Da nhạt màu: Tình trạng thiếu sắt có thể làm cho da trở nên tái màu hoặc nhợt nhạt. Môi, niêm mạc mắt, bờ mi là những vị trí dễ quan sát về sự mất đi màu sắc tự nhiên của da.
Tăng thèm ăn đáng kể: Ở không ít phụ nữ, khi thiếu máu thiếu sắt thì thấy thèm ăn đáng kể, đặc biệt là thèm ăn những thứ không thường ăn như đất sét, bã cà phê.
Yếu đuối và suy nhược: Đây cũng có thể là một trong những biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt vì thiếu sắt làm suy yếu cơ bắp. Người thiếu mắt thiếu sắt cảm thấy yếu đuối và suy nhược trong các hoạt động hàng ngày.
Mệt mỏi: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu thiếu sắt là mệt mỏi không giải thích. Phụ nữ có thể dễ thấy mệt mỏi và làm việc không có năng lượng.
Đối với người lớn, chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo cân đối và đủ nhu cầu các chất cần thiết cho cơ thể. Đó là chế độ dinh dưỡng cần cân đối giữa protein động vật và protein thực vật.
Một số thực phẩm nhóm protein động vật cần bổ sung đối với người thiếu máu thiếu sắt là các loại thịt đỏ chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, gan, tiết,... Số lượng cần sử dụng trong khoảng 45-60g protein tương ứng với 200-300g thịt/ngày. Nhóm hải sản như cá thu, cá hồi, sò, ốc, hàu… cần đảm bảo ăn 2-3 bữa/tuần.
Nhóm protein thực vật cần bổ sung gồm rau màu xanh đậm với họ rau cải như rau cải chân vịt, súp lơ, cải xoong,... Mỗi ngày, người thiếu máu thiếu sắt cần sử dụng từ 300-400g tương ứng với một bát con rau/bữa. Đậu đỗ và các loại hạt như đậu tương, lạc, hạnh nhân, hạt điều cũng nên bổ sung vào chế độ ăn.