Phát triển kinh tế tư nhân không đồng nghĩa "xóa sổ" kinh tế nhà nước

Phạm Dung |

Bên cạnh tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nhà nước cũng xác định cần phải đổi mới, phát huy doanh nghiệp nhà nước để tận dụng hiệu quả nguồn vốn 1,5 triệu tỉ đồng.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,6%: Cao hay thấp?

Nói về khả năng bứt phá của nền kinh tế Việt Nam năm 2019 tại đối thoại "Doanh nghiệp tư nhân cùng Chính phủ "bứt phá" do Kênh truyền hình VITV tổ chức, các chuyên gia đều bày tỏ sự tin tưởng về mục tiêu mà chúng ta đặt ra, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP.

Năm 2019, Chính phủ đã đề ra con số 6,6-6,8% cho tăng trưởng GDP. Theo đánh giá của ông Hoàng Trường Giang – Vụ trưởng vụ Kinh tế tổng hợp ban Kinh tế Trung ương, đây là con số phù hợp và khá thận trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

Còn theo ông Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng như chúng ta mong muốn, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể chế và nguồn lực. Ông Kiên nhận định, 2 yếu tố quan trọng này đã được chúng ta chuẩn bị tương đối bài bản.

“Như vậy, chúng ta có những tiền đề để phát triển nhanh, bền vững. Nhưng ở đây chúng ta không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng GDP mà phải trả lời được câu hỏi, người dân Việt Nam được hưởng lợi gì từ tăng trưởng kinh tế”, ông Kiên nói.

Dù cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,6% không hẳn là cao nhưng ông Kiên khẳng định, đây sẽ là một thách thức với chúng ta.

Trái ngược với quan điểm của các diễn giả trên, ông Lương Minh Chánh, Chủ tịch Trường Đào tạo Quản trị Kinh doanh BizUni lại cho rằng, tăng trưởng 6,6% GDP chưa có gì là bứt phá. Xét GDP đầu người hiện nay, Việt Nam chưa bằng 1/3 Trung Quốc, chưa bằng 1/2 Thái Lan. Đây là con số thấp.

“Với tốc độ này, chúng ta không bao giờ kéo được khoảng cách với các nước khác. Chúng ta sẽ vẫn là nước nghèo”, ông Chánh nói.

Cạnh tranh công bằng giữa kinh tế nhà nước và tư nhân

Cũng theo ông Chánh, Nghị quyết 10 của Trung ương đã xác định kinh tế tư nhân quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên hiện tại, kinh tế tư nhân chỉ chiếm 40% GDP, kinh tế nhà nước chiếm gần 30%, còn lại là các hộ cá thể. Ông Chánh cho rằng, điều này là bất hợp lý. Kinh tế tư nhân phải là trụ cột của nền kinh tế, đồng nghĩa với việc kinh tế tư nhân cần phải chiếm 50% GDP. Kinh tế nhà nước phải giảm dần dần.

Tuy nhiên theo ông Hoàng Trường Giang, với tinh thần của nghị Quyết 10, doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế. Những lĩnh vực mà tư nhân làm được, nhà nước sẽ không làm.

Phản biện lại ý kiến của ông Chánh, ông Nguyễn Đức Kiên- Phó Chủ nhiệm UBKT Quốc hội lại cho rằng, chúng ta không thể định nghĩa việc giảm kinh tế nhà nước theo hình thức cơ học như vậy. Theo Nghị quyết 11 về việc đổi mới, phát huy doanh nghiệp nhà nước để tận dụng hiệu quả nguồn vốn 1,5 triệu tỉ.

"Chúng ta tạo điều kiện để cho tỉ trọng của kinh tế tư nhân đóng góp cho nền kinh tế đất nước ngày càng lớn, để chiếc bánh ngày càng phát triển ra, chứ không phải chiếc bánh vẫn cứ như vậy và chúng ta bàn xem anh này phải co lại để cho anh kia phát triển", ông Kiên nhấn mạnh.

Theo ông Kiên, Chính phủ cần tạo môi trường bình đẳng để kinh tế nhà nước cạnh tranh với kinh tế tư nhân, tạo động lực cho phát triển nền kinh tế.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo Triều Tiên ấn tượng về kinh tế tư nhân tại Việt Nam

L.A |

Sáng 28.2, đoàn công tác của Triều Tiên do ông Ri Su Yong- Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch BCH Đảng Lao động Triều Tiên dẫn đầu đã tới thăm Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (An Phát Plastic, hose AAA) thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings để tìm hiểu về mô hình kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của VN

Đức Thành thực hiện |

Kinh tế tư nhân (KTTN) đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các thành phần kinh tế của Việt Nam, sử dụng 83,6% tổng số lao động, đóng góp 37,99% GDP so với 28,63% của khu vực kinh tế nhà nước… Điều đó cho thấy những đóng góp của khối KTTN rất lớn, có nhiều tiềm năng và cần tiếp tục được tạo thêm điều kiện phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khiến sự phát triển của KTTN bị hạn chế. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trịnh Đức Chiều - Phó Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM) cho biết:

Cải cách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

ĐẶNG TIẾN |

Tại hội thảo về tăng trưởng và cải cách kinh tế do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức mới đây, Trưởng ban Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô của CIEM - Nguyễn Anh Dương cho rằng tăng trưởng quý I/2018 của Việt Nam cao. Nhưng chưa thể yên tâm cho việc tăng trưởng của các quý tiếp theo vì đây là đà tăng trưởng được kéo từ quý IV/2017 sang.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Lãnh đạo Triều Tiên ấn tượng về kinh tế tư nhân tại Việt Nam

L.A |

Sáng 28.2, đoàn công tác của Triều Tiên do ông Ri Su Yong- Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch BCH Đảng Lao động Triều Tiên dẫn đầu đã tới thăm Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (An Phát Plastic, hose AAA) thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings để tìm hiểu về mô hình kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của VN

Đức Thành thực hiện |

Kinh tế tư nhân (KTTN) đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các thành phần kinh tế của Việt Nam, sử dụng 83,6% tổng số lao động, đóng góp 37,99% GDP so với 28,63% của khu vực kinh tế nhà nước… Điều đó cho thấy những đóng góp của khối KTTN rất lớn, có nhiều tiềm năng và cần tiếp tục được tạo thêm điều kiện phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khiến sự phát triển của KTTN bị hạn chế. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Trịnh Đức Chiều - Phó Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương - CIEM) cho biết:

Cải cách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

ĐẶNG TIẾN |

Tại hội thảo về tăng trưởng và cải cách kinh tế do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức mới đây, Trưởng ban Ban Chính sách Kinh tế vĩ mô của CIEM - Nguyễn Anh Dương cho rằng tăng trưởng quý I/2018 của Việt Nam cao. Nhưng chưa thể yên tâm cho việc tăng trưởng của các quý tiếp theo vì đây là đà tăng trưởng được kéo từ quý IV/2017 sang.