Kinh tế Việt Nam mất bao lâu để phục hồi khi dịch COVID-19 qua đi?

Phạm Dung |

Theo chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, kinh tế thế giới sẽ phải mất 5-7 năm để phục hồi như năm 2019, trong đó kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi nhanh hơn do chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Dịch COVD-19 sẽ tác động như thế nào đến GDP của Việt Nam trong năm nay, thưa ông?

Trong 3 tháng nay, hoạt động kinh tế của Việt Nam đã giảm 1 nửa, độ tăng trưởng của GDP ảnh hưởng nặng. Tuy nhiên trong một số báo cáo của ngân hàng thế giới thì Việt Nam sẽ là một trong số rất ít quốc gia tăng trưởng dương trong năm nay, mặc dù có thể thấp, trong khi đó nhiều cường quốc kinh tế trên thế giới đều được dự báo tăng trưởng âm trong năm nay.

Ông đánh giá như thế nào về các gói cứu trợ cũng như chính sách của chúng ta trong thời gian vừa qua?

Chính phủ đã có những biện pháp tức thời để đối phó với dịch bệnh như những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, gói hỗ trợ cho người thu nhập thấp, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh này. Tôi đánh giá chính sách của chính phủ là kịp thời, quyết tâm trong xử lý khủng hoảng.

Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng tới cấu trúc nền kinh tế thế giới, điều đó sẽ tác động tới mô hình kinh tế thế giới, vậy mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương với các đối tác quốc tế như thế nào?

- Trong những thập kỷ qua, thế giới theo đuổi chính sách toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đem lại lợi lớn khi quốc gia nào có lợi thế về lĩnh vực nào thì sẽ tập trung vào sản xuất trong lĩnh vực đó. Trong 30 năm qua, thế giới chưa bao giờ tạo nên một tài sản chung lớn như vậy. Đó là thành quả của toàn cầu hoá.

Tuy nhiên, qua dịch bệnh này, nhiều nước thấy rằng tính tập trung cao nhưng cũng kéo theo sự lệ thuộc lớn. Ví dụ như Hoa Kỳ, từ trước đến nay vẫn nghĩ rằng vấn đề thiết bị y tế như khẩu trang quá đơn giản nên họ giao cho các nhà cung ứng của Trung Quốc.

Thế nhưng khi có dịch bệnh, Mỹ đã trở tay không kịp. 50 thống đốc của 50 tiểu bang của Mỹ đang phải "chạy ngược chạy xuôi" tìm nguồn khẩu trang. Có lẽ sau đại dịch này, nước Mỹ sẽ nhìn lại cấu trúc kinh tế của mình, giảm độ toàn cầu hoá và hướng nội nhiều hơn.

Không chỉ có Mỹ mà nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam sẽ hướng nội nhiều hơn. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chúng ta cũng nên nghiên cứu chính sách hướng nội để không rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Ngay sau khi dịch bệnh chấm dứt, chúng ta cần phải làm gì ngay để vực dậy nền kinh tế, thưa ông?

- Như tôi đã nói, hồi kết của dịch COVID-19 ra sao thì chưa ai biết rõ. Nhưng chúng ta biết được một chuyện, sau "cơn bạo bệnh", ai có thể lực tốt hơn thì sẽ bứt phá nhanh hơn. Đó chính là nội lực của nền kinh tế quốc gia. Hệ sinh thái của nền kinh tế là mẫu số chung để các doanh nghiệp bật dậy, để nền kinh tế đi nhanh nhất có thể. Hệ sinh thái đó là một chính sách thông thoáng, một hành lang pháp lý công bằng minh bạch.

Việt Nam cũng như các nước khác, xương sống của nền kinh tế chúng là thành phần kinh tế tư nhân. Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân 3 thập kỷ nay. Tuy nhiên, vẫn còn những khập khiễng khiến họ chưa phát huy được sức mạnh tương xứng của họ.

Bởi vậy, theo tôi, nhà nước cùng doanh nghiệp tập trung xây dựng một môi trường kinh doanh, một hệ sinh thái tốt nhất có thể, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với thế giới khi cơn dịch này chấm dứt.

Ông dự đoán nền kinh tế của chúng ta sẽ hồi phục sau bao lâu khi dịch bệnh chấm dứt?

- Theo nhận định của nhiều chuyên gia thế giới, nền kinh tế sẽ theo dạng logo của Nike. Nghĩa là trong 6 tháng đầu của dịch bệnh, nền kinh tế sẽ rớt xuống rất nhanh và đụng đáy trong 6 tháng đến 1 năm, sau đó sẽ lên lại, nhưng lên một cách chậm chạp. Có thể mất 5-7 năm, kinh tế thế giới mới trở lại mức tăng trưởng của năm 2019.

Việt Nam có thể là nước phục hồi nhanh hơn các nước khác. Tuy nhiên trong chuỗi toàn cầu, thì Việt Nam cũng khó có thể bứt phá được so với thế giới. Vì vậy, tôi dự đoán, dù Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn nhiều nước trên thế giới nhưng cũng sẽ không hơn nhiều.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Sau Vingroup, Bkav cũng sản xuất máy thở cho bệnh nhân COVID-19?

Thiên Bình |

CEO của Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết, doanh nghiệp này cũng sẽ tham gia sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bộ Công Thương đưa ra giải pháp vượt cú sốc cung - cầu chống dịch COVID-19

ÁI VÂN |

Bộ Công Thương vừa cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch COVID-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong ngành nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Sau Vingroup, Bkav cũng sản xuất máy thở cho bệnh nhân COVID-19?

Thiên Bình |

CEO của Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết, doanh nghiệp này cũng sẽ tham gia sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bộ Công Thương đưa ra giải pháp vượt cú sốc cung - cầu chống dịch COVID-19

ÁI VÂN |

Bộ Công Thương vừa cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch COVID-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong ngành nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.