nước thì doanh nghiệp chúng tôi sẽ phát triển hơn nữa. Hiện nay, Công ty CP Nhựa Hà Nội đã nội địa hóa được, tham gia vào chương trình nội địa hóa của Honda (Honda ô tô và Honda xe máy). Riêng Toyota, chúng tôi tham gia cùng doanh nghiệp này từ năm 2010, lúc đầu chỉ có 2 chi tiết, đến năm 2018, chúng tôi làm khoảng 30 chi tiết. Năm nay, chúng tôi phát triển 14 chi tiết nữa. Vừa rồi chúng tôi cũng tiếp cân thêm một số doanh nghiệp như Huyndai Thành Công và một số hãng khác.

Khách hàng rất lớn, mỗi khách hàng, hiện nay dung lượng thị trường nhỏ, nhưng chúng tôi cố gắng có nhiều khách hàng để tạo ra dung lượng lớn hơn.

Chúng tôi cũng mong muốn sự hỗ trợ về mặt chính sách của  nhà nước vì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gặp nhiều khó khăn về giá cả, thị trường, chi phí đầu tư. Nếu không đủ tiềm năng, nếu không có sự hỗ trợ thì khó mà làm được.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

9h40: Một chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ từng nhận định: “Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất thiết phải có bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua hệ thống chính sách, tìm kiếm sản phẩm với lợi thế đầu tư cạnh tranh được”. Quan điểm của ông, bà thế nào về nhận định trên?

- Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): Cái gì cũng có nhà nước tham gia là quá đúng. Để cạnh tranh bình đẳng, bao giờ mới đến DN trong nước nên rất cần có sự tham gia của Nhà nước. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước phải có lý: Tư duy công chức của Việt Nam khác. DN chỉ dám nói đến hỗ trợ, chưa nói đến cùng làm.

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI). Ảnh: Tô Thế
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI). Ảnh: Tô Thế

Về chính sách: Hiệp hội đã trình đến 10 năm nhưng chưa nhận được câu trả lời. DN cần Nhà nước thay đổi chính sách, một chính sách tốt mới đem lại lợi ích cho DN.

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Hà Nội: Bên chủ sở hữu Công ty CP Nhựa Hà Nội là Tập đoàn An Phát Holdings vừa rồi đã kết hợp với VinFast thành lập một công ty chuyên sản xuất các linh kiện ôtô, xe máy ở Cát Hải (Hải Phòng). Hai bên cùng với nhau sản xuất các linh kiện ô tô, xe máy.

Thời gian tới, chúng tôi hướng tới nghiên cứu, sản xuất thêm các sản phẩm nhựa cho ô tô, xe máy. Tôi nghĩ đó là một trong những giải pháp để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

9h35: “Lời khẩn cầu” quan trọng nhất được nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mong mỏi là cần chính sách ổn định, xuyên suốt, vì có như vậy, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có điều kiện chủ động căn chỉnh chiến lược phát triển bền vững. Ông, bà có suy nghĩ thế nào?

- Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh: Không phải Chính phủ hay các cơ quan chức năng hỗ trợ DN. Thực ra đó là câu chuyện đầu tư, DN phải gồng mình với đồng vốn ít ỏi, với quỹ đất khó khăn để start-up.

DN nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về chính sách. Không nên nói là hỗ trợ mà gọi là đầu tư, cùng làm cùng với nhau. Bởi chúng ta làm để có nền công nghiệp, để phát triển đất nước. Theo tôi, nên bỏ ngay tư tưởng xin – cho. Ở quốc gia nào cũng thế, chính sách cần thay đổi nhưng trước tiên là thay đổi tư tưởng.

Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh. Ảnh: Tô Thế
Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh. Ảnh: Tô Thế

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội: Chính sách phải thay đổi theo thực tế. Thay đổi nhưng đừng thay đổi nhiều quá, vẫn phải giữ được định hướng của công ty. Ví dụ, trong ngành nội địa hóa các chi tiết ô tô mà công ty tôi đang làm, có một vấn đề là muốn nội địa hóa được linh kiện ô tô tại Việt Nam thì phải đảm bảo điều kiện giá của nó phải thấp hơn giá nhập khẩu, trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Các chính sách nên thấu hiểu hơn một chút đối với ngành của chúng tôi. Ví dụ hiện nay trong ngành nhựa ép phun - chúng tôi làm nội địa hóa các sản phẩm ô tô cho các công ty nước ngoài thì vấn đề đặt ra là khuôn của nó giá trị rất cao, là cốt lõi để chúng ta sản xuất ra các linh kiện nhựa của ô tô, nhưng khuôn đầu tư rất lớn, giá trị nhiều tỉ đồng. Giá trị lớn như vậy mà sản xuất ra các linh kiện nhỏ thì không đủ sức cạnh tranh. Do vậy, chúng tôi mong muốn nhà nước xem xét lại việc này, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất khuôn, làm sao duy trì được sự phát triển.

Về năng lực sản xuất – đó cũng là một yếu tố quan trọng. Chúng ta cũng phải đầu tư, tìm kiếm, đào tạo nguồn nhân lực, làm sao tiếp cận được công nghệ mới, sản phẩm mới của ngành ô tô. Thời gian qua, chúng tôi mời các chuyên gia Nhật Bản để tư vấn, tìm hiểu thêm các công nghệ mới, thiết kế mới. Chúng tôi học hỏi được khá nhiều trong khâu thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): Chính sách ở các nước cũng đều cần phải có chính sách ổn định. Ở Việt Nam, chính sách nào cũng có, từ chính sách về đất đai đến hỗ trợ tài chính, nhưng vấn đề thực thi cực kém, chỉ có trên giấy, môi trường kinh doanh cực kỳ phiền phức, các tiêu chuẩn áp dụng không đúng, không phù hợp.

Thời điểm làm ở Bộ Công Thương, chúng tôi cố gắng tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp phát triển, thế nhưng bây giờ câu chuyện tạo ra sản lượng thì vô cùng xa vời. Cho nên câu chuyện ở đây là phải thay đổi tư duy, thay đổi về mặt con người cải thiện môi trường kinh doanh, có như thế thì chính sách mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hội nhập, tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

9h25: Là đơn vị “đi cùng” các doanh nghiệp nhiều năm nay, bà có thể kể về quá trình tiếp cận, kêu gọi các quỹ đầu tư tài chính rót vốn vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tạo đà cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển?

- Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): Công nghiệp hỗ trợ lợi nhuận không cao. Do đó, việc chúng tôi phải tiếp cận nhiều ngân hàng thương mại nhà nước là khó khăn. DN ít được nhận được ưu ái của nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng nhà nước. Đó cũng là lý do hiện chỉ có 300 DN Việt Nam sản xuất phụ tùng linh kiện.

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) nêu ý kiến. Ảnh: Tô Thế
Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) nêu ý kiến. Ảnh: Tô Thế

9h20: Là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thời điểm hiện tại, công ty của ông, bà gặp những khó khăn gì?

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Hà Nội: Trong thời gian vừa qua, Công ty CP Nhựa Hà Nội được tiếp xúc với nhiều chính sách của nhà nước. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp là tổng hòa chính sách của các bộ, ngành đối với CNHT. Do vậy, chính sách này vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của Chính phủ để phát triển ngành CNHT, chưa đồng bộ.

Việc xin ưu đãi gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp nhìn vào như vậy – họ cũng phân vân là không biết mình có được hay không. Đó là lý do người ta khó tiếp xúc với chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó còn có những yếu tố về mặt thị trường, hội nhập quốc tế cũng có những khó khăn. Chỉ khi nào chúng ta hội nhập quốc tế thì nền kinh tế Việt Nam mới phát triển được.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay phải cạnh tranh rất gay gắt với thị trường của Trung Quốc. Các doanh nghiệp cùng ngành nghề cũng phải cạnh tranh với nhau, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ coi các doanh nghiệp Việt Nam ở dạng gia công. Do vậy, giá trị của nó trong công đoạn sản xuất. Chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều về vấn đề nhân công, lao động. Thị trường lao động được phân hóa lớn, lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn – hiện nay nhiều doanh nghiệp rất khó tuyển. Muốn tạo được giá trị gia tăng tốt phải tập trung đầu tư nâng cao trình độ quản lý, thiết bị và công nghệ. Thời gian vừa qua, tập đoàn An Phát Holdings – chủ sở hữu Công ty CP Nhựa Hà Nội đã hỗ trợ công ty, đầu tư thiết bị máy móc mới, đưa các thiết bị tự động vào sản xuất, giảm phần thủ công, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kỹ năng áp dụng công nghệ mới hiện nay, ở các quốc gia phát triển, họ có các chuyên gia, có các công nhân lành nghề tốt, nhưng đối với Việt Nam – đang trong quá trình hội nhập, nội địa hóa các sản phẩm ô tô thì đội ngũ này ở ta còn rất hiếm. Các trường đại học đào tạo các kỹ sư tay nghề cao cũng rất khó. Có thực trạng các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng khó tuyển người.

- Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh: Dù là DN lớn hay nhỏ cũng có khó khăn. Hiện có 4 khó khăn mà DN hay gặp:

- Về chính sách thì giống như chị Trương Thị Chí Bình đã nói việc tiếp cận với chính sách của Chính phủ khó khăn như thế nào?

- Môi trường kinh doanh: Đây là điều nhiều diễn đàn đề cập tới. Chị Bình cũng đã nói tới đó là tính minh bạch. Môi trường kinh doanh cũng gây khó khăn cho DN, nhất là DN có vốn FDI.

- Tiếp cận nguồn tài chính: Với những công ty như chúng tôi nếu có đất, có tiền để đầu tư có thể xây dựng nhà máy lớn gấp nhiều lần hiện nay bởi công việc rất nhiều. Thậm chí, chúng ta còn tiếp cận được với những sản phẩm có đầu tư cao hơn, đầu tư thêm những sản phẩm cho xuất khẩu.

Chúng ta đi các nước nhiều, tham gia nhiều hội chợ nhưng chúng ta chưa xuất khẩu được nhiều bởi sản phẩm của DN chưa tới tầm của phía đối tác cần, sản phẩm còn quá đơn giản.

- Về nhân sự: DN khó tuyển lao động có trình độ. Lao động có trình độ, có ngoại ngữ họ đi xuất khẩu hết. Chính phủ cần xem lại chính sách xuất khẩu lao động nếu không chúng ta sẽ thừa lao động xuất khẩu, thiếu lao động để phát triển đất nước.

9h18: Nhiều nhận định cho rằng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, hiện nay phần lớn là vừa và nhỏ, thiếu sự chuyên nghiệp trong hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng các tiêu chí, điều kiện xét duyệt. Nhiều doanh nghiệp nội trong ngành cho biết họ “không biết nhiều về chính sách ưu đãi của Nhà nước”. Ông nghĩ gì về điều này?

- Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội: Hiện nay, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa biết được chính sách ưu đãi của Nhà nước về CNHT, có những doanh nghiệp biết về CNHT nhưng khi xác nhận các danh mục của nó tham gia và đạt được tiêu chuẩn thì cũng rất khó khăn. Ví dụ trong năm 2018 có 3-5 doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn và được sự ưu đãi của nhà nước.

Trong thời gian vừa qua, các chính sách hỗ trợ của nhà nước hầu như hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ít được hỗ trợ, tôi cảm thấy như vậy. Ngay cả đối với doanh nghiệp lớn, khi nhận được các thông tin xác nhận để được hưởng ưu đãi của nhà nước nhưng khi xin ý kiến tham vấn của các bộ ngành cũng vẫn rất khó khăn. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tham gia được vào chương trình này, để được hưởng ưu đãi của nhà nước – tôi cho là rất khó tiếp xúc.

Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội. Ảnh: Tô Thế
Ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Hà Nội. Ảnh: Tô Thế

9h15: Có ý kiến cho rằng: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa tận dụng được chính sách hỗ trợ sẵn có, còn thiếu vốn, nên mãi không thể lớn. Quan điểm của hiệp hội như thế nào?

- Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): Phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ cần nhiều thời gian và tiềm lực trong thời gian dài, đây là ngành gần như là khó nhất. Để được xác nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thì mới chỉ có 3 doanh nghiệp được xác nhận thôi, và hiện số doanh nghiệp tham gia là công nghiệp hỗ trợ cũng rất ít. Nhiều doanh nghiệp chia sẻ với chúng tôi là “tham gia là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ giống như việc được vạ thì má cũng sưng”, vì đầu tư rất nhiều mà lợi nhuận lại rất ít.

9h12: 4 năm trước, chỉ có duy nhất một đơn vị trong nước được xác nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Con số này hiện tăng lên 3-5 đơn vị, trong khi có tới 30 doanh nghiệp ngoại được nhận hỗ trợ. Có phải chăng, các doanh nghiệp đang nhìn thấy tiềm năng từ ngành công nghiệp hỗ trợ?

- Bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh:  Về số doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại, tôi nghĩ rằng không chỉ có 3-5 doanh nghiệp nội, mà nhiều hơn thế. Điều rất rõ là doanh nghiệp ngoại đang nhìn thấy tiềm năng rất lớn của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, còn doanh nghiệp nội cũng như vậy, cả hai cùng đang tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

9h10: Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn đang khá luẩn quẩn giữa việc doanh nghiệp này phải phát triển thì mới kéo theo doanh nghiệp kia; ngược lại doanh nghiệp kia không phát triển thì doanh nghiệp này cũng không phát triển được. Vậy, chọn phát triển DN CN Sản xuất trước hay DN CN hỗ trợ trước?

- Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI): Câu chuyện cái gì có trước là về lý thuyết. Thực tiễn, có ngành sản xuất mới có doanh nghiệp, có thị trường thì doanh nghiệp mới có cái làm. Thị trường tốt thì công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển.

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển tặng hoa các khách mời tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Tô Thế
Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển tặng hoa các khách mời tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Tô Thế

Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định.

Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại; nâng cao chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Thống kê của bộ này cho thấy, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, tương đương 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2018 ước đạt hơn 900.000 tỉ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo...

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – caosu kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù có những bước tiến nhất định, song, sức bật của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước.

Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Tiếp sức cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ" vào 9h sáng nay (12.11), được tường thuật trên trang Laodong.vn, với sự tham dự của các khách mời: Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI); bà Phan Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh; ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội

Tọa đàm mong muốn đóng góp những giải pháp thiết thực, giúp doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ có kế hoạch mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cần những "con chim đầu đàn"

Nhóm PV |

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là nền tảng, động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời, tạo cầu nối, giúp doanh nghiệp CNHT tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cập nhật cơ sở dữ liệu 1.000 doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Phạm Hòa |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 233/KH-UBND, triển khai điều tra, khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Sẽ có nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thái Hiệp |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ với những định hướng lớn trong dài hạn.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cần những "con chim đầu đàn"

Nhóm PV |

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là nền tảng, động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời, tạo cầu nối, giúp doanh nghiệp CNHT tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cập nhật cơ sở dữ liệu 1.000 doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Phạm Hòa |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 233/KH-UBND, triển khai điều tra, khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP Hà Nội.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Sẽ có nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thái Hiệp |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ với những định hướng lớn trong dài hạn.