Tiêu thụ xe của Trung Quốc đạt kỷ lục, VEAM vẫn lỗ

Thiên Bình |

Báo cáo mới đây của Tổng Công ty Máy động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) cho biết, giai đoạn 2016, dù tiêu thụ xe đạt kỷ lục, nhưng tất cả lợi nhuận đều trả cho chi phí bán hàng, còn VEAM bị lỗ.

Sau 1 năm nhập linh kiện, xe vẫn chưa có

Báo cáo về hoạt động kinh doanh thương mại, VEAM cho biết, hoạt động kinh doanh thương mại giai đoạn từ 2014-2018 tiếp tục kinh doanh thương mại với các đơn vị thành viên. Không có công nợ phát sinh liên quan đến vai trò trung gian trong kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu đối với hai đơn vị này.

Tuy nhiên hoạt động kinh doanh lại được mở rộng sang các lĩnh vực khác như kinh doanh ô tô Changan của Trung Quốc, độc lập với kinh doanh ô tô của Nhà máy ô tô (VM).

Mặc dù công ty mẹ đã có Chi nhánh VM sản xuất kinh doanh ô tô, nhưng VEAM vẫn tổ chức kinh doanh xe Changan riêng. Phương thức thực hiện là Chi nhánh Mekong Auto (MKA) lắp ráp xe bán cho Văn phòng VEAM, văn phòng VEAM bán cho các đại lý.

Việc kinh doanh thực hiện bắt đầu từ năm 2015. Năm 2016, số xe tiêu thụ đạt kỷ lục, nhưng tất cả lợi nhuận đều trả cho chi phí bán hàng, còn VEAM bị lỗ.

Tính tổng chung 4 năm (từ 2015-2018), tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 2,2%. Tuy nhiên, thực tế thời gian bỏ vốn cho MKA nhập linh kiện, đến khi bán hàng thu tiền, thời gian sử dụng vốn không phải là 03 tháng như các hợp đồng kinh doanh khác. Lô hàng 1.000 xe tiêu chuẩn khí thải Euro4 từ năm 2017, nhưng năm 2017 chỉ bán được 325 xe, năm 2018 bán 379 xe, 2 tháng đầu năm 2019 bán được 31 xe, hiện vẫn còn tồn 114 xe và 151 xe chưa nhập kho.

Lô 1.500 xe được quyết định từ 2017, nhập linh kiện từ năm 2018 cho đến tháng 3.2019 vẫn chưa có xe đưa ra thị trường.

"Việc kinh doanh này phá vỡ các nguyên tắc kinh doanh khi chưa có phương án kinh doanh, chưa có hợp đồng mua hàng đã ứng vốn cho MKA nhập linh kiện. Việc bảo lãnh mở thư tín dụng nhập khẩu không đúng nguyên tắc và các quy định quản lý", VEAM cho biết.

VEAM bị truy thu thuế 163,2 tỉ đồng

Năm 2016, doanh thu Văn phòng VEAM đạt 1.006 tỉ đồng nhưng thực chất doanh thu tổng hợp công ty mẹ loại trừ doanh thu các chi nhánh thì chỉ còn 354,9 tỉ đồng. Phần chênh lệch là do công ty mẹ mua vật linh kiện bán cho chi nhánh.

Việc văn phòng VEAM nhập 1.410 bộ linh kiện xe Huyndai năm 2016 và 600 bộ năm 2017 cấp cho VM đã dẫn đến quyết định của Cục Hải quan Hà Nội truy thu thuế khi công ty mẹ không đủ điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi đối với bộ linh kiện nhập khẩu. Việc VEAM nhập linh kiện cho VM thực tế là tạo điều kiện về vốn cho VM hoạt động mà không phải trả lãi. Đến 31.12.2018, VM còn nợ tiền hàng khoảng 359 tỉ đồng, không trả được công ty mẹ.

Theo quyết định của Cục Hải quan Hà Nội, số thuế nhập khẩu truy thu là khoảng 163,2 tỉ đồng, thuế giá trị gia tăng khoảng 16,32 tỉ đồng. Ngoài ra, VEAM còn phải nộp bổ sung theo lãi suất chậm trả 0,03%/ngày là khoảng 46,97 tỉ đồng. Nếu Cục Hải quan Hà Nội tiếp tục phạt hành chính (mức thấp nhất 20%) thì VEAM còn phải nộp thêm 35,9 tỉ đồng.

Tuy nhiên VEAM vẫn đang tiếp tục kiến nghị với Bộ Tài Chính về việc truy thu thuế này.

"Do đó quyết định ấn định thuế, tiền nộp chậm và phạt vi phạm hành chính chưa có kết luận cuối cùng. Nên việc xử lý tài chính, xem xét hậu quả vụ việc và trách nhiệm liên quan theo ý kiến chỉ đạo cần thêm thời gian để thực hiện", VEAM cho biết.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

VEAM lỗ nặng vì "mua đắt, bán rẻ" để công ty con thu lời

Thuỳ Dung |

VEAM đã thực hiện việc mua vật liệu của công ty con - liên kết với giá cao, rồi bán lại cho chính công ty con - liên kết với giá một nữa, dẫn đến việc thua lỗ nặng do không được công ty này thanh toán khoản nợ động từ năm 2010.

VEAM cung cấp động cơ Trung Quốc dẫn đến khoản nợ gần 70 tỉ đồng

Thiên Bình |

Việc Tổng Công ty Máy động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) cung cấp động cơ Trung Quốc được xác định là nguyên nhân dẫn đến đối tác không chấp nhận lô hàng trị giá hàng chục tỉ đồng, dù giảm giá đến gần 1/3 giá trị lô hàng.

Giữa lùm xùm sai phạm, VEAM đề nghị lên sàn với 1,3 tỉ cổ phần

Thuỳ Dung |

Tổng Công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã có tờ trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc niêm yết cổ phiếu trên sàn.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

VEAM lỗ nặng vì "mua đắt, bán rẻ" để công ty con thu lời

Thuỳ Dung |

VEAM đã thực hiện việc mua vật liệu của công ty con - liên kết với giá cao, rồi bán lại cho chính công ty con - liên kết với giá một nữa, dẫn đến việc thua lỗ nặng do không được công ty này thanh toán khoản nợ động từ năm 2010.

VEAM cung cấp động cơ Trung Quốc dẫn đến khoản nợ gần 70 tỉ đồng

Thiên Bình |

Việc Tổng Công ty Máy động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) cung cấp động cơ Trung Quốc được xác định là nguyên nhân dẫn đến đối tác không chấp nhận lô hàng trị giá hàng chục tỉ đồng, dù giảm giá đến gần 1/3 giá trị lô hàng.

Giữa lùm xùm sai phạm, VEAM đề nghị lên sàn với 1,3 tỉ cổ phần

Thuỳ Dung |

Tổng Công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã có tờ trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về việc niêm yết cổ phiếu trên sàn.