Định danh taxi công nghệ: Loay hoay và mù mờ

PV |

Sau cả chục lần chỉnh sửa dự thảo Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, việc định danh thế nào là xe hợp đồng, thế nào là xe taxi và taxi công nghệ vẫn còn mù mờ. Điều này được nhận định là sẽ gây khó không chỉ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mà còn cho chính các nhà quản lý.

Chỉ kết nối cũng bị "ép" thành kinh doanh vận tải

Dự thảo mới nhất của Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) (“Dự thảo”) đưa ra định nghĩa mới về kinh doanh vận tải là "việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.” (khoản 2 Điều 3).

Dự thảo cũng đồng thời quy định đối với các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử như sau: “Trường hợp đơn vị cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo quy định của Nghị định này” (khoản 2 Điều 35).

Với định nghĩa như vậy, các công ty cung cấp dịch vụ ứng dụng kết nối nói trên sẽ đều được coi là đơn vị kinh doanh vận tải và do đó, phải tuân thủ toàn bộ các điều kiện và quy định về kinh doanh vận tải, bao gồm cả sở hữu phương tiện và thuê người lao động là lái xe... Các đơn vị này có thể lựa chọn kinh doanh taxi điện tử (với điều kiện tại Điều 6) hoặc kinh doanh xe hợp đồng điện tử (Điều 7, Điều 15, Điều 16).

Một hoạt động, 3 kiểu định danh, 3 bộ quản lý?

Bằng việc bị coi là đơn vị kinh doanh vận tải, các công ty cung cấp dịch vụ ứng dụng kết nối vận tải, đặt xe trên thị trường như Grab, FastGo, Go-Viet, Bee có thể phải đứng giữa "3 dòng nước".

Với Bộ GTVT, họ là đơn vị kinh doanh vận tải, phải sở hữu xe, phải thuê lái xe. Với Bộ Công thương, họ là đơn vị cung ứng dịch vụ thương mại điện tử còn với Bộ Thông tin truyền thông họ là doanh nghiệp kinh doanh nền tảng công nghệ.

Như vậy, cùng một dịch vụ, các công ty trên được định danh bằng 3 khái niệm khác nhau và phải tuân thủ các quy định khác nhau do 3 Bộ quản lý (chưa kể các cơ quan quản lý chuyên ngành khác như công an, quản lý giá, thuế,...). Điều này gây nên sự chồng chéo nghiêm trọng, khó hiểu cũng như khó thực thi cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Nhận định về vấn đề này tại Tọa đàm “Đẩy mạnh Triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức gần đây, ThS. Ngô Vĩnh Bạch Dương (Viện Nhà nước và Pháp luật) cho rằng không thể coi các công ty sử dụng mô hình dịch vụ gọi xe điện tử (e-hailing) hoàn toàn là một dịch vụ vận tải. Các công ty kia chỉ phục vụ một phần trong chuỗi cung ứng, chứ không đáp ứng toàn bộ chuỗi giá trị đó. “Các ứng dụng ngoại như Uber, Grab, hay nội địa như Fastgo, Bee, MyGo hay VATO có thể hiểu là một khâu của dịch vụ vận tải cũng không có gì sai. Người ta có thể chọn một hay một số công đoạn của dịch vụ vận tải để đầu tư một cách chuyên nghiệp là quyền tự do kinh doanh của họ”.

Cùng quan điểm,  tại  Tọa đàm “Khung thể chế cho nền kinh tế số” do Viện Nhà nước và Pháp luật và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp tổ chức, các nhà nghiên cứu cho rằng dịch vụ kết nối vận tải nên được coi là một công đoạn tách biệt khỏi hoạt động vận tải truyền thống và là một mô hình kinh doanh mới. Các đơn vị cung cấp nền tảng kết nối không thực hiện hoạt động lái xe để vận chuyển khách, vì hoạt động này được thực hiện bởi các đơn vị vận tải truyền thống, đã được cấp phép theo quy định về vận tải. Xét về lý luận pháp lý cũng như thực tiễn kinh doanh, không thể khẳng định sự tham gia của các đơn vị kết nối trung gian trong khâu đề xuất giá và kết nối cung cầu là việc quyết định giá cước và điều hành vận tải.

PV
TIN LIÊN QUAN

Tài xế xe ôm công nghệ nhận diện những nguy hiểm trên chặng đường đêm

Đăng Huy |

Mặc dù hiện đại và tiện lợi hơn so với xe ôm truyền thống tuy nhiên xe ôm thời công nghệ lại tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định. Thời gian gần đây, những tài xế chạy xe ôm đang trở thành nạn nhân của các đối tượng cướp tài sản, giết người với tính chất ngày một nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Nhọc nhằn những cuốc xe ôm công nghệ

Dịu Trần – Thu Lan |

Xe ôm công nghệ là một trong những nghề “hot’ nổi lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công việc này cũng rất vất vả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới đây, sự việc nam sinh năm nhất Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội bị sát hại  đã khiến dư luận vô cùng bàng hoàng và thêm phần cảm thông với những vất vả, hiểm nguy mà các tài xế xe ôm công nghệ phải trải qua.

Vụ tài xế Grab bị giết: Nỗi lòng sinh viên chạy xe ôm công nghệ mưu sinh

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Hai ngày qua, nhiều người bàng hoàng trước thông tin nam sinh chạy Grab là Nguyễn Cao S (quê Thanh Hóa, đang là sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội) chở khách, bị sát hại ở bãi đất hoang thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Vụ việc khiến dư luận ít nhiều băn khoăn về công việc xe ôm công nghệ mà nhiều sinh viên đang chọn để làm thêm. 

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Tài xế xe ôm công nghệ nhận diện những nguy hiểm trên chặng đường đêm

Đăng Huy |

Mặc dù hiện đại và tiện lợi hơn so với xe ôm truyền thống tuy nhiên xe ôm thời công nghệ lại tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định. Thời gian gần đây, những tài xế chạy xe ôm đang trở thành nạn nhân của các đối tượng cướp tài sản, giết người với tính chất ngày một nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Nhọc nhằn những cuốc xe ôm công nghệ

Dịu Trần – Thu Lan |

Xe ôm công nghệ là một trong những nghề “hot’ nổi lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công việc này cũng rất vất vả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới đây, sự việc nam sinh năm nhất Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội bị sát hại  đã khiến dư luận vô cùng bàng hoàng và thêm phần cảm thông với những vất vả, hiểm nguy mà các tài xế xe ôm công nghệ phải trải qua.

Vụ tài xế Grab bị giết: Nỗi lòng sinh viên chạy xe ôm công nghệ mưu sinh

Cường Ngô - Nguyễn Hà |

Hai ngày qua, nhiều người bàng hoàng trước thông tin nam sinh chạy Grab là Nguyễn Cao S (quê Thanh Hóa, đang là sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội) chở khách, bị sát hại ở bãi đất hoang thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Vụ việc khiến dư luận ít nhiều băn khoăn về công việc xe ôm công nghệ mà nhiều sinh viên đang chọn để làm thêm.