Gây áp lực cho hệ thống điện, điện mặt trời tiếp tục bị cắt giảm

Phạm Dung |

Sự gia tăng đột biến của loại hình năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời dẫn đến nhiều vấn đề trong vận hành hệ thống điện như đầy tải, quá tải cục bộ, sụt giảm quán tính hệ thống...

Chưa có cơ chế, tiến độ nguồn NLTT tiềm ẩn rủi ro

Tư vấn Viện Năng lượng có ý kiến giải trình về rà soát, đánh giá kỹ thêm về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia hiện nay, khả năng về cung ứng điện tối đa trong trường hợp có và không có ràng buộc về truyền tải công suất các nguồn điện hiện hữu trong hệ thống. Trong đó, Tư vấn đã đánh giá về hiện trạng xây dựng và vận hành nguồn năng lượng tái tạo (NLTT).

Theo đó, do tác động của cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (ĐMT) và điện gió, các dự án ĐMT và điện gió phát triển mạnh trong thời gian qua. Tính đến hết tháng 12.2020, tổng công suất ĐMT (bao gồm cả ĐMT áp mái) là 16.500MW (chiếm 24,1% tổng công suất), tổng công suất điện gió là 567MW (chiếm khoảng 0,86% tổng công suất). Các người NLTT trên phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có nhiều tiềm năng tại miền Trung và miền Nam.

Hiện nay, tổng công suất các nguồn NLTT đã được phê duyệt bổ sung qui hoạch đến năm 2025 khoảng 25.500 MW (chưa bao gồm các dự án điện mặt trời mái nhà), gồm MW 13.900 MW ĐMT trang trại và 11.500 MW điện gió. Như vậy còn lại khoảng 5.000 MW điện mặt trời và 6.144 MW điện gió đã phê duyệt qui hoạch nhưng không kịp đưa vào vận hành trong năm 2021. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin cụ thể về các cơ chế khuyến khích phát triển NLTT cho giai đoạn sau tháng 10.2021 nên tiến độ các nguồn này còn nhiều rủi ro.

Tiếp tục tiết giảm nguồn NLTT

Các loại hình NLTT, trong đó có ĐMT có thời gian đầu tư xây dựng ngắn hơn nhiều so với đầu tư xây dựng lưới điện. Bên cạnh đó, NLTT có nhiều đặc tính vận hành riêng biệt như tính bất định cao, chế độ vận hành phụ thuộc vào thời tiết, không đóng góp cho quán tính hệ thống và điều tần sơ cấp… Do vậy, sự gia tăng đột biến của loại hình nguồn điện này dẫn đến nhiều vấn đề trong vận hành hệ thống điện như đầy tải, quá tải cục bộ, sụt giảm quán tính hệ thống, tăng số lần khởi động và yêu cầu điều chỉnh công suất các nhà máy nhiệt điện…

Một trong những hệ quả trực tiếp của các vấn đề này là việc giảm phát các nguồn NLTT. Năm 2020, sản lượng không khai thác được của điện mặt trời vào khoảng 364 triệu kWh. Năm 2021, theo dự kiến của EVN, sản lượng điện không khai thác được của các nguồn NLTT nói trên tăng lên, đạt khoảng 1,68 tỷ kWh (trong đó, dự kiến tiết giảm 1,25 tỷ kWh ĐMT và 430 triệu kWh điện gió, tương đương khoảng 7-9% sản lượng khả dụng các nguồn điện này). Trong 3 tháng đầu năm 2021, điều độ quốc gia đã tiết giảm công suất điện mặt trời nối lưới/ ĐMT áp mái lớn nhất đạt 4750/3490MW vào thấp điểm trưa ngày Tết và 2400/1250MW thấp điểm trưa ngày thường.

Theo các báo cáo của EVN về tình hình phát triển điện gió và tình hình vận hành hệ thống điện năm 2021 thì tới cuối năm 2021 tổng công suất điện gió có thể đưa vào vận hành thêm khoảng 5.400MW, điện MT tập trung vận hành thêm khoảng 300MW, nhiệt điện than khoảng 3000MW (Hải Dương #2 600MW, NĐ Sông Hậu 1 1200MW, NĐ Duyên Hải 2 1200MW). Tổng công suất đặt của hệ thống điện cuối năm 2021 vào khoảng gần 80 GW. Như vậy, điện gió và điện mặt trời (bao gồm ĐMT áp mái) sẽ chiếm lần lượt khoảng 7% và 22% tổng công suất đặt của hệ thống. Sự gia tăng của ĐMT và điện gió sẽ gia tăng hiện tượng nghẽn mạch, tiết giảm NLTT trên hệ thống điện. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, hệ thống điện Việt Nam sẽ tiếp tục tiết giảm nguồn NLTT.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Đề xuất chi 188 tỉ đồng lắp điện mặt trời tại 157 trụ sở công

MINH QUÂN |

Sở Công thương TPHCM đề xuất chi 188 tỉ đồng lắp điện mặt trời trên mái nhà 157 trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Vụ “kiểm tra khống” mua bán điện mặt trời: Thiệt hại thế nào nếu trót lọt?

THIÊN BẢO |

Giá mua điện nếu chốt trước ngày 31.12.2020 là 1.943 đồng/kWh. Giá mua điện năm 2021 do Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ từ khoảng 1.340 đồng/kWh. Như vậy, giá mua điện chênh lệch giữa năm 2020 và 2021 là khoảng 600 đồng/kWh. Nếu vụ việc "kiểm tra khống" ký 5 hợp đồng mua bán điện mặt trời trót lọt, số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng chục tỉ đồng.

Hà Tĩnh có 485 hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối, bán điện

TRẦN TUẤN |

Theo Công ty Điện lực Hà Tĩnh, tính đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 485 hệ thống điện mặt trời mái nhà đã đấu nối, bán điện cho công ty này.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

TPHCM: Đề xuất chi 188 tỉ đồng lắp điện mặt trời tại 157 trụ sở công

MINH QUÂN |

Sở Công thương TPHCM đề xuất chi 188 tỉ đồng lắp điện mặt trời trên mái nhà 157 trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Vụ “kiểm tra khống” mua bán điện mặt trời: Thiệt hại thế nào nếu trót lọt?

THIÊN BẢO |

Giá mua điện nếu chốt trước ngày 31.12.2020 là 1.943 đồng/kWh. Giá mua điện năm 2021 do Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ từ khoảng 1.340 đồng/kWh. Như vậy, giá mua điện chênh lệch giữa năm 2020 và 2021 là khoảng 600 đồng/kWh. Nếu vụ việc "kiểm tra khống" ký 5 hợp đồng mua bán điện mặt trời trót lọt, số tiền thiệt hại có thể lên đến hàng chục tỉ đồng.

Hà Tĩnh có 485 hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối, bán điện

TRẦN TUẤN |

Theo Công ty Điện lực Hà Tĩnh, tính đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 485 hệ thống điện mặt trời mái nhà đã đấu nối, bán điện cho công ty này.