Bác sĩ chỉ "bí kíp vàng" cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng

Ngọc Lê |

Những tháng cuối năm bệnh tay chân miệng xuất hiện ở trẻ em ngày càng gia tăng, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo. Chính vì vậy, phụ huynh cần biết chăm sóc trẻ và những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá.

Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), các biểu hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ cần chú ý như:

Sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Trẻ có thể lui bệnh, hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,… dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng. Ảnh: Thuỳ Linh
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng. Ảnh: Thuỳ Linh

Trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ < 38,50C, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú.

Bác sĩ cũng chỉ phụ huynh cách chăm sóc trẻ như sau: Uống thuốc theo toa bác sĩ, hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt > 380C bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ khi sốt lại.

Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,… Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

Vệ sinh răng miệng: Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách ly với trẻ khác; Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

Chuyên gia y tế cũng lưu ý bậc phụ huynh khi trẻ có một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng như: sốt cao, thở bất thường, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, ngủ gà, giật mình, hốt hoảng, chới với, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, run tay, chân hoặc co giật, vả mồ hôi, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, yếu tay chân, da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái,... thì phải Iập tức đưa trẻ đến bệnh viện, bất kể trong đêm.

Ngọc Lê
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Một tuần ghi nhận 640 ca bệnh tay chân miệng

HỮU HUY |

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) nhận định, thời điểm này học sinh vào năm học mới là thời điểm bệnh tay chân miệng có thể bùng phát.

6 điều đơn giản giúp trẻ tránh được bệnh tay chân miệng

Thùy Linh |

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng với tốc độ nhanh. Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

Gần 11.000 ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Thùy Linh |

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa gửi Công văn Khẩn số 583/DP-DT đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.  

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital. 

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

TPHCM: Một tuần ghi nhận 640 ca bệnh tay chân miệng

HỮU HUY |

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) nhận định, thời điểm này học sinh vào năm học mới là thời điểm bệnh tay chân miệng có thể bùng phát.

6 điều đơn giản giúp trẻ tránh được bệnh tay chân miệng

Thùy Linh |

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng với tốc độ nhanh. Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

Gần 11.000 ca mắc tay chân miệng, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Thùy Linh |

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa gửi Công văn Khẩn số 583/DP-DT đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.