Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Không chỉ câu chuyện thu hút đầu tư

Bình Minh |

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, nhiều chuyên gia cho rằng, một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, ngoài việc đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển chuỗi cung ứng linh kiện, còn xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện quy mô lớn, đồng thời trao đổi với các nhà sản xuất khu vực nhằm chia sẻ chi phí.

Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định.

Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Qua đó, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam được tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng hiện đại; nâng cao chất lượng sản phẩm, độ tin cậy và từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu.

Thống kê của bộ này cho thấy, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, tương đương 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2018 ước đạt hơn 900.000 tỉ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo...

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù có những bước tiến nhất định, song, sức bật của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, nhiều chuyên gia cho rằng, một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở nước ta, ngoài việc đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển chuỗi cung ứng linh kiện, còn xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện quy mô lớn, đồng thời trao đổi với các nhà sản xuất khu vực nhằm chia sẻ chi phí.

Về vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Bùi Thanh Nam – Tổng Giám đốc công ty CP Nhựa Hà Nội cho biết, giải pháp một người không làm được thì 2,3 người làm, đi đường dài phải có bạn. Như Tập đoàn An Phát Holdings của ông đã cùng VinFast thành lập công ty chuyên sản xuất các linh kiện ôtô, xe máy.

"Trong thời gian tới, chúng tôi tập trung vào ngành CNHT, đặc biệt là ngành Công nghiệp ô tô", ông Nam nói.

Theo ông Nam: "Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020, dòng xe dưới 9 chỗ, chúng ta sản xuất hơn 415.000 xe, đến năm 2030 tỉ lệ nội địa hóa yêu cầu của Chính phủ là đến 50%, đó là cơ hội rất lớn của các doanh nghiệp như chúng tôi. Tập đoàn An Phát Holdings và Nhựa Hà Nội cũng định hướng theo mục tiêu này. Vừa rồi chúng tôi cũng thành lập công ty chuyên tạo khuôn – gia công các sản phẩm điện tử và thành lập một trung tâm gia công lớn. Nếu được sự hỗ trợ của Chính phủ nữa thì chúng tôi phát triển rất tốt".

Bình Minh
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Có nên mời chuyên gia ngoại?

Anh Hùng |

Việc mời chuyên gia, người đã từng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc về làm cố vấn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam được coi là giải pháp tốt để các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển. Liệu điều này có thực sự cần thiết?

Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

Thuỳ Dung |

Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. 

2 cụm công nghiệp hỗ trợ hơn 1.600 tỉ đồng có gì đặc biệt?

Thùy Linh |

2 cụm công nghiệp hỗ trợ có tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp mũi nhọn này. 

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Có nên mời chuyên gia ngoại?

Anh Hùng |

Việc mời chuyên gia, người đã từng có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc về làm cố vấn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam được coi là giải pháp tốt để các doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển. Liệu điều này có thực sự cần thiết?

Ngành dệt may Việt Nam: Vì sao công nghiệp hỗ trợ đi sau?

Thuỳ Dung |

Ở một số nước phát triển, ngành công nghiệp hỗ trợ thường đi trước một bước hoặc song hành cùng ngành công nghiệp chính, thì ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ lại đi sau. 

2 cụm công nghiệp hỗ trợ hơn 1.600 tỉ đồng có gì đặc biệt?

Thùy Linh |

2 cụm công nghiệp hỗ trợ có tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ mang lại diện mạo mới cho ngành công nghiệp mũi nhọn này.