Bình Dương diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 3 lần sau 4 năm

ĐÌNH TRỌNG |

Tỉnh Bình Dương đang chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đầu tư trên quy mô lớn. Hiện tỉnh này có hơn 5.300 ha diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng gấp 3 lần so với 2016.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2017-2020, tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các vùng chuyên canh cây cao su, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ở các huyện phía Bắc.

Đẩy mạnh ứng dụng giống năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh cho các cây trồng chủ lực như: Cao su, hồ tiêu, cam, quýt, bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, măng cụt, rau, hoa,...

Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp đô thị của tỉnh đạt trên 150ha (tăng 15% so với năm 2016). Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt 5.345,3ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2016. Nhiều các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh,…

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối được các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất.​

Tính tới nay, toàn tỉnh có 75 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích khoảng 469ha. Qua đó, giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt trên 95 triệu đồng/ha/năm. Một số mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao có thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao sản xuất ổn định với 142 trang trại đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn gần 8,3 triệu con. Chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 154 trang trại với tổng đàn 517 ngàn con. Chăn nuôi vịt thịt có 15 trại với số lượng 205 ngàn con.

Nhiều công ty, trang trại và hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn châu Âu vào sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao hình thành. Ảnh: Dương Bình
Nhiều vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao hình thành. Ảnh: Dương Bình

Bình Dương còn xây dựng, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, hiện đã có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Khu nông nghiệp công nghệ cao Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo); Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên) và Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (huyện Phú Giáo).

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Sẽ tạo đột phá về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

BẢO TRUNG |

Hôm nay (ngày 28.9), tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có buổi trực tiếp đối thoại với người nông dân đến từ các tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 2, ngành nông nghiệp khu vực này đã gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Sự kiện diễn ra trong thời điểm này có ý nghĩa quan trọng và hứa hẹn sẽ có những đột phá về các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cả nước; tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho bà con về vốn vay phục vụ sản xuất...

Khởi công dự án nông nghiệp ứng dụng công nghiệp cao ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

“Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk” là dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nguồn vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh này từ trước đến nay.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Cục CSGT nói về livestream né chốt, uống siro, thuốc sâu răng cũng có nồng độ cồn

Việt Dũng |

Các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng livestream né chốt, yêu cầu kiểm tra thiết bị đo nồng độ cồn cũng như ý kiến việc uống siro cũng có "men"... đã được lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Sẽ tạo đột phá về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

BẢO TRUNG |

Hôm nay (ngày 28.9), tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có buổi trực tiếp đối thoại với người nông dân đến từ các tỉnh thành khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Sau đợt dịch COVID-19 lần thứ 2, ngành nông nghiệp khu vực này đã gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Sự kiện diễn ra trong thời điểm này có ý nghĩa quan trọng và hứa hẹn sẽ có những đột phá về các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cả nước; tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho bà con về vốn vay phục vụ sản xuất...

Khởi công dự án nông nghiệp ứng dụng công nghiệp cao ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

“Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk” là dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có nguồn vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh này từ trước đến nay.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.