“Nữ hoàng hột vịt”: Quan trọng nhất là mình sống thật

Phương Nguyễn (thực hiện) |

Kinh doanh phải sống thật, làm thật và nói thật, bà Ba Huân rành rọt nói từng từ với Báo Lao Động. Ở tuổi 65, “nữ hoàng hột vịt” vẫn làm việc 14 - 15 tiếng mỗi ngày bởi “xã hội và công việc vẫn còn cần tới mình”.

Sự nghiệp của bà Ba Huân gắn chặt với trái trứng kể từ tuổi 13 khi theo mẹ xuống chợ buôn bán. Đến nay, ở tuổi mà người ta thường dành để vui vầy bên con cháu, bà lại hào hứng kể về những chuyến đi học ở Nhật, ở Singapore về công nghệ chăn nuôi mới. “Mình làm đầu tàu, mình không lo làm mà hưởng thụ thì làm sao công ty phát triển được” - bà cười giòn tan.

Trái trứng và niềm đam mê bất tận

Năm 1980, khi đang là trưởng bộ phận thu mua trứng của một doanh nghiệp nhà nước, tại sao bà lại quyết định nhảy ra lập vựa trứng riêng?

- Từ trước năm 1975 tôi đã buôn bán trứng rồi. Khi đất nước được giải phóng thì tôi dùng cái nghề của mình phục vụ cho nhà nước, hồi đó là Công ty Thực phẩm nông sản Kiên Giang. Nhưng sau năm 1980, doanh nghiệp không làm mặt hàng này nữa, tại nó dễ vỡ, dễ hư quá nên bỏ.

Tôi là con nhà nông, sống với nông dân từ bé tới lớn, tôi yêu nghề này lắm, thấy bỏ không đặng nên tôi bước ra để làm riêng.

Nhưng lúc đó môi trường kinh doanh của Việt Nam còn đóng, khối tư nhân chưa được thừa nhận rộng rãi, bà không sợ rủi ro?

- Cũng thấy rủi ro nhiều chớ, nhưng kinh doanh là vì lòng đam mê. Trái trứng là tổ nghiệp gia đình, không bỏ được. Mà tôi cũng nói rồi đó, tôi gắn kết với bà con nông dân quen rồi, tôi không thể bỏ họ một mình được.

Vậy lúc nhảy ra kinh doanh riêng, số vốn ban đầu của bà là bao nhiêu?

- Chừng vài triệu đồng gì đó. Nhưng được cái là nông dân thương tôi, tin tưởng tôi nhiều dữ lắm nên họ toàn bán gối đầu. Tôi cứ chắt chiu từng đồng lẻ một rồi làm nên thôi. Chính bởi thấy nông dân thương mình nên sau này làm được, tôi luôn nghĩ mình phải trả lại cho bà con.

Quyết định ngược đời vì bà con nông dân

Từ lúc bước ra làm ăn kinh doanh, điều khó khăn nhất mà bà gặp phải là gì?

- Đại đa số việc kinh doanh là suôn sẻ. Lần khó khăn nhất có lẽ là đại dịch cúm gia cầm năm 2003, tôi hầu như thua trắng. Đợt đó là cận tết rồi, bao tiền của đã đổ ra để gom hàng phục vụ tết nay phải thiêu huỷ sạch. Tôi tổn thất nặng lắm, con số tính được là khoảng 6 tỉ đồng.

Nhưng nói đi thì cũng nói lại, đại dịch cúm đó về sau được xem là bước chuyển mình của Ba Huân, khi tạo ra cuộc cách mạng cho xử lý trứng gia cầm. Tại sao thời điểm đó bà lại đi đến quyết định không giống ai: Thay vì tạm dừng kinh doanh hoặc chuyển nghề lại đi bán nhà xưởng, nhập máy móc, công nghệ nước ngoài về làm trứng sạch?

- Khi đại dịch xảy ra, thứ tôi nhìn thấy được là trứng gia cầm bị chất thành đống để mang đi thiêu huỷ. Bà con nông dân chỉ một thoáng chốc đã tay trắng. Nhìn xót xa lắm.

Tôi chỉ nghĩ tại sao cũng là trong cơn dịch mà trứng ở các nước bạn vẫn tiêu thụ được, còn của dân mình thì không. Ra nước ngoài thì mới biết ở các nước, người ta có quy trình xử lý tốt, nên sản phẩm vẫn tiêu thụ được. Thế nên tôi mới quyết tâm là phải đầu tư máy móc, thiết bị, mang công nghệ về để đổi lại cho người tiêu dùng sự yên tâm là trái trứng sạch để mà sử dụng. Lúc đó người nhà, bạn bè tôi cũng phản đối dữ lắm, nhưng tôi quyết làm vì tin là mình làm đúng.

Thực ra tôi chỉ nghĩ là mình phải giúp người nông dân thôi chứ cũng chả nghĩ gì cho bản thân hay công ty cả. Làm sao để sản phẩm của nông dân có chỗ tiêu thụ chứ ai cũng ngó lơ quả trứng gà, trứng vịt, rồi được bao nhiêu mang đi huỷ bấy nhiêu tôi chịu không nổi.

Phía công ty có gặp nhiều khó khăn trong việc đưa dây chuyền, máy móc về hay không?

- Nói thật thì tôi cũng được chính quyền từ trung ương đến địa phương hỗ trợ nhiều. Nhưng khi về rồi thì cũng gặp chút vấn đề từ tiểu thương nhỏ lẻ, họ cũng phá tôi nhiều. Họ đồn nhiều lắm, nào là xử lý trứng thế thì mau hư, để sản phẩm mình không bán được.

Vậy làm thế nào để bà thuyết phục được người tiêu dùng?

- Mình đi làm dân vận ở các chợ, rồi thì bán gối đầu, phân phối từ từ. Rốt cuộc thì người ta cũng tin tưởng đặt hàng thôi, vì mình làm thật mà, dần dà đơn hàng năm sau cao hơn năm trước.

Giờ đây, bà có tham vọng gì?

- Tôi đương tìm đường ra cho trứng xuất ngoại sang các nước Châu Á, để làm sao sản phẩm của người nông dân mình làm ra có thêm giá trị, được nhiều người biết đến hơn nữa.

Khi tham gia thị trường quốc tế, trái trứng Việt Nam gặp những thuận lợi, khó khăn gì?

- Chất lượng trứng của mình ngon hơn nhiều nước lắm nhưng chúng ta gặp rào cản lớn nhất chính là về vấn đề kiểm dịch. Tiêu chuẩn để nhập khẩu vào các nước rất khắt khe, chặt chẽ. Do vậy mình phải làm cẩn thận.

Việc cẩn thận đó có nghĩa là phải đầu tư mạnh hơn vào công nghệ?

- Đúng là vậy.

Làm kinh doanh chỉ cứ thật thà, chất phác, chả cần đua đòi ai

Trong cuộc nói chuyện, bà nhắc rất nhiều đến người nông dân, với bà, doanh nghiệp có trách nhiệm như thế nào với bà con nông dân?

- Bà con một nắng hai sương mới làm ra được sản phẩm, nên tôi nghĩ là phải ráng giữ chữ tín với họ. Mà chữ tín này không chỉ với bà con, mà tôi luôn tâm niệm là với người tiêu dùng cũng thế. Có chữ tín thì người bà con nông dân hay người tiêu dùng mới yêu quý mình, công ty mới phát triển mạnh hơn. Làm được thế thì công ty mới có giá trị thực, mới vươn xa ra cạnh tranh với các nước.

Ngoài chữ tín như bà nói, thì một doanh nhân cần có những phẩm chất gì?

- Doanh nhân như tôi thấy thì đa dạng lắm. Mỗi người, mỗi ngành có một sứ mệnh riêng. Quan trọng là khi làm cái gì thì phải làm cho tròn trịa. Đa sư thì hư bệnh, nên tôi nghĩ là cần tập trung vào một ngành, một lĩnh vực thôi. Đó chính là lý do tôi chỉ làm trứng, làm chăn nuôi chứ không tạt qua lĩnh vực khác.

Đã bao giờ bà phải đối diện với thách thức một bên là lương tâm của doanh nhân, một bên là lợi ích của chính bản thân mình và doanh nghiệp hay chưa?

- Cũng may là từ hồi đó đến giờ tôi chưa phải đứng ở ngưỡng cửa này. Tôi chỉ tâm niệm là mình nghĩ sao, làm vậy. Mình cứ thật thà, chất phác làm ra những thứ giá trị của chính mình, chứ cũng chả cần đua đòi giống ai cả.

Nhân viên của bà nói với tôi, ở tuổi 65, bà làm nhiều lắm, ngày 14 - 15 tiếng, khối lượng công việc và thời gian làm như vậy liệu có nặng quá?

- Không quá sức đâu. Tôi quen lao động từ nhỏ rồi. Tuổi thì ngoài 60 nhưng tinh thần làm việc là dưới 50. Tôi làm việc vì thích thôi, xã hội, công việc vẫn cần tới mình mà. Chừng nào người ta không còn cần đến tôi nữa thì tôi mới nghỉ ngơi được.

Thật ra tôi đã chuẩn bị cho mình đội ngũ kế cận rồi. Lính của tôi được cho đi tu nghiệp nước ngoài hết, để mang cái mới về áp dụng cho doanh nghiệp. Mà chính tôi cũng phải lo đi học. Gần đây tôi mới đi Singapore, rồi đi Nhật để xem họ chăn nuôi, trồng trọt thế nào.

Mình là đầu tàu, mình không lo làm mà cứ nghĩ là lớn tuổi rồi, hưởng thụ đi làm sao công ty mình phát triển được!

Cảm ơn bà! 

“Thứ tôi tin và giữ từ trước đến nay là lòng đam mê. Tôi nghĩ là mình làm thật, sống thật rồi trời Phật sẽ ngó lại cho mình, cộng đồng cũng sẽ nhìn lại mình, chớ tôi không ước vọng gì cao xa lắm. Tôi tin là kinh doanh phải thật thì mới bền vững”.

Phương Nguyễn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Từ đội trưởng đội thủy lợi đến doanh nhân tiêu biểu thời đại

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là người dân tộc Mường sinh ra lớn lên ở vùng đặc biệt khó khăn, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Không chỉ là người có uy tín trong đồng bào dân tộc, ông còn là doanh nhân tiêu biểu người dân tộc đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động là người dân tộc tại địa phương với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Ông là Bùi Xuân Cộng - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Xuân Hòa.

Thăm, tặng quà các doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam

Thanh Loan (LĐLĐ tỉnh Bắc Giang) |

Ngày 12.10, đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đến thăm và tặng quà Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Việt Pan Pacific World và Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.

Ngày doanh nhân nghĩ về những rào cản

Lê Thanh Phong |

Doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, đó là câu hỏi từng được đặt ra, và từng được trả lời rằng cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả. Trên thực tế, Chính phủ đã thiết kế nhiều chính sách kịp thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng những lợi ích từ những chính sách đó.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Từ đội trưởng đội thủy lợi đến doanh nhân tiêu biểu thời đại

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là người dân tộc Mường sinh ra lớn lên ở vùng đặc biệt khó khăn, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Không chỉ là người có uy tín trong đồng bào dân tộc, ông còn là doanh nhân tiêu biểu người dân tộc đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động là người dân tộc tại địa phương với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. Ông là Bùi Xuân Cộng - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Xuân Hòa.

Thăm, tặng quà các doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam

Thanh Loan (LĐLĐ tỉnh Bắc Giang) |

Ngày 12.10, đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đến thăm và tặng quà Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Việt Pan Pacific World và Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.

Ngày doanh nhân nghĩ về những rào cản

Lê Thanh Phong |

Doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, đó là câu hỏi từng được đặt ra, và từng được trả lời rằng cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả. Trên thực tế, Chính phủ đã thiết kế nhiều chính sách kịp thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng những lợi ích từ những chính sách đó.