Làm gì để Việt Nam có 30 thương hiệu dệt may ngang tầm thế giới?

CN-PD |

Muốn Việt Nam có 30 thương hiệu dệt may ngang tầm thế giới vào năm 2030, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, cần có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành Công Thương, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết năm 2019, các hiệp định thương mại đã tác động rất lớn đến dệt may Việt Nam. 2 hiệp định thương mại tự do là CPTPP, EVFTA tác động đến dòng đầu tư trong nước và nước ngoài, nhiều thị trường nước ngoài đã hướng tới Việt Nam.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 cũng tác động đến  việc ngành dệt may đầu tư công nghệ mới, bảo vệ môi trường, tăng năng suất.

Ngành dệt may Việt Nam được tạo điều kiện để chuyển dịch đầu tư về nông thôn, vùng sâu vùng xa, giữ tăng trưởng trên 7%, trong bối cảnh chiến tranh thương mại tạo nhiều áp lực lên ngành dệt may.  

Bên cạnh những thuận lợi, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng chỉ ra những khó khăn mà ngành đang phải đối mặt.

Theo quy hoạch phát triển ngành, năm 2020, toàn ngành dệt may xuất khẩu hướng tới con số 20 tỉ USD. Tuy nhiên, đến năm 2019, xuất khẩu của ngành đã đạt 30 tỉ USD. Như vậy quy hoạch phát triển ngành trước đó đã không còn phù hợp với thực tế nên ngành dệt may đề xuất Chính phủ sớm ban hành lại quy hoạch phát triển ngành mới.

Một khó khăn khác, trong chiến lược phát triển 2019, nhiều địa phương không mặm mà và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Điều này có thể khiến cho nỗ lực của Chính phủ và Bộ Công Thương trong thực hiện cam kết của các hiệp định thương mại "coi như về số 0".

Liên quan đến phát triển quy hoạch ngành, hiện nay các địa phương tụ cấp giấy phép các dự án đầu tư dẫn đến quy hoạch không đồng bộ, nhiều nơi tập trung quá nhiêu dự án dệt may, gây ra cạnh tranh lao động.

Cũng theo ông Giang, mới đây, Thủ tướng Chính phủ từng giao nhiệm vụ cho ngành dệt may, năm 2030 có 30 thương hiệu ngang tầm thế giới. Ông Giang đánh giá, đây là thách thức và đề nghị Chính phủ và Bộ Công thương phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia, chỉ có như vậy mới có thể thực hiện được nhiệm vụ trên.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất, Bộ Công Thương sớm xây dựng chiến lược phát triển ngành đến năm 2040, trong đó có tham khảo ý kiến của những doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Đề nghị Chính phủ có chính sách giảm thuế cho những sản phẩm khoa học công nghệ mới để Việt Nam có ngành dệt may xanh, sạch, an toàn.

Hiệp hội cũng đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương chọn 1 số nhãn hiệu có tính chiến lược của ngành để làm thương hiệu quốc gia, thâm nhập thị trường thế giới.

Đặc biệt, hiệp hội đề xuất Bộ Tài Chính giám sát chặt chẽ vấn đề chuyển giá, để đảm bảo minh bạch và công bằng cho các doanh nghiệp.

CN-PD
TIN LIÊN QUAN

Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

Thuỳ Dung |

Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. 

Bán hàng giảm giá 20 - 50% cho người lao động ngành Dệt may

Nam Dương |

Chương trình “Tết Sum vầy - Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” nhằm chăm lo cho người lao động (NLĐ) ngành Dệt May nhân dịp Tết Canh Tý 2020 đã được Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam khai mạc sáng 16.12, tại TP.Hồ Chí Minh.

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội vào cuộc

Tất Thảo - Hoa Lê |

Liên quan đến vụ Cty Cổ phần May Thanh Trì chưa trả tiền trợ cấp thôi việc của người lao động (NLĐ) sau khi họ chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, CĐ ngành Dệt May Hà Nội cho biết đang vào cuộc giải quyết. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, hai NLĐ có đơn có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, rất cần những khoản tiền trợ cấp thôi việc mà Cty chưa trả cho họ sau nhiều năm nay.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

Thuỳ Dung |

Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. 

Bán hàng giảm giá 20 - 50% cho người lao động ngành Dệt may

Nam Dương |

Chương trình “Tết Sum vầy - Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” nhằm chăm lo cho người lao động (NLĐ) ngành Dệt May nhân dịp Tết Canh Tý 2020 đã được Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam khai mạc sáng 16.12, tại TP.Hồ Chí Minh.

Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội vào cuộc

Tất Thảo - Hoa Lê |

Liên quan đến vụ Cty Cổ phần May Thanh Trì chưa trả tiền trợ cấp thôi việc của người lao động (NLĐ) sau khi họ chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, CĐ ngành Dệt May Hà Nội cho biết đang vào cuộc giải quyết. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, hai NLĐ có đơn có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, rất cần những khoản tiền trợ cấp thôi việc mà Cty chưa trả cho họ sau nhiều năm nay.