Doanh nghiệp Việt chia sẻ thị phần, tăng liên kết

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả, sắp đến doanh nghiệp có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng. Nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt tự nhìn lại mình và thay đổi để phát triển.

Khoan sức dân giữ ổn định nền kinh tế

Theo các chuyên gia kinh tế, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của năm 2020 sẽ có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của cả giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, trong bối cảnh chịu tác động rất lớn từ dịch COVID-19 như hiện nay, mục tiêu duy trì tăng trưởng GDP 6,8% và kiểm soát lạm phát chung khoảng 4% của năm 2020 là thách thức rất lớn…

Theo Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang, dịch bệnh cũng là thời cơ tốt để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu và phát triển thương mại điện tử. Theo ông Quang, việc phát triển thương mại điện tử sẽ giúp người dân giảm thời gian mua sắm mà không phải mất thời gian đi chợ.

Còn  ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên phong Bank - cho rằng, việc khoan sức dân, giãn việc nộp thuế là cần thiết nhưng hiện các doanh nghiệp đang phải cho người lao động nghỉ ít nhất khoảng 30%. Cụ thể tại tập đoàn vàng bạc đá quý Doji đã phải cho khoảng 50% nhân viên nghỉ việc. Theo quy định doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động bằng mức lương tối thiểu vùng, đề nghị cần xem xét. Cùng đó nên kéo giãn thời gian nộp thuế VAT giảm bớt áp lực khó khăn cho DN, cần xem xét các ngành nghề cần khôi phục thì nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ông Phú cũng đề nghị cần chọn một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp cho các ngành như hàng không, du lịch…

Nên chia thị phần trong nước?

Theo các chuyên gia kinh tế, giữa bối cảnh dịch bệnh khó khăn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là cơ hội tiến vào các thị trường là thế mạnh của Trung Quốc nay đang bị bỏ ngỏ. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động khắc phục khó khăn, tự cứu mình trước, tích cực tìm kiếm thị trường thay thế, đa dạng hóa thị trường đầu ra cũng như nguồn cung ứng đầu vào, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Đậu Anh Tuấn cho biết, trong vài tháng tới, chúng ta mới thấy mức độ ảnh hưởng tác động rõ ràng tới nền kinh tế, đặc biệt là đối với DN. Một số ngành có thể thấy ngay mức độ ảnh hưởng như ngành dịch vụ, du lịch, nhà hàng, tuy nhiên, một số ngành bị ảnh hưởng gián tiếp, do thu nhập người dân giảm, giảm mua sắm như bất động sản, thời trang, phương tiện giao thông. Do đó, việc cần làm lúc này là cùng hỗ trợ, cùng tham gia với doanh nghiệp, đảm bảo dòng tiền thanh toán. Đối với hệ thống ngân hàng, có thể gia hạn, giãn nợ cho doanh nghiệp. Giải pháp đảm bảo doanh nghiệp có luồng tiền để cầm cự và để có thể phục hồi sau giai đoạn khó khăn này.

TS Nguyễn Minh Phong cho hay, dịch COVID-19 đã, đang tác động tiêu cực đến toàn nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Dự báo, những tác động này sẽ còn kéo dài trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường và chưa có dấu hiệu kết thúc của dịch bệnh, đòi hỏi sự nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, để vừa chống dịch an toàn vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, kinh tế nước ta tiếp tục tăng trong những năm vừa qua. Trong lúc doanh nghiệp gặp khó nguồn hàng ở các nước quen thuộc thì cần tăng cường khai thác FTA với các nước khác đã ký.

“Chúng ta phải tính toán phương án không nên nhất thiết và cứng nhắc khi chọn một bạn hàng quen thuộc. Chúng ta phải mở rộng thị trường, tìm hiểu thêm, liên kết với họ để tìm nguồn hàng thay thế” - ông Doanh nhấn mạnh. Cũng theo ông Doanh, chúng ta cũng cần phải khuyến khích kích cầu trong nước. Ngoài việc ngân hàng mở rộng gói cho vay cho sản xuất thì cần phải có gói vay cho tiêu dùng để khuyến khích người dân mua thêm hàng hóa đắt tiền, mua hàng hóa lâu bền. Nhà nước nên có phương án cụ thể cho doanh nghiệp nhưng không nên chia thị phần. Bởi lẽ thị phần là cạnh tranh, không thể nghĩ để chia một cách hành chính. Không thể bán chỗ này bán chỗ kia.

Theo ông Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường và Giá cả (Bộ Tài chính) - các doanh nghiệp đang hứng chịu tác động kép. Chưa cần đến dịch COVID-19 thì các nhà hàng, quán ăn cũng “đã chết” một phần khi người tiêu dùng hạn chế ăn uống, tiêu thụ đồ uống có cồn. Ông Long kiến nghị nên có khảo sát, điều tra toàn diện để đánh giá thiệt hại và sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành này.

Đặng Tiến - Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp du lịch tính chuyện giảm giá sốc để vượt thời kỳ dịch COVID-19

Mi Vân |

“Sở thống nhất cùng các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành, hàng không, dịch vụ… xây dựng chương trình kích cầu du lịch nội địa với mức giá giảm sâu 50%” - ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết. 

Nhân viên mắc COVID-19: Doanh nghiệp mất hơn 5.700 tỉ đồng vốn hoá

Thế Lâm |

Hai phiên giao dịch ngày 11 và sáng 12.3 sau khi có tin chính thức nhân viên thuộc siêu thị Điện Máy Xanh số 7 đường Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng) bị nhiễm virus SARS-CoV-2, giá cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) đã liên tiếp giảm sàn.

Giải thể doanh nghiệp cần những hồ sơ gì?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ nguyetvux@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi mở công ty sản xuất đã hoạt động 3 năm nhưng lợi nhuận không cao. Do vậy, tôi dự định làm thủ tục giải thể công ty. Thủ tục giải thể công ty cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu gì? 

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Doanh nghiệp du lịch tính chuyện giảm giá sốc để vượt thời kỳ dịch COVID-19

Mi Vân |

“Sở thống nhất cùng các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành, hàng không, dịch vụ… xây dựng chương trình kích cầu du lịch nội địa với mức giá giảm sâu 50%” - ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết. 

Nhân viên mắc COVID-19: Doanh nghiệp mất hơn 5.700 tỉ đồng vốn hoá

Thế Lâm |

Hai phiên giao dịch ngày 11 và sáng 12.3 sau khi có tin chính thức nhân viên thuộc siêu thị Điện Máy Xanh số 7 đường Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng) bị nhiễm virus SARS-CoV-2, giá cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) đã liên tiếp giảm sàn.

Giải thể doanh nghiệp cần những hồ sơ gì?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ nguyetvux@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi mở công ty sản xuất đã hoạt động 3 năm nhưng lợi nhuận không cao. Do vậy, tôi dự định làm thủ tục giải thể công ty. Thủ tục giải thể công ty cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu gì?