Bán lẻ nội tăng tốc và bứt phá

Tấn Thanh |

Sau khoảng thời gian vừa phát triển cầm chừng vừa thận trọng quan sát làn sóng xâm nhập mạnh mẽ của những thương hiệu bán lẻ hàng đầu, các nhà bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu có những động thái nhất định để giữ và tăng thị phần. Cuộc đua dù là khó khăn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng không có nghĩa là lợi thế nghiêng hẳn về các thương hiệu bán lẻ nước ngoài.

Bán lẻ nội đã âm thầm chiếm cứ các thị trường tiềm năng

Mặc cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài liên tục đầu tư khai thác thị trường tại các thành phố lớn vốn đã gần như chen chúc và bão hòa, các nhà bán lẻ Việt Nam vừa củng cố thị phần tại các thành phố trung tâm, vừa âm thầm xây dựng chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi bám sát khu dân cư, thị trường nông thôn, thị xã, thị trấn… vốn là thị trường hết sức tiềm năng. Nhờ lợi thế mạnh nắm vững địa lý từng khu vực, các doanh nghiệp trong nước có thể xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho từng vùng mà không gặp nhiều khó khăn.

Đơn cử là hệ thống bán lẻ của Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP.HCM - Saigon Co.op, dù áp lực thị trường rất lớn nhưng vẫn duy trì tốc độ phát triển đều đặn hàng mấy chục siêu thị Co.opmart, đại siêu thị Co.opXtra, siêu thị thực phẩm mini Co.op Food mỗi năm với quy mô mỗi siêu thị được đầu tư trung bình 100 tỉ đồng. Nếu chỉ tính từ tháng 1/2018 đến nay, hàng loạt siêu thị Co.opmart quy mô lớn đã được Saigon Co.op đưa vào hoạt động trên nhiều tỉnh thành. Có thể kể đến siêu thị Co.opmart Tân Thành tại Bà Rịa Vũng Tàu khai trương tháng 1/2018, Co.opmart Cai Lậy tại Tiền Giang cũng khai trương tháng 1/2018, tháng 2 khai trương siêu thị Co.opmart Hồng Ngự tại Đồng Tháp, trong tháng 8/2018 khai trương 2 siêu thị Co.opmart Gò Dầu tại Tây Ninh và Co.opmart Tân Châu tại An Giang. Một số tỉnh thành đã bắt đầu xuất hiện các siêu thị Co.opmart thứ 3, thứ 4 mà vẫn đạt sức mua tốt.

Một chuyên gia kinh tế có thâm niên quan sát thị trường bán lẻ Việt Nam cho rằng, thời gian qua chính là khoảng thời gian cần thiết để các nhà bán lẻ trong nước thận trọng quan sát, phân tích ưu nhược của các thương hiệu bán lẻ ngoại trước khi có chiến lược ứng phó phù hợp. Điều đó có nghĩa là bán lẻ nội  không chịu khuất phục, vẫn âm thầm mở rộng quy mô, mở rộng thị trường nhưng hết sức thận trọng.

Còn đối với nhà bán lẻ có gần 30 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam là Saigon Co.op, hiện sở hữu hơn  600 điểm bán và đa dạng các mô hình  đặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước cho thấy, các nhà bán lẻ nội vẫn đang rất nỗ lực giữ vững thị phần và bằng năng lực của mình, họ tiếp tục mở rộng quy mô, giữ thế làm chủ sân nhà. 

Chưa tính đến mỗi địa phương, vùng miền đều đã bắt đầu xuất hiện hàng loạt mô hình bán lẻ vừa và nhỏ mang tính địa phương như Lan Chi, Bách hóa Xanh, Citimart, Hà Nội Thanh Hảo, Mê Linh,... cũng là một cản lực lớn nếu bán lẻ ngoại muốn xâm nhập sâu.

Các nhà phân tích cho rằng, việc vừa củng cố thị phần tại các tỉnh thành lớn, các doanh nghiệp bán lẻ nội đang khôn khéo khi nhắm đến các thị trường ngách. Chúng ta có thể không bằng được doanh nghiệp ngoại về vốn, về quy mô nhưng điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt là nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm của người dân Việt Nam. 

Co.opmart - hệ thống phân phối thuộc Saigon Co.op - luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ảnh: BÍCH PHƯƠNG
Co.opmart - hệ thống phân phối thuộc Saigon Co.op - luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ảnh: BÍCH PHƯƠNG

Thương hiệu bán lẻ lâu năm vẫn không lung lay

Nhiều ý kiến cho rằng, làn sóng mua bán và sáp nhập đã giúp các doanh nghiệp ngoại nhanh chóng thôn tín các thương hiệu bán lẻ trong nước và ngày càng gia tăng áp lực đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội lâu năm kiên định không “bán mình”. Nhưng trên thực tế, nhà bán lẻ lâu năm và được xem là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam hiện nay là Saigon Co.op lại cho rằng, cần phải coi áp lực cạnh tranh này chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt như Saigon Co.op tự mình học hỏi để nâng sức cạnh tranh, bứt phá hơn nữa. Vì nếu không có sự thâm nhập của các doanh nghiệp ngoại, chắc rằng thị trường bán lẻ sẽ không thực sự sôi động như thời gian gần đây, và các đơn vị trong nước vẫn sẽ không cố gắng để thay đổi.

Còn nhớ năm 1996, khi siêu thị Co.opmart đầu tiên ra đời tại đường Cống Quỳnh, TP.HCM, cũng từng bị nghi ngờ về khả năng tồn tại bởi vì tại thời điểm đó đã có nhiều thương hiệu bán lẻ nước ngoài hoạt động. Như vậy, bán lẻ nội mà điển hình là Co.opmart đã sớm có sự tương tác và bị áp lực cạnh tranh từ rất sớm cách đây hơn 20 năm nhưng vẫn liên tục phát triển, mở rộng và giữ vững vị trí bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam hiện nay cho thấy doanh nghiệp bán lẻ nội chưa hề bị lung lay.

Có thể sự xâm nhập ồ ạt vào một thời điểm của các nhà bán lẻ ngoại khiến khối nội buộc phải nhất thời chựng lại và bị chia sẻ thị phần, nhưng thực tế đã chứng minh dư chấn “những cơn gió mới” này chỉ thực sự tác động đến bán lẻ nội trong khoảng từ 2 đến 3 năm và sau đó sẽ dần bão hòa, thì lợi thế vẫn thuộc về bán lẻ địa phương nhờ cốt lõi là am hiểu thói quen tiêu dùng của người dân bản địa. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để bán lẻ nội quan sát và phân tích đối thủ, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp.

Nếu trước đây đại diện bán lẻ Việt Nam là Saigon Co.op chỉ có Co.opmart là hệ thống bán lẻ chủ lực thì hiện tại nhà bán lẻ này đã sở hữu hầu hết các mô hình bán lẻ hiện đại và bán hiện đại thuộc hàng đa dạng nhất Việt Nam hiện nay như đại siêu thị Co.opXtra, cửa hàng thực phẩm Co.op Food, cửa hàng bách hóa hiện đại Co.opSmile, cửa hàng tiện lợi 24h Cheers, cửa hàng Co.op,… chưa kể các trung tâm thương mại quy mô lớn SCVivo City, Sense City, Sense Market, kênh mua sắm qua truyền hình HTVCo.op. 

Chỉ đơn cử việc sớm nhìn ra bán lẻ thực phẩm là thị trường ngách rất màu mỡ, Saigon Co.op đã nhanh chân xây dựng thương hiệu riêng Co.op Food như là một mô hình vệ tinh thu nhỏ của Co.opmart chuyên về thực phẩm sạch và tiện lợi để phủ tận khắp các khu dân cư đông đúc đã cho thấy sự nắm bắt hết sức linh hoạt của nhà bán lẻ này. 

Như vậy yếu tố cốt lõi để một thương hiệu bán lẻ Việt Nam như Saigon Co.op vẫn trụ vững suốt gần 30 năm nay chính là ý thức chủ động học hỏi và nắm bắt xu hướng thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng và đồng thời phải biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang tính gắn kết, nhân văn để người lao động yên tâm cống hiến vì một thương hiệu bán lẻ của người Việt và vì người Việt.

Tấn Thanh
TIN LIÊN QUAN

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.