Bất cập quản lý tài nguyên nước sông Mê Công, ĐBSCL gánh hậu quả

Phạm Dung |

Kiểm toán nhà nước chỉ ra rằng, những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước nói trên kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu... dẫn đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Bất cập quản lý tài nguyên nước sông Mê Công

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả Cuộc kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững. Cuộc kiểm toán cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công giai đoạn 2016 – 2020 như công tác quy hoạch tài nguyên nước (TNN) chung cả nước, quy hoạch TNN của lưu vực sông, nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh chưa kịp thời; một số nhiệm vụ điều tra cơ bản TNN chưa cung cấp các thông tin, số liệu đầy đủ phục vụ công tác quản lý nhà nước về TNN và Mục tiêu phát triển bền vững (PTBV); công tác giám sát, kiểm soát hoạt của cơ quan quản lý còn thiếu sự đồng bộ, chưa đảm bảo kết nối từ Trung ương đến địa phương.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định, cấp giấy phép khai thác, sử dụng TNN, xả thải vào nguồn nước giai đoạn 2016-2020 chưa đảm bảo theo quy định của Luật TNN 2012 và Luật BVMT 2014.

Tình trạng xả nước thải vào nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm còn diễn ra, tuy nhiên chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị về biện pháp xử lý, giảm thiểu tác động trong quá trình thẩm định, cấp phép.

Công tác thẩm định, cấp giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông tại một số địa phương chưa xem xét kỹ lưỡng đến khoảng cách tối thiểu so với đường bờ, phạm vi bảo vệ bờ sông; chưa rà soát, tính toán kỹ lưỡng trữ lượng mỏ, công suất, thời gian khai thác; chưa thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, gia cố đường bờ sạt lở sau khai thác; việc quản lý, giám sát khoáng sản tận thu trong quá trình xây dựng thủy điện tại lưu vực sông Mê Công chưa chặt chẽ.

Ngoài ra, KTNN cũng xem xét và phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai Hiệp định Mê Công 1995 cần phải được các quốc gia trong lưu vực xem xét, nghiên cứu khắc phục, cải thiện nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác trong tương lai như: Hiện nay mới có 4/6 quốc gia thuộc LVS Mê Công ký kết Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững LVS Mê Công 1995. Chưa có đầy đủ các văn bản pháp lý làm cơ sở điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng TNN trên dòng chính và dòng nhánh... Thiếu các điều khoản cụ thể để giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các thành viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) trong việc sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước LVS Mê Công; thiếu chỉ tiêu, hoạt động liên quan đến đánh giá tác động môi trường và phát triển bền vững quốc tế về quản lý tổng hợp TNN lưu vực sông....

Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công.
Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công.

Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề

Những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý TNN nói trên kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu, sự gia tăng của việc khai thác, sử dụng nước tại các quốc gia thượng nguồn LVS Mê Công dẫn đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cụ thể: số lượng nước sông Mê Công từ thượng nguồn về ĐBSCL năm 2020 giảm 157 tỉ m3 so với năm 2011, cùng với đó lượng phù sa bùn cát năm 2020 cũng giảm tương ứng 14 triệu tấn so với năm 2017 (37%); Số lượng nước năm 2020 giảm 22 tỉ m3 so với năm 2019 (giảm 157 tỉ m3 so với năm 2011); tình trạng xâm nhập mặn gây thiệt hại đến khoảng 509.804 ha diện tích cây trồng, 486.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt; 1.509.528ha đất bị suy thoái chất lượng do giảm độ phì; 2.158 vụ sạt lở thiệt hại ước tính 1.078,9 tỉ đồng; trữ lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên sụt giảm 12.644 tấn ước tính 770 tỉ đồng; chất lượng nước tại nhiều con sông, kênh, rạch đều ghi nhận tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 84.672 ca bệnh theo thống kê của ngành y tế trong giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, nhiều địa phương phản ánh sự suy giảm về số loài và số lượng cá thể nhiều loại sinh vật, thủy sản đặc trưng của sông Mê Công; đồng thời cũng góp phần dẫn đến tình trạng hàng trăm ngàn lao động phải di dời khỏi địa phương, rời bỏ các công việc truyền thống để tìm kiếm việc làm tại các thành phố, đô thị lớn.

Trên cơ sở kết quả kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Mê Công 1995 nghiên cứu, trao đổi, tham mưu cho Thủ tướng Chính Phủ đề xuất MRC xây dựng các văn bản/hướng dẫn kỹ thuật về giám sát sử dụng nước (bao gồm chuyển nước) trên dòng nhánh; duy trì dòng chảy tối thiểu (trên dòng chính và dòng nhánh sông Mê Công); đồng thời đề xuất xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với các bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý và sử dụng nước lưu vực sông Mê Công. Thúc đẩy MRC thực hiện chuyển giao các hệ thống quan trắc (thủy sản, sức khỏe hệ sinh thái, phù sa bùn cát…) và các quốc gia thành viên đưa vào vận hành hiệu quả các hệ thống này, nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu cho quản lý tổng hợp TNN trên toàn lưu vực sông Mê Công.

KTNN cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương ban hành, sửa đổi cơ chế, chính sách theo thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nguồn nước và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, trong đó có Việt Nam.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán toán tối cao châu Á lần 15

Phạm Dung |

Chiều 7.9, Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 15 chính thức khai mạc. Đại hội được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham dự của 47 Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) thành viên, các tổ chức quốc tế quan sát viên. Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 Trần Sỹ Thanh và Tổng Kiểm toán nhà nước Thái Lan Chanathap Indamra điều hành phiên khai mạc.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí

Tùng Thư |

Đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2021 của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVX, UPCOM) do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp cho loạt vấn đề. PVX là Công ty con do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nắm giữ 54,47% vốn.

Doanh thu Transimex “bốc hơi” 187 tỉ đồng sau kiểm toán

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Transimex (mã chứng khoán TMS, HOSE) vừa có giải trình về chênh lệch số liệu giữa báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm trước và sau kiểm toán. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ giảm sâu sau soát xét.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Khai mạc Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán toán tối cao châu Á lần 15

Phạm Dung |

Chiều 7.9, Đại hội Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 15 chính thức khai mạc. Đại hội được tổ chức bằng hình thức trực tuyến với sự tham dự của 47 Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) thành viên, các tổ chức quốc tế quan sát viên. Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam, Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 Trần Sỹ Thanh và Tổng Kiểm toán nhà nước Thái Lan Chanathap Indamra điều hành phiên khai mạc.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí

Tùng Thư |

Đơn vị kiểm toán đã từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2021 của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVX, UPCOM) do không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp cho loạt vấn đề. PVX là Công ty con do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam nắm giữ 54,47% vốn.

Doanh thu Transimex “bốc hơi” 187 tỉ đồng sau kiểm toán

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Transimex (mã chứng khoán TMS, HOSE) vừa có giải trình về chênh lệch số liệu giữa báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm trước và sau kiểm toán. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ giảm sâu sau soát xét.