Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân: Trao quyền cho EVN có khiến giá điện tăng?

Hồng Quân |

Ngày 30.6.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, thay thế quyết định số 69/2013/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện. Quyết định này cho phép EVN được điều chỉnh tăng, giảm giá điện trong trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% và từ 5% đến dưới 10% (có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương). Phóng viên Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) về quyết định này.

Ông có thể cho biết cơ sở pháp lý nào và sự cần thiết phải ban hành QĐ 24 thay thế QĐ số 69/2013/QĐ-TTg?

- Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên các căn cứ pháp lý là Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Qua một thời gian thực hiện QĐ 69/2013/QĐ-TTg (từ năm 2013-2016), bên cạnh những mặt tích cực, QĐ 69 đã bộc lộ một số tồn tại cần xem xét, thay đổi. Cụ thể: QĐ 69 quy định giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào biến động, các thông số khác chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện bình quân sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán. Việc tách bạch rõ cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm và hàng năm sẽ đảm bảo công khai. minh bạch giá điện và yêu cầu quản lý giá điện theo nguyên tắc thị trường.

Trong giai đoạn 2013-2016, hoạt động điện lực có một số thay đổi như việc triển khai thị trường phát điện cạnh tranh từ 1.7.2012, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, ban hành qui định về các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ trong hệ thống, nên cần thay thế QĐ 69 cho phù hợp với thực tế.

Quy định về ngưỡng điều chỉnh giá điện ở mức tối thiểu 7% được cho là cao, mỗi lần điều chỉnh có tác động lớn đến sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp (DN) cũng như đời sống nhân dân. Mặt khác, việc chỉ điều chỉnh giá bán điện bình quân khi giá điện tăng từ 7% trở lên sẽ không phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào cơ bản trong năm.

Ông có thể tóm tắt những thay đổi chính của QĐ 24/2017/QĐ-TTg so với QĐ69/2013/QĐ-TTg?

- QĐ 24 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung QĐ 69/2013/QĐ-TTg với các nội dung chính sau:

1. Quy định rõ cơ chế điều điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm theo biến động các thông số đầu vào cơ bản và cơ chế điều chỉnh giá điện hàng năm theo biến động thông số đầu vào của tất cả các khâu.

2. Bổ sung Điều 4 về Phương pháp lập giá bán điện bình quân, quy định các thành phần chi phí sản xuất kinh doanh điện.

3. Sửa đổi thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán điện bình quân tại Điều 4 Quyết định 69/2013/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá bán điện theo hướng EVN được phép quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành.

4. Bổ sung quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát và công bố thông tin.

- Việc điều chỉnh giá điện được thực hiện như thế nào trong trường hợp ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến việc thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế?

- QĐ số 24/2017/QĐ-TTg đã quy định trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN có tiếp tục được kiểm tra và công khai không, thưa ông?

- Theo quy định tại QĐ số 24/2017/QĐ-TTg thì hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí SXKD điện của năm trước liền kề. Trong quá trình kiểm tra có thể mời Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), các hiệp hội liên quan, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tham gia. Bộ Công Thương được mời tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo quyết toán chi phí SXKD điện, báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên.

Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện thì việc xử lý như thế nào?

- QĐ 24 quy định nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán điện bình quân. Trường hợp vi phạm quy định về điều chỉnh, tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 7 Quyết định số 24/QĐ-TTg được xử lý theo quy định pháp luật quy định tại Nghị định số 109 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49 của Chính phủ SĐBS một số điều của NĐ 109/2013/NĐ-CP.

- Việc trao thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện tới dưới 10% cho EVN liệu có dẫn đến việc giá điện tăng cao khó kiểm soát không thưa ông?

- QĐ số 24/2017/QĐ-TTg quy định thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện, cụ thể trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

- Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

- Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quy định về thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện nêu trên là phù hợp với quy định tại Luật Giá và Luật Điện lực. Cụ thể: điểm b khoản 3 Điều 19 Luật Giá và khoản 2 Điều 31 Luật Điện lực đã quy định cơ chế quản lý giá điện theo hướng Thủ tướng Chính phủ không quy định giá bán lẻ điện cho từng đối tượng khách hàng mà chỉ quy định khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để tính giá bán lẻ điện cụ thể cho từng đối tượng khách hàng sử dụng điện.

Để phù hợp với quy định tại các luật trên, QĐ 24 quy định EVN được phép điều chỉnh 3% đến dưới 5% khi có biến động của các thông số đầu vào cơ bản để đảm bảo phản ánh kịp thời các biến động vào giá điện. Đối với việc điều chỉnh từ 5% trở lên, do có tác động lớn đến KTXH nên cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Xin cảm ơn ông.

Hồng Quân
TIN LIÊN QUAN

Chưa thể cổ phần hóa những doanh nghiệp quy mô vốn rất lớn của PVN và EVN

X.Q |

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn cho rằng tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn không đạt yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đặt ra, làm “dồn” việc cho 6 tháng cuối năm.

Chưa thể cổ phần hóa những doanh nghiệp quy mô vốn rất lớn của PVN và EVN

X.Q |

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn cho rằng tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn không đạt yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đặt ra, làm “dồn” việc cho 6 tháng cuối năm.

VIB thu xếp cấp tín dụng hợp vốn 515 tỷ đồng cho EVN NPC

PV |

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng khoản vay hợp vốn trị giá 515 tỷ đồng.

VIB thu xếp cấp tín dụng hợp vốn 515 tỷ đồng cho EVN NPC

PV |

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng khoản vay hợp vốn trị giá 515 tỷ đồng.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Chưa thể cổ phần hóa những doanh nghiệp quy mô vốn rất lớn của PVN và EVN

X.Q |

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn cho rằng tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn không đạt yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đặt ra, làm “dồn” việc cho 6 tháng cuối năm.

Chưa thể cổ phần hóa những doanh nghiệp quy mô vốn rất lớn của PVN và EVN

X.Q |

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn cho rằng tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa (CPH), thoái vốn không đạt yêu cầu, mục tiêu, kế hoạch đặt ra, làm “dồn” việc cho 6 tháng cuối năm.

VIB thu xếp cấp tín dụng hợp vốn 515 tỷ đồng cho EVN NPC

PV |

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng khoản vay hợp vốn trị giá 515 tỷ đồng.

VIB thu xếp cấp tín dụng hợp vốn 515 tỷ đồng cho EVN NPC

PV |

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC) vừa ký kết Hợp đồng tín dụng khoản vay hợp vốn trị giá 515 tỷ đồng.