Sau cú bắt tay khủng với Vingroup, Masan lại muốn mua hãng bột giặt lâu đời

Thiên Bình |

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan hôm nay công bố Masan HPC - một công ty thành viên vừa được thành lập thuộc ngành hàng Chăm sóc cá nhân và gia đình - đã đưa ra đề nghị chào mua công khai lên đến 60% cổ phần của Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO).

Giá chào mua phía Masan đưa ra là 48.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, hãng bột giặt Việt 50 năm tuổi được định giá khoảng 46 triệu USD, hệ số giá trên thu nhập (P/E) xấp xỉ 19.

Theo Masan, giao dịch này nhất quán với chiến lược 5 năm của Masan nhằm mở rộng danh mục sản phẩm và mang đến lợi ích tốt nhất cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Được thành lập vào năm 1968, NETCO là một trong các doanh nghiệp nội địa hàng đầu về sản phẩmchăm sóc gia đình tại Việt Nam. Doanh thu thuần của NETCO năm 2018 là 1.117 tỉ đồng và lợi nhuận thuần sau thuế là 57 tỉ đồng, với hai thương hiệu được ưa chuộng là NET và NETSOFT. Thị phần hiện tại của công ty trong ngành hàng bột giặt là 1,5%. Dẫn đầu thị trường là Unilever với 54,9% thị phần, Procter & Gamble 16,0%, Đại Việt Hương 11,6%, LIX 2,7% và Vico 2,4%.1

Masan cho rằng, nhờ vào tính tương đồng cao với 300.000 điểm bán hàng hiện nay của Masan, sự kết hợp giữa Masan và NETCO sẽ tạo ra giá trị cộng hưởng mang đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số.

Ông Trương Công Thắng, Chủ Tịch kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết: “Ngành hàng Chăm sóc cá nhân và gia đình tại Việt Nam vẫn còn rất sơ khai khi so sánh với nhiều thị trường phát triển khác. Là một doanh nghiệp Việt Nam và thấu hiểu người tiêu dùng Việt, Masan Consumer cùng với các doanh nghiệp nội địa tự tin rằng chúng tôi có nhiều ưu thế để phát triển các sản phẩm vượt trội và xây dựng những thương hiệu truyền cảm hứng. Cuối cùng, mục tiêu cao nhất của chúng tôi là phụng sự người tiêu dùng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam mỗi ngày.”

Giao dịch này phụ thuộc vào các phê duyệt của cơ quan chức năng và quy định của công ty. Dự kiến, Giao dịch sẽ hoàn thành trong 2 tháng theo quy định chào mua.

Trước đó, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco với Masan Consumer Holding để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Việc bắt tay giữa 2 doanh nghiệp lớn hàng đầu Việt Nam về sản xuất và bán lẻ được dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nội trên thị trường bán lẻ, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp ngoại đang chiếm tới gần 30% thị phần bán lẻ tại Việt Nam và đang có xu hướng tiếp tục mở rộng hơn nhờ những mở cửa từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tham gia.

Ngoài ra, cú bắt tay này cũng đã lộ tham vọng của Masan muốn trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Vì sao ông chủ Masan không còn là tỷ phú USD?

Gia Miêu |

Theo cập nhật mới nhất của Forbes, khối tài sản của ông chủ Tập đoàn Masan (MSN) Nguyễn Đăng Quang tính đến ngày 11.12.2019 hiện chỉ còn 974,5 triệu USD. Điều này đồng nghĩa với việc Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Masan ông Nguyễn Đăng Quang không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes.

Chủ tịch Masan Consumer nói gì về quyết định M&A chớp nhoáng trong 1 tháng?

Hương Nguyễn |

Thương vụ sáp nhập khủng nhất năm 2019 giữa VinCommerce, VinEco của Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan vẫn đang là tâm điểm chú ý. Có quá nhiều câu hỏi xung quanh thương vụ M&A đình đám chưa có câu trả lời.

VinMart, Masan và “phương trình” người Việt dùng hàng Việt

Hà Trang |

Nhà bán lẻ 5 năm tuổi chuyển giao hệ thống cho nhà sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu có hơn 20 năm kinh nghiệm. Cả 2 doanh nghiệp, người chuyển giao và người nhận chuyển giao đều là những doanh nghiệp nội quy mô lớn nhất cả nước. Với quy mô ấy, đây là thương vụ trong ngành bán lẻ có thể làm lợi nhiều nhất cho người tiêu dùng. Đó là điều hiếm hoi trong ngành bán lẻ chừng hơn 10 năm trở lại đây. Vậy thì người tiêu dùng được lợi gì ?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Vì sao ông chủ Masan không còn là tỷ phú USD?

Gia Miêu |

Theo cập nhật mới nhất của Forbes, khối tài sản của ông chủ Tập đoàn Masan (MSN) Nguyễn Đăng Quang tính đến ngày 11.12.2019 hiện chỉ còn 974,5 triệu USD. Điều này đồng nghĩa với việc Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Masan ông Nguyễn Đăng Quang không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes.

Chủ tịch Masan Consumer nói gì về quyết định M&A chớp nhoáng trong 1 tháng?

Hương Nguyễn |

Thương vụ sáp nhập khủng nhất năm 2019 giữa VinCommerce, VinEco của Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan vẫn đang là tâm điểm chú ý. Có quá nhiều câu hỏi xung quanh thương vụ M&A đình đám chưa có câu trả lời.

VinMart, Masan và “phương trình” người Việt dùng hàng Việt

Hà Trang |

Nhà bán lẻ 5 năm tuổi chuyển giao hệ thống cho nhà sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu có hơn 20 năm kinh nghiệm. Cả 2 doanh nghiệp, người chuyển giao và người nhận chuyển giao đều là những doanh nghiệp nội quy mô lớn nhất cả nước. Với quy mô ấy, đây là thương vụ trong ngành bán lẻ có thể làm lợi nhiều nhất cho người tiêu dùng. Đó là điều hiếm hoi trong ngành bán lẻ chừng hơn 10 năm trở lại đây. Vậy thì người tiêu dùng được lợi gì ?