Tọa đàm "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?"

Nhóm Phóng viên |

Tọa đàm "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?", kỳ vọng sẽ có được những ý kiến chia sẻ thẳng thắn, đa chiều, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa của Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho ngành công nghiệp Việt Nam.

10h30: Buổi tọa đàm kết thúc.

MC: Thưa quý vị, vừa rồi chúng ta đã được nghe những ý kiến của Đại diện Hiệp hội Điện tử Việt Nam; doanh nghiệp và chuyên gia về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.

Những ý kiến tâm huyết của các vị khách mời đều mong muốn các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử phải phát triển với các sản phẩm có chất lượng, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp FDI, liên kết giữa quản lý nhà nước và bộ ngành với doanh nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc hoàn thiện cơ chế.

10h21: Ông, bà kỳ vọng gì về sự phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là Công nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới?

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng trả lời: Tại Việt Nam, để thiết kế ra sản phẩm thì phải nghĩ mua ở đâu? Nhiều doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc. Nói như thế để thấy Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam đang có gì? Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu sản phẩm. Nếu chúng ta có chính sách khuyến khích doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc sang sản xuất tại Việt Nam, sẽ có doanh nghiệp nhỏ mở ra, giúp ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam. Khi chúng ta muốn ở tầng trên của chuỗi giá trị, cần có nền tảng của sự phát triển.

- Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Kỳ vọng và mong muốn phát triển Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam ở góc độ hiệp hội là rất lớn. Làm thế nào để Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam đúng vị trí, tầm cỡ trong khu vực? Nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội vàng như doanh nghiệp đầu chuỗi sang Việt Nam nhiều, cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh… thì chúng ta sẽ không còn cơ hội. Bên cạnh đó, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp nội sẽ có điều kiện để tận dụng cơ hội vàng để phát triển.

Ảnh: Tô Thế
Ảnh: Tô Thế

- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội: Trong 3 năm gần đây, nền công nghiệp điện tử Việt Nam đi vào thực chất hơn, các doanh nghiệp Việt như Viettel, BKAV, Vingroup… sẽ là các doanh nghiệp đầu chuỗi, lúc đó, nhu cầu về nguồn lực, bí quyết công nghệ sẽ dồi dào hơn.

Về nghiên cứu phát triển, tôi kỳ vọng rằng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để đầu tư vào bí quyết công nghệ sẽ được khơi thông, bởi hiện hay quỹ này chưa được khơi thông. Chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp Việt đặt hàng nhiều hơn về vấn đề nhân lực từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

10h15: Tôi nhận thấy có rất nhiều doanh nghiệp mời các chuyên gia nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc về làm việc. Việc mời chuyên gia, người đã từng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc về làm cố vấn cho mình được coi là giải pháp tốt để các doanh nghiệp Công  nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển? Tuy nhiên, điều này có tốn kém không? Doanh nghiệp có sẵn sàng chịu chi?

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: Các chuyên gia Nhật Bản có kinh nghiệm 30-40 năm sang Việt Nam theo tổ chức Jica rất được các doanh nghiệp chào đón. Còn nếu các doanh nghiệp phải thuê chuyên gia thì cũng phải tính toán cụ thể.

Câu chuyện là làm thế nào doanh nghiệp FDI đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam? Tôi nghĩ rất đơn giản là chính sách. doanh nghiệp FDI được miễn thuế, giảm thuế nhưng đến năm nào doanh nghiệp sử dụng được linh kiện của doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm thứ 3 nội địa hoá được không? Nghĩa là doanh nghiệp FDI hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt Nam. Muốn làm được như vậy cần có chính sách cụ thể.

10h10: Làm thế nào để đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ trong nước với các doanh nghiệp FDI để doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tham gia vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu?

- Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Để đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ trong nước với các doanh nghiệp FDI để doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử tham gia vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu thì các doanh nghiệp nội phải có thông tin, đồng thời phải xuất phát mong muốn của hai phía.

Nghĩa là doanh nghiệp nội phải sẵn sàng cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp FDI cũng phải tin tưởng và muốn liên kết với doanh nghiệp Việt. Hiện nay, tôi thấy rằng Chính phủ đã làm tốt các chính sách trong chuỗi liên kết của hai bên. Như trường hợp của Samsung, thời gian qua, họ cử chuyên gia của họ sang tư vấn tại chỗ cho các doanh nghiệp nội – những doanh nghiệp liên kết với họ, để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của họ, doanh nghiệp nào đáp ứng được thì họ đều cho đơn hàng, và họ kiểm tra thường xuyên về việc này.

Còn việc làm thế nào cho doanh nghiệp Việt tham gia vào đầu chuỗi, tôi cho rằng, doanh nghiệp nào đã làm ăn đều mong muốn được liên kết cả, nhưng họ bị hạn chế nhiều. Hạn chế về vốn, về công nghệ và nguồn nhân lực, bản thân doanh nghiệp cố thì rất khó, vì vậy cần bàn tay của nhà nước, mong nhà nước hỗ trợ mềm:

Thứ nhất là về vốn, Nhà nước có các chính sách cấp vốn cho doanh nghiệp Việt; thứ 2 là phải nâng cao về công nghệ, Nhà nước cần xem lại các quy định về công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, trước khi ban hành cần xem có khả khi không, có phù hợp với thực tế không. Doanh nghiệp Việt thiếu thông tin thì vai trò cầu nối của Hiệp hội sẽ cố gắng cung cấp các thông tin hữu ích về chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Về vấn đề đào tạo nhân lực, chúng ta thiếu khá nhiều lao động ở tầm quản lý cấp cao theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp đầu chuỗi, điều này cần phải học, Chúng tôi hy vọng có nhiều chương trình đào đạo cho nguồn nhân lực Việt, các đơn vị trường học, viện nghiên cứu là cánh tay nối dài để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.

10h: Việc các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ liên kết với các doanh nghiệp FDI là tất yếu, nhưng sự chủ động thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ lại thuộc về phía các tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam. Trong khi, nhiều doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ở nước ta chưa nhiều sự chuẩn bị cơ bản, đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn trên. Ông có ý kiến thế nào về vấn đề này?

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: Chúng tôi là doanh nghiệp nhỏ sản xuất linh kiện ở Việt Nam khá lâu, nhưng một ngày, Jica của Nhật Bản đến hỏi chúng tôi có đi triển lãm không? Sau đó, doanh nghiệp Nhật đến gặp và nói nếu chúng tôi làm được cái này, họ sẽ phối hợp. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa bao giờ đến gặp chúng tôi để liên kết.

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng. Ảnh: Tô Thế
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng. Ảnh: Tô Thế

Từ câu chuyện đó cho thấy, DN Việt Nam thụ động, chính sách cũng thụ động. Nhật Bản vào Việt Nam, họ mang cả doanh nghiệp họ vào để hướng dẫn, liên kết.

9h40: Mô hình mới cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp điện tử chính là liên kết sản xuất với các tập đoàn FDI công nghệ cao. Liệu đó có phải “cửa thoát rộng mở” cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không?

- Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Đúng là việc liên kết chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp nội và đa quốc gia (doanh nghiệp đầu chuỗi) là hướng phù hợp nhất với doanh nghiệp Việt hiện nay, khi nâng cao năng lực và đủ điều kiện thì có những đơn  ngay tại chỗ. Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp Việt Nam cần có sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, do chính Việt Nam sản xuất.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp Việt kết hợp được với công ty đa quốc gia (doanh nghiệp đầu chuỗi) thì còn cần có nhiều bàn tay hỗ trợ. Doanh nghiệp đầu chuỗi phải sẵn sàng cởi mở. Trước tiên, Doanh nghiệp trong nước cần có ngôn ngữ với doanh nghiệp đầu chuỗi. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đảm bảo, chắc chắn với doanh nghiệp đầu chuỗi. Doanh nghiệp Việt cần nâng cao chất lượng, giữ được phương thức marketing mang tính quốc tế, lời hứa của doanh nghiệp Việt Nam phải được đảm bảo… Có như vậy, sự liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp đầu chuỗi mới lâu dài.

Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp làm được điều này, có sự gắn kết lâu dài. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam mới là doanh nghiệp thầu phụ, chưa vươn lên được thầu chính. Doanh nghiệp đầu chuỗi cũng mong muốn nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia với họ nhưng do doanh nghiệp Việt còn hạn chế nên chưa thể thành thầu chính.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Thực tế ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, nhà nước không đầu tư nhưng họ khuyến khích để doanh nghiệp đột phá. Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng, quan trọng nhất là cần có những sản phẩm mang thương hiệu Việt. Điều này cần bàn tay của Chính phủ, cần có những chính sách khuyến khích của Nhà nước, để các doanh nghiệp Việt bứt phá.

Một điểm nữa mà doanh nghiệp Việt đang "kêu", đó là họ mua màn hình để setup vào hệ thống của họ, nhưng đối với doanh nghiệp đang trong khu chế xuất, họ bán cho doanh nghiệp Việt thì họ phải chịu thuế, coi như xuất khẩu ở thị trường Việt Nam, nên những doanh nghiệp này phải xuất sang thị trường thứ 3. Sau đó, doanh nghiệp Việt lại phải nhập từ thị trường thứ 3, trong khi sản phẩm đó được làm ở Việt Nam. Tôi thấy điều này rất bất cập.

- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội: Do các doanh nghiệp Việt thiếu thông tin, mở được diễn đàn cho các doanh nghiệp Việt thì thực sự rất hay. Nhưng Việt Nam có cần phải dựa quá nhiều vào doanh nghiệp FDI không? Như Samsung, họ đầu tư vào Việt Nam, chúng ta có thể thu được kinh nghiệm về quản trị, tay nghề công nhân nhưng về bí quyết công nghệ thì rất là khó. Họ không thể chuyển giao bí quyết công nghệ cho mình được.

Do đó, điều này cần nhiều hơn vai trò của doanh nghiệp trong nước. Nhà nước có chính sách doanh nghiệp trích 2% doanh thu làm quỹ bí quyết công nghệ, nhưng quỹ này hiện nay không sử dụng được, không tiêu được, trong khi đó, ngược lại, các doanh nghiệp FDI - họ cũng có quỹ này nhưng lại sử dụng được, tiếp sức cho họ rất nhiều trong việc phát triển công ty.

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: Chúng ta cần xem chính sách có hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ làm được linh kiện nhỏ hay không? Bản thân các sản phẩm trong cuộc sống chúng ta còn phải mua từ Trung Quốc thì làm sao sản xuất được toàn bộ các linh kiện điện tử. Để Công nghiệp hỗ trợ điện tử tại Việt Nam nên bắt đầu thế nào? Nhà nước hỗ trợ ra sao? Chính sách như thế nào?

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng. Ảnh: Tô Thế
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng trả lời câu hỏi. Ảnh: Tô Thế

9h40: Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt ký được hợp đồng trực tiếp với khách không nhiều, mà phần lớn vẫn phải qua các nhà thầu phụ. Phải chăng do mối liên kết giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp FDI, giữa quản lý nhà nước với doanh nghiệp đang có vấn đề?

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: Chuyện tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp FDI thì tùy trường hợp, có thể phải phù hợp với văn hóa. Như doanh nghiệp Hàn Quốc thì ban đầu họ muốn tiếp xúc lớp 1 với người của họ, nhưng doanh nghiệp FDI Nhật thì lại khác, họ không câu nệ các doanh nghiệp lớp 1 phải là người của họ mà quan trọng là sản phẩm có chất lượng hay không, chính sách của doanh nghiệp đó với người lao động thế nào. Câu chuyện ở đây chính là chúng ta có đáp ứng được nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm không?

- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội: Quan trọng nhất là tiêu chuẩn sản phẩm. Tuy nhiên, có thực tế là các doanh nghiệp FDI thì chuỗi cung ứng các sản phẩm cho họ rất là “đóng”. Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp Việt cần thông tin để họ xen vào chuỗi cung ứng rất là “đóng” của họ. Có như thế thì mới tham gia vào chuỗi được.

9h20: Có ý kiến cho rằng: “Hầu hết các sản phẩm trên thị trường điện tử đều là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp bằng các linh kiện nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước chỉ mới tham gia khâu hoàn thiện các sản phẩm bao bì, sách hướng dẫn, linh kiện nhựa mà chưa làm được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao”, ông/bà bình luận gì về quan điểm này?

- Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Nếu nói doanh nghiệp điện tử Việt Nam mới chỉ làm được bao bì là không đúng. Hầu hết linh kiện điện tử cơ bản doanh nghiệp Việt Nam đã làm được. Tuy nhiên, trong chuỗi sản xuất công nghiệp điện tử hiện nay thì hiệu quả kinh tế doanh nghiệp Việt Nam có nhất thiết phải làm hết các linh kiện không? Đã có nhiều doanh nghiệp làm được chi tiết công nghệ cao, đơn cử như Viettel đã sản xuất được điện thoại di động.

Hơn nữa, một hãng không nhất thiết phải sản xuất được hết, điều quan trọng sản xuất được sản phẩm tốt. Lợi thế cạnh tranh ở quản trị cao cấp của Việt Nam còn hạn chế trong khi thế giới các doanh nghiệp đã đầu tư về khoa học công nghệ.

Con số hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam đang là nhà cung cấp cho Samsung cho thấy nhiều linh kiện đã và đang sản xuất tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam khá chật vật trước chính sách của cơ quan quản lý. Chính sách hay trên văn bản giấy tờ nhưng chưa có đánh giá tính hiệu quả trên thực tế. Tôi đơn cử, đổi mới khoa học công nghệ quốc gia đã có đầu tư đến các doanh nghiệp nhưng chưa có đánh giá cụ thể, nhiều doanh nghiệp "kêu" nghe thì hay nhưng tiếp cận khó. Hay nhiều doanh nghiệp mới phát triển tiếp cận nguồn vốn vay còn khó khăn. Do đó, các bộ ngành ban hành ra chính sách thì nên đánh giá đã hỗ trợ được gì cho các doanh nghiệp.

- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội: Các doanh nghiệp Việt làm rất tốt về sản phẩm trên thị trường điện tử, tuy nhiên, trên thương trường, cái gì có hiệu quả kinh tế hơn thì mình làm, quan trọng là người Việt phải sở hữu bí quyết công nghệ. Chúng tôi mong muốn có được ưu đãi tương tự như Chính phủ đang ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp này được ưu đãi dễ lắm, nhưng tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nhận ưu đãi mà khó vậy?

PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Tô Thế
PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Tô Thế

9h18: Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cần 20 năm đã có Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử phát triển mạnh, tại sao ở Việt Nam làm 30 năm nay vẫn không xong. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội: Khi một doanh nghiệp mới muốn tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm toàn cầu, thì vấn đề là phải có gì mới, mà muốn có điều này phải có bí quyết công nghệ, nếu không thì muôn đời đi sau. Doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc họ phát triển vì họ tìm ra sản phẩm đinh của ngành Công nghệ hỗ trợ điện tử. Ngành Công nghiệp điện tử ở Hàn Quốc, sản phẩm đinh của họ là tìm và sáng tạo ra Ram. Việt Nam cũng có thể học hỏi để phát triển tốt hơn, trả lời cho câu hỏi “tại sao ở Việt Nam làm 30 năm nay vẫn không xong”.

9h12: Thực tế, các công ty đa quốc gia đặt rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe đối với các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử khi tham gia chuỗi cung ứng này. Bà đánh giá như thế nào hiện trạng liên kết, cũng như cung ứng trong lĩnh vực điện tử ở nước ta hiện nay?

- Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: Như tôi đã nói, tiềm năng Công nghiệp hỗ trợ điện tử tại Việt Nam là có. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Công nghiệp điện tử ngoài tập trung vốn, đầu tư vốn cao công nghiệp điện tử còn cần tập trung cả lao động. Hiện tỉ trọng gia công tại Việt Nam khá nhiều, còn các nước thế giới tập trung vào nghiên cứu phát triển là chính.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Việt Nam có lao động lớn nhưng các doanh nghiệp còn một số hạn chế như quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính chưa có… Doanh nghiệp FDI tận dụng tốt cơ hội, còn doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ cơ hội để tận dụng phát triển. Những doanh nghiệp đa quốc gia đầu chuỗi như Samsung, LG… có những tiêu chuẩn quản trị sản xuất, quản lý chất lượng rất khắt khe. Họ quy định chặt chẽ từ hạng mục nhỏ nhất. Còn doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư công nghệ, nguồn vốn, hỗ trợ công nghệ của Nhà nước.

Liên quan đến Công nghiệp hỗ trợ điện tử, đã có nhiều văn bản của Chính phủ, Bộ Công Thương cũng có nghị định về phát triển Công nghiệp hỗ trợ điện tử. Từ đó, các DN tập hợp bài bản, có liên kết ngang hình thành nên Công nghiệp hỗ trợ điện tử toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất đầu chuỗi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhận được nhiều hỗ trợ về công nghệ như việc Samsung phát triển 3 năm lại đây đã hình thành được hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ; hay như Cannon có đến 176 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử tại Việt Nam cung ứng cho hãng.

Doanh nghiệp Việt Nam cần Nhà nước đầu tư thêm vốn, công nghệ để phát triển tốt hơn trong tương lai.

9h10: Qua việc hợp tác và cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn, doanh nghiệp, ông có thể chia sẻ những yêu cầu của các tập đoàn doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ, vì đó có thể là tiền đề để cho các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử khác hỏi hỏi kinh nghiệm?

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: Tất nhiên họ phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, như chất lượng ISO. Đó là điều kiện bắt buộc phải thực hiện để cung ứng các sản phẩm cho các công ty đa quốc gia. Từ những tiêu chuẩn, đòi hỏi khắt khe về sản phẩm, các doanh nghiệp Việt cũng từ đó cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt hơn.

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng. Ảnh: Tô Thế
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng. Ảnh: Tô Thế

9h08: Nếu các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử đủ năng lực và đáp ứng được đòi hỏi các của công ty đa quốc gia trong chuỗi cung ứng - điều đó sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình như thế nào?

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: DN của tôi cung cho DN của Nhật. Khi DN trở thành cung ứng cho DN nước ngoài thì công nhân có việc làm, nâng cao năng lực của DN mình. DN Việt Nam đã dần đáp ứng được nhu cầu của nước ngoài.

9h05: Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành Công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nội dung của Kế hoạch hành động nói rõ về việc phát triển Công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành Công nghiệp điện tử. ông đánh giá thế nào về hiệu quả của kế hoạch hành động này trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử ở Việt Nam hiện nay?

- PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội: Ngoài chương tình này, Chính phủ ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, như chính sách về công nghệ cao, liên quan đến việc hỗ trợ cho ngành điện tử. Tuy nhiên, tôi thấy rằng, doanh nghiệp FDI tận dụng tốt hơn doanh nghiệp Việt.

 
PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ảnh: Tô Thế

- Ông Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng: Đứng về phía cách doanh nghiệp thì hiện nay, doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ điện tử không nhiều, các doanh nghiệp có đăng ký và có sản phẩm cung ứng cho thị trường cũng rất ít. Thực tình mà nói, chúng tôi chưa nhận được các thông tin hỗ trợ của Chính phủ, chưa đến được các doanh nghiệp; các chương trình kế hoạch hành động thế nào, chúng tôi cũng chưa biết.

9h00: Buổi tọa đàm bắt đầu

Từ vị trí của bà, nếu nói tương đối ngắn gọn, đồng thời mô tả về bức tranh của công nghiệp hỗ trợ ngành Điện tử ở Việt Nam hiện nay, bà bày tỏ quan điểm gì?

- Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam: 2 năm trở lại đây, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Việt Nam phát triển khá lớn. Có được sự phát triển này là do chúng ta thu hút FDI, một số hãng điện tử lớn xuất hiện ở Việt Nam như Samsung, Cannon… Tại Việt Nam, Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử có nhiều cơ hội cung ứng cho đa quốc gia. Chúng ta có tiềm năng tốt nhưng công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử phát triển chưa tương xứng.

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển tặng hoa các khách mời tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Tô Thế
Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển tặng hoa các khách mời tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Tô Thế

Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong ngành công nghiệp điện tử, với hơn 10 tỉ USD vốn đầu tư. Đặc biệt, nhiều hãng điện tử hàng đầu thế giới đã đầu tư những khoản tiền rất lớn xây dựng các cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao phục vụ xuất khẩu ở Việt Nam như: Samsung, LG, Panasonic, Foxconn…

Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước liên kết sản xuất, cung cấp linh kiện, lắp ráp và tham gia từng công đoạn cho các tập đoàn đã có thương hiệu, qua đó xây dựng và phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua, ngành Công nghiệp ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng chưa thực sự phát triển. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao.

Ngoài ra, tính liên kết giữa doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử với khách hàng và các nhà cung cấp còn hạn chế. Đơn cử như khi tham gia chuỗi cung ứng Samsung, doanh nghiệp chủ yếu cung ứng theo hình thức hợp đồng từng đơn hàng, nên thường không có được kế hoạch làm việc dài hạn.

Còn với khách hàng Nhật Bản, một số doanh nghiệp được trực tiếp ký kết các hợp đồng sản xuất hàng loạt và thời gian hợp đồng tương đối dài hạn.

Tuy nhiên theo ông Cường, số lượng doanh nghiệp Việt ký được hợp đồng trực tiếp với khách không nhiều, mà phần lớn vẫn phải qua các nhà thầu phụ.

Dẫn trường hợp Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ cần 20 năm đã có nền công nghiệp phụ trợ phát triển nhanh, ông Nguyễn Đình Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Hanel, cho rằng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong hơn 30 năm vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Từ những hạn chế đó, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó viện trưởng Viện CIEM cho rằng, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần phải đẩy mạnh liên kết, vì lực lượng dẫn dắt ngành điện tử đều là khu vực FDI. Do đó, cần có chính sách đẩy mạnh liên kết giữa khu vực trong nước với các khu vực FDI, giúp doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ với doanh nghiệp nhỏ và vừa như xây dựng các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, vốn, khoa học công nghệ.

Và đó cũng là lý do, hôm nay (22.11), Báo Lao Động tổ chức tọa đàm: "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?", với sự tham dự của các vị khách mời: Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Điện tử Viễn thông – Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đức Thành |

Bộ Công Thương đang hướng tới xây dựng 3 trung tâm CNHT tại ba vùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Tại sao chưa như kỳ vọng?

Khương Duy |

Việt Nam đã phát triển Công nghiệp hỗ trợ hơn 30 năm nhưng kết quả chưa như kỳ vọng, trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ cần 20 năm xây dựng đã có một nền Công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh. Về vấn đề này, các chuyên gia đã có những phân tích khách quan.

Tọa đàm "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?"

C.N |

Tọa đàm "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?", kỳ vọng sẽ có được những ý kiến chia sẻ thẳng thắn, đa chiều, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho ngành công nghiệp Việt Nam.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đức Thành |

Bộ Công Thương đang hướng tới xây dựng 3 trung tâm CNHT tại ba vùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Tại sao chưa như kỳ vọng?

Khương Duy |

Việt Nam đã phát triển Công nghiệp hỗ trợ hơn 30 năm nhưng kết quả chưa như kỳ vọng, trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ cần 20 năm xây dựng đã có một nền Công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh. Về vấn đề này, các chuyên gia đã có những phân tích khách quan.

Tọa đàm "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?"

C.N |

Tọa đàm "Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần bắt đầu từ đâu?", kỳ vọng sẽ có được những ý kiến chia sẻ thẳng thắn, đa chiều, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa của ngành Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, góp phần xây dựng chính sách hiệu quả hơn, tạo nên những cú hích, sức bật mới cho ngành công nghiệp Việt Nam.