Sở Công Thương Hà Nội: Sẽ không để một ngày nào thiếu hàng

Phạm Dung |

Sau thông tin về ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội, nhiều người dân đã có tâm lý e ngại và đổ xô đi mua hàng hoá thiết yếu. Trước tình hình này, Sở Công Thương Hà Nội khẳng định đã có lượng hàng hoá tích trữ đủ cho 5.000 người phục vụ cách ly, trong trường hợp thành phố có đến 1.000 người nhiễm COVID-19.

Chiều 7.3, Bộ Công Thương tổ chức họp bàn về các biện pháp đảm bảo nguồn cung trong nước, ổn định thị trường, tránh găm hàng, tránh tâm lý bất ổn cho người dân về việc thiếu hàng.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trường Vụ Thị trường trong nước cho biết, ngay từ khi có dịch, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị các nhà phân phối đảm bảo nguồn cung hàng hoá, yêu cầu địa phương chủ động xây dựng kịch bản ứng phó đảm bảo nguồn cung thiết yếu.

Bộ Công Thương cũng đã có văn bản đề nghị sở Công Thương đẩy mạnh các biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn.

Vụ Thị trường trong nước vẫn tiếp tục tổng hợp các báo cáo của các sở Công Thuơng và khi có những bất thường của thị trường sẽ có can thiệp kịp thời.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, ngay sau khi nhận được thông tin về ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội, trong đêm, Hà Nội đã họp và các phương án được triển khai.

Ngay khi có dịch, TP Hà Nội đã chỉ đạo các hệ thống phân phối tăng dự trữ hàng hoá từ 30-40%. Lượng hàng cung ứng tăng gấp 4-5 lần so với bình thường. TP Hà Nội cũng tập trung công tác bình ổn thị trường, thường xuyên thành lập tổ công tác kiểm tra, đồng thời, yêu cầu các trung tâm thương mại, các nhà phân phối, các siêu thị báo cáo giá cả hàng ngày.

Thành phố cũng đã chủ động làm việc với nhà cung cấp yêu cầu cung cấp đủ cho thành phố, khi cần thiết có thể huy động lượng hàng hoá từ các doanh nghiệp lớn.

Cũng theo bà Lan, TP Hà Nội xây dựng 4 phương án dịch, trong đó ngành công thương Hà Nội tập trung vào phương án 3 (nếu thành phố có trên 20 người nhiễm COVID-19) và phương án 4 (nếu TP có trên 1.000 người nhiễm COVID-19).

Nếu rơi vào kịch bản số 4, thành phố đã có lượng hàng hoá tích trữ đủ cho 5.000 người phục vụ cách ly. Sở Công Thương đã giao cụ thể cho các đơn vị phân phối để đáp ứng hàng hoá theo đúng chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội.

“Chúng tôi khẳng định có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân, không một ngày nào thiếu hàng. Người dân không nên đổ xô đi mua hàng để tránh tăng nguồn cung cục bộ trong ngày”, bà Lan nói.

Đại diện BigC cho biết, hôm nay, lượng khách hàng tăng đến 300%, số đơn hàng lên tới hơn 1.700. Song đại diện siêu thị BigC khẳng định, vẫn đảm bảo cung ứng hàng hoá cho người dân.

Trước nhu cầu thực phẩm tăng cao, siêu thị đã làm việc với nhiều đơn vị cung ứng trong và ngoài nước. Ngoài ra, siêu thị cũng lên kế hoạch mở cửa sớm hơn, đóng cửa muộn hơn từ 7h sáng đến 11h đêm và cam kết không tăng giá trong dịp này.

Đại diện MM Mega Market Việt Nam cho biết, hiện tại các mặt hàng thiết yếu đã được MM tập trung chủ động nguồn hàng hoá, tăng lượng mua vào với tổng giá trị hàng hoá hơn 1.200 tỉ đồng.

Đặc biệt, các mặt hàng hỗ trợ phòng ngừa bệnh truyền nhiễm như khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước sát khuẩn… siêu thị đã tăng lượng hàng lên từ 190% đến 1.500% để đưa vào hệ thống phục vụ khách hàng.

Các siêu thị cho biết đã có nhiều kịch bản để đảm bảo "sức khoẻ" của hệ thống trong trường hợp dịch bệnh kéo dài.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Xử lý hành vi mua vét, gom hàng, lợi dụng dịch COVID-19

Phạm Dung |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các đội Quản lý thị trường giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, gom hàng.

Dịch COVID-19: Doanh nghiệp phải có chiến lược nhân sự dài hơi

ANH THƯ |

Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, có hàng nghìn người lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất.

Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp ở Hà Nội tăng nguồn cung

Thuỳ Dung |

Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Xử lý hành vi mua vét, gom hàng, lợi dụng dịch COVID-19

Phạm Dung |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu các đội Quản lý thị trường giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, gom hàng.

Dịch COVID-19: Doanh nghiệp phải có chiến lược nhân sự dài hơi

ANH THƯ |

Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, có hàng nghìn người lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất.

Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp ở Hà Nội tăng nguồn cung

Thuỳ Dung |

Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp.