Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp gỡ khó cho nông nghiệp khi tham gia EVFTA

Thuỳ Dung |

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đem lại cơ hội lớn khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU sẽ dần giảm xuống về 0%. Song cũng đặt ra không ít thách thức với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Ngày mai (21.8), Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Một số cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị này sẽ có phiên Đối thoại trực tiếp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, cùng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm xác định những khó khăn chính, từ đó đưa ra định hướng chiến lược nhằm tháo gỡ những khó khăn nội tại đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, giúp tận dụng có hiệu quả cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam dưới góc nhìn từ Chính phủ và doanh nghiệp.

Theo Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố bối cảnh thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Kết quả tính toán chỉ ra rằng EVFTA góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023), 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

Trong đó, những sản phẩm có tốc độ xuất khẩu lớn là gạo tăng khoảng 36 % đến trên 50% đến 2030; đường tăng 11% (2020), và 8% (2025 và 2030), lâm sản (3%, vào 2020, 2025 và 2030). Ngành chăn nuôi cũng có giá trị xuất khẩu vào EU tăng 4% (2020) và 5% vào các năm sau.

Tham gia EVFTA sẽ giúp nền nông nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trong nước theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh những thuận lợi, Hiệp định thương mại tự do được dự báo sẽ tác động lớn đến ngành nông nghiệp Việt Nam với những khó khăn nội tại.

Theo đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định. Thực tế, thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa. Thị trường xuất khẩu thiếu ổn định, chủ yếu lệ thuộc vào Trung Quốc với giá trị thấp do xuất khẩu qua đường tiểu ngạch.

Chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã chưa đa dạng là những rào cản trong việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Tính kết nối của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu còn yếu.

Thuỳ Dung
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật mới nhất tài sản "khủng" của các đại gia Việt trên sàn chứng khoán

Thiên Bình |

Nhiều lần giữ ngôi vương trên thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC bất ngờ tụt lại sau nhiều bậc, sau khi mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực ngoài bất động sản. Trong khi đó, tỉ phú Phạm Nhật Vượng lại bỏ xa những doanh nhân khác trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Dệt may và EVFTA: Doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ dễ rủi ro cả ngành

Tùng Chi |

EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhờ hiệp định EVFTA, Việt Nam có thể thoát khỏi việc bị đánh thuế 9.6% lên hàng may mặc và sẽ theo lộ trình 7 năm để giảm về gần như bằng 0. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang rất lớn.

Hiệp định EVFTA: Dệt may Việt Nam liệu có nắm được cơ hội?

Phan Anh |

Dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp dệt may Việt Nam nào cũng hiểu rõ được những cơ hội mà EVFTA mang lại và bản thân doanh nghiệp dệt may cần phải chuẩn bị những gì để có thể chiếm được lợi thế đó.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Cập nhật mới nhất tài sản "khủng" của các đại gia Việt trên sàn chứng khoán

Thiên Bình |

Nhiều lần giữ ngôi vương trên thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC bất ngờ tụt lại sau nhiều bậc, sau khi mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực ngoài bất động sản. Trong khi đó, tỉ phú Phạm Nhật Vượng lại bỏ xa những doanh nhân khác trong bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Dệt may và EVFTA: Doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ dễ rủi ro cả ngành

Tùng Chi |

EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhờ hiệp định EVFTA, Việt Nam có thể thoát khỏi việc bị đánh thuế 9.6% lên hàng may mặc và sẽ theo lộ trình 7 năm để giảm về gần như bằng 0. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đang rất lớn.

Hiệp định EVFTA: Dệt may Việt Nam liệu có nắm được cơ hội?

Phan Anh |

Dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp dệt may Việt Nam nào cũng hiểu rõ được những cơ hội mà EVFTA mang lại và bản thân doanh nghiệp dệt may cần phải chuẩn bị những gì để có thể chiếm được lợi thế đó.