Thiếu nguồn nhân lực Công nghiệp hỗ trợ: Đâu là giải pháp căn cơ?

Nguyễn Tuấn |

Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp hỗ trợ, các chuyên gia cho rằng, phải có sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo nên nâng cao tính ứng dụng giảm bớt tính hàn lâm, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ.

Đầu tư nguồn nhân lực là yếu tố phát triển bền vững 

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của mỗi quốc gia.

Đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ngành Công nghiệp hỗ trợ đã được Chính phủ xác định phát triển để trở thành một ngành công nghiệp bền vững vào năm 2025.

Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực qua đào tạo của ngành này còn đang rất thiếu và yếu. Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, nhưng hiện nay nguồn lao động có chất lượng cao tại Việt Nam vẫn còn quá ít. Đặc biệt là lao động có tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ còn rất yếu so với các nước liền kề như Thái Lan, Trung Quốc...

Để phát triển Việt Nam trở thành Trung tâm sản xuất trong khu vực, trên cơ sở mối quan hệ hợp tác và hội nhập, tại buổi tọa đàm trực tuyến: “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao", bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho rằng, đầu tư vào nguồn nhân lực là một yếu tố phát triển bền vững không chỉ của ngành công nghiệp hỗ trợ mà còn của các ngành khác.

Để giải được bài toán này, phải có sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo nên nâng cao tính ứng dụng giảm bớt tính hàn lâm, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ. Đây là quá trình thiết yếu để đảm bảo chất lượng cho nguồn lao động.

"Có rất nhiều cơ sở chọn những người lao động có trình độ ngoại ngữ. Đôi khi doanh nghiệp muốn đưa người lao động nâng cao tay nghề thì người lao động phải có tiếng Anh. Những bạn không có tiếng Anh cơ hội thấp hơn hẳn.

Có những em dù đào tạo trung cấp nhưng có tiếng Anh, có rất nhiều cơ hội. Đẩy mạnh ngoại ngữ là một trong những "tấm visa" để người lao động hội nhập tốt hơn trong thời đại 4.0 hiện nay", bà Đỗ Thị Thúy Hương nhận định.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Tô Thế
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Tiến sĩ Lê Đông Phương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam thì cho rằng, nền Công nghiệp hỗ trợ có tuổi thọ ngắn, công nghệ thay đổi liên tục nên doanh nghiệp cần gắn kết với nhà trường để tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Kỳ vọng gì về sự phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ?

Kỳ vọng gì về sự phát triển về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong tương lai, tiến sĩ Kiều Xuân Thực – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, bản thân các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp. Về doanh nghiệp cũng nên tích cực chủ động hợp tác để nâng chất lượng đào tạo.

TS Kiều Xuân Thực – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nêu ý kiến. Ảnh: Tô Thế
TS Kiều Xuân Thực – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nêu ý kiến. Ảnh: Tô Thế

Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng mềm. "Hiện tôi được biết có khoảng 200 bộ do các bộ ban hành nhưng cũng tương đối lạc hậu. Có tiêu chuẩn kỹ năng, chúng tôi sẽ xác định được chuẩn đầu ra.

Đồng thời, cần hoàn thiện hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ quốc gia. Hiện nay có khoảng 90 ngành nghề có bộ đánh giá chứng chỉ, bộ lao động cũng tổ chức đánh giá cho hơn 40 cơ sở. Đây là việc làm rất quan trọng để công nhận trình độ, kỹ năng của người lao động. Có như thế mới có thể xoá được những tâm lý là làm việc ở các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lương thấp, vất vả", tiến sĩ Thực nói.

"Tôi cho rằng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có vai trò lớn trong tương lai vì chúng ta còn rất lâu mới có thể đi đến sáng tạo công nghệ. Chúng ta cần chuẩn bị nhân lực để cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

Do đó, không chỉ nhà trường mà các doanh nghiệp cần tham gia tạo ra liên minh với nhà tuyển dụng. Người học cần có ý thức với tương lai của mình", tiến sĩ Lê Đông Phương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam kỳ vọng.

Nguyễn Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Liên kết doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ với cơ sở đào tạo

Cát Tường |

Ngày 4.12, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao". Tọa đàm đã thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nguồn nhân lực ngành Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, đồng thời có nhiều ý kiến đống góp tâm huyết nhằm phát triển nhân lực của ngành Công nghiệp phụ trợ.

Tọa đàm: Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhóm PV |

Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ đang thiếu hụt rất nhiều cả về chất và lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của dây chuyền thiết bị hiện đại. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao".

Tọa đàm: Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

MI VÂN |

Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, nhưng hiện nay nguồn lao động có chất lượng cao tại Việt Nam vẫn còn quá ít. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao".

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Liên kết doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ với cơ sở đào tạo

Cát Tường |

Ngày 4.12, Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao". Tọa đàm đã thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nguồn nhân lực ngành Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, đồng thời có nhiều ý kiến đống góp tâm huyết nhằm phát triển nhân lực của ngành Công nghiệp phụ trợ.

Tọa đàm: Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhóm PV |

Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ đang thiếu hụt rất nhiều cả về chất và lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của dây chuyền thiết bị hiện đại. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao".

Tọa đàm: Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

MI VÂN |

Theo nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước, mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, cần cù, nhưng hiện nay nguồn lao động có chất lượng cao tại Việt Nam vẫn còn quá ít. Đó là lý do Báo Lao Động tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Công nghiệp hỗ trợ và bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao".