Những doanh nghiệp “lột xác” sau cổ phần hoá

HÀ ANH |

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa hầu hết đều sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên. Thực tế, cổ phần hoá giống như chiếc “đũa thần” với một vài doanh nghiệp Việt.

Khi thay đổi bộ máy lãnh đạo, tư duy kinh tế thị trường, sở hữu đa thành phần, các doanh nghiệp có cú nhảy vọt chỉ trong thời gian ngắn.

“Lột xác” sau cổ phần hoá

Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sau cổ phần hóa (CPH) hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.

Ông Nguyễn Duy Long (Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính) đánh giá, một trong những minh chứng đúng đắn cho chủ trương đẩy mạnh CPH DNNN đó là những điển hình doanh nghiệp sau CPH thành công, hiệu quả hoạt động cải thiện mạnh mẽ.

Số liệu báo cáo của các DNNN đã CPH giai đoạn 2011-2015 cũng cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của DN năm sau đều tăng hơn so với năm trước: Vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, vốn chủ sở hữu tăng 60%, doanh thu tăng 29%, lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.

Trên thực tế, việc sớm thoát ra khỏi tư duy quản lý kinh tế nhà nước bằng cách CPH, nhiều thương hiệu Việt nức tiếng đã vươn lên trở thành doanh nghiệp đầu ngành, vươn tầm thế giới như Vinamilk, Điện Quang, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Sabeco, Bibica, Vinacafe Biên Hòa, Vinaseed, REE, Coteccons…

Tăng trưởng “thần kỳ”

Vinamilk bắt đầu thực hiện CPH từ tháng 12.2003, tổng vốn điều lệ đạt 1.590 tỉ đồng. Tại thời điểm 31.10.2005, Nhà nước nắm 60,47% vốn, tương ứng 961,5 tỉ đồng. Ngày 19.1.2006, cổ phiếu của Vinamilk (mã chứng khoán VNM) đã chính thức được niêm yết tại Trung tâm chứng khoán TPHCM với giá khớp lệnh trong phiên giao dịch đầu tiên là 53.000 đồng/cổ phiếu.

Cởi dần tấm áo hẹp của DNNN, thông qua các lần tăng vốn, cho đến hiện tại vốn Nhà nước tại đây còn 45%, không còn nắm quyền chi phối. Bước ngoặt thoái vốn của Nhà nước và sớm lên sàn chứng khoán đã khiến Vinamilk nhanh chóng có thêm đông đảo các nhà đầu tư khác. Đặc biệt, room ngoại của cổ phiếu Vinamilk luôn trong tình trạng lấp đầy suốt nhiều năm.

Là doanh nghiệp hiếm hoi trên thị trường đạt tăng trưởng doanh thu mỗi năm khoảng 22% trong 10 năm nay bất chấp thăng trầm của nền kinh tế. Từ mức chưa đầy 4.250 tỉ đồng năm 2004, Vinamilk thành doanh nghiệp đạt tỉ đô doanh thu vào năm 2011 và cán ngưỡng 46.965 tỉ đồng (hơn 2 tỉ USD) vào năm 2016. Sau 12 năm CPH, doanh thu Cty đã tăng 10 lần; Vốn điều lệ tăng gấp 10 lần lên mức 14.514 tỉ đồng. Cổ phiếu VNM sau nhiều lần chia cổ tức, chia thưởng vẫn đều đặn tăng giá, chốt phiên giao dịch ngày 18.9, VNM đạt 149.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ thống trị thị trường sữa nội, Vinamilk còn xuất khẩu ra 31 nước trên thế giới với doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Vinamilk hiện cũng là “quán quân” sinh lời lớn nhất sàn chứng khoán với lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 9.363 tỉ đồng. Hiện Nhà nước đang lên lộ trình thoái vốn tại Vinamilk, giảm sở hữu về 36%. Thoát khỏi mô hình quản lý nhà nước, Vinamilk ngày càng gặt hái được nhiều thành công, doanh thu và lợi nhuận tiếp tục được giới kinh tế trong và ngoài nước kỳ vọng cao. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, lợi nhuận năm 2017 của Vinamilk có thể lên tới 11.000 tỉ đồng. Thực tế 6 tháng đầu năm Vinamilk đã đạt lợi nhuận 5.852 tỉ.

Năm 2005, Điện Quang chính thức được cổ phần hoá và năm 2008 được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã giao dịch DQC. So với thế hệ các DNNN lúc bấy giờ, Điện Quang được CPH và niêm yết trên sàn khá sớm, hoạt động ngay sau đó đi vào minh bạch, công khai, tuân theo quy định chặt chẽ của HoSE.

Đây cũng chính là giai đoạn phát triển rất thần kỳ của thương hiệu “vang bóng một thời” đã sống 45 năm tuổi này. Cụ thể, năm 2005, vốn điều lệ của Điện Quang chỉ 23,5 tỉ đồng đến nay đã tăng lên 343,6 tỉ đồng. Tổng tài sản năm 2005 chỉ 218 tỉ đồng thì đến nay đã tăng lên 1.494 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đã tăng gấp 52 lần so với năm 2005. Về doanh thu từ mức 160 tỉ của năm 2005, Điện Quang đã trở thành công ty đạt doanh thu ngàn tỉ, năm 2016 đạt 1.038 tỉ đồng.

Kỷ lục về doanh thu và lợi nhuận nhất của Điện Quang rơi vào năm 2014. Cả sàn chứng khoán đã chứng kiến màn bứt phá của thương hiệu “vang bóng” khi cán mốc doanh thu 1.229 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 307 tỉ đồng. Tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của Điện Quang năm đó được xếp vào hàng tốt nhất thị trường.

Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) thuộc top của thị trường chứng khoán, năm 2014 đạt mức 11.200 đồng, năm 2016 là 6.410 đồng và năm 2016 đạt 5.730 đồng.

Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, các sản phẩm của Điện Quang còn là niềm tự hào dân tộc khi lần lượt được xuất khẩu sang 30 quốc gia trên thế giới gồm thị trường Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, EU và cả Châu Mỹ.

Là thương hiệu Việt, thành lập cùng thời với Điện Quang, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) ra đời năm 1977. Nhựa Bình Minh được cổ phần hoá năm 2004, cuối năm 2006 thì niêm yết cổ phiếu trên HOSE. Kể từ sau cổ phần hoá và niêm yết, Nhựa Bình Minh cũng có màn bứt phá ngoạn mục, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nhựa.

Năm 2004, Nhựa Bình Minh có doanh thu 338 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 33 tỉ. Sau 12 năm, Nhựa Bình Minh đã đạt doanh số 3.678 tỉ doanh thu và lợi nhuận gần 630 tỉ đồng. Quy mô tổng tài sản của Nhựa Bình Minh năm 2016 đạt 2.185 tỉ đồng, tăng gấp 9 lần so với năm 2014.

Trước khi CPH, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lỗ 1.666 tỉ (năm 2011). Sau khi cổ phần hóa đã có lợi nhuận hơn 5.147 tỉ đồng và doanh thu 123.127 tỉ năm 2016. Đây là năm Petrolimex đạt mức kỷ lục cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

HÀ ANH
TIN LIÊN QUAN

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.