6 bước chuẩn bị tốt nhất để mang thai

H.Giang |

Theo bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung- Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ, nếu đang lên kế hoạch để mang thai tự nhiên hoặc chuẩn bị bơm IUI, chuyển phôi IVF, bạn nên có những thay đổi cho bản thân để có cơ hội sinh con khỏe mạnh nhất.

1. Liên hệ bác sĩ:

Gặp bác sĩ trước khi bạn có thai, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh và đang sẵn sàng cho việc đó. Bác sĩ sẽ ‘thảo luận’ cùng vợ chồng bạn về sức khỏe hiện tại, tình trạng sức khỏe trong quá khứ, và thậm chí là sức khỏe của gia đình bạn.

Bạn có thể cần đến một số xét nghiệm máu và cả tiêm vaccine trước khi mang thai.

Nếu bạn có đang sử dụng các loại thuốc, thảo dược hoặc các thuốc bổ cho sức khỏe, nên trao đổi với bác sĩ về việc có tiếp tục hay không vì chúng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Các bệnh lí mãn tính như đái đường, tăng huyết áp, tuyến giáp, nên ổn định trước khi bạn có thai.

Nếu bạn có vấn đề về đau răng, lợi nên điều trị trước khi mang thai.

Giảm cân nếu bạn có tình trạng thừa cân, làm như vậy sẽ giảm nguy cơ biến chứng trong thai kì.

 

2. Ngừng hút thuốc, rượu và ma tuý, hạn chế cafein:

Vì chúng có thể:

Làm cho bạn khó mang thai hơn.

Tăng nguy cơ lưu thai.

Nếu bạn cần giúp đỡ để bỏ thuốc lá, rượu hoặc ma túy, liên hệ với những Trung tâm có hỗ trợ dịch vụ đó.

Nghiện rượu hoặc uống rượu trong quá trình mang thai, có thể gây ra các vấn đề lâu dài cho em bé của bạn, chẳng hạn thiểu năng trí tuệ, các vấn đề về hành vi, học tập, hình thái gương mặt và dị tật tim…

Nghiện thuốc lá hoặc hút thuốc trong khi mang thai khiến trẻ sinh ra có cân nặng thấp hơn bình thường, ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ các bệnh lý cho trẻ. Bản thân người phụ nữ sau sinh cũng lâu phục hồi thể trạng hơn

Nên cắt giảm lượng Cafein khi đang cố gắng mang thai (nhiều hơn 500ml cà phê hoặc 2l soda có chứa cafein) có thể dẫn tới khó mang thai hoặc lưu thai.

 

3. Chế độ ăn cân bằng:

Tăng thực phẩm giàu Protein, trái cây, rau, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp bạn khỏe mạnh trước khi mang thai. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ uống có ga, quá nhiều đồ ngọt, caffeine mà không có tư vấn của bác sĩ.

Hạn chế lượng cá mà bạn ăn, vì nhiều loại cá có chứa thủy ngân có thể gây dị tật bẩm sinh nếu ăn số lượng lớn.

Nếu bạn thừa hoặc thiếu cân, tốt nhất nên cố gắng đạt được cân nặng lí tưởng trước mang thai.

Thừa cân khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh lí như tiền sản giật, sản giật, đái dường thai kì, thai lưu, dị tật bẩm sinh và mổ đẻ.

Không có gắng giảm cân khi mang thai, do nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé.

 

4. Uống vitamin và Acid folic

Hãy bổ sung vitamin và khoáng chất bao gồm ít nhất 400 microgam acid folic. Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh của em bé.

Bổ sung muốn nhất là 3 tháng trước mang thai.

Tránh dùng liều cao của bất kì Vitamin nào, đặc biệt là vitamin A,D,E và K bởi chúng có thể gây dị tật thai.

 

5. Tập thể dục:

Tập thể dục trước khi có thai có thể giúp cơ thể bạn đáp ứng lại những thay đổi trong quá trình mang thai, giúp khỏe mẹ khỏe con.

Tham khảo các huấn luyện viên Gym và Yoga để có chế độ tập phù hợp với bà bầu. Các chương trình tập thể dục có thể kéo dài 30 phút một ngày, và khoảng 3 tới 5 ngày cho 1 tuần, cả trước khi thụ thai và trong suốt thai kì.

 

6. Nghỉ ngơi và thư giãn:

Khi bạn đang cố gắng mang thai, hãy thư giãn và giảm căng thẳng hết mức có thể. Điều đó giúp bạn dễ mang thai và có một thai kì khỏe mạnh.

H.Giang
TIN LIÊN QUAN

Mang thai tự nhiên, bà mẹ già sinh con khỏe mạnh ở tuổi 67

Song Minh |

Một bác sĩ Trung Quốc 67 tuổi vừa sinh con sau khi mang thai tự nhiên.

13 loại thực phẩm "vàng" cho bà mẹ mang thai

Ngọc Huyền (Theo HEALTHLINE) |

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai rất quan trọng, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và em bé. Nó cũng sẽ giúp bạn giảm cân dễ dàng hơn rất nhiều sau khi bạn sinh con

Đái tháo đường thai kỳ: Cần được quan tâm đúng mức

Vĩnh Khoa |

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một vấn đề phổ biến, khá thường gặp với các thai phụ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 20% thai phụ đối mặt với ĐTĐTK, và con số này đang có chiều hướng gia tăng. ĐTĐTK nếu không được quan tâm đầy đủ dễ dẫn đến những nguy cơ cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Mang thai tự nhiên, bà mẹ già sinh con khỏe mạnh ở tuổi 67

Song Minh |

Một bác sĩ Trung Quốc 67 tuổi vừa sinh con sau khi mang thai tự nhiên.

13 loại thực phẩm "vàng" cho bà mẹ mang thai

Ngọc Huyền (Theo HEALTHLINE) |

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai rất quan trọng, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và em bé. Nó cũng sẽ giúp bạn giảm cân dễ dàng hơn rất nhiều sau khi bạn sinh con

Đái tháo đường thai kỳ: Cần được quan tâm đúng mức

Vĩnh Khoa |

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một vấn đề phổ biến, khá thường gặp với các thai phụ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 20% thai phụ đối mặt với ĐTĐTK, và con số này đang có chiều hướng gia tăng. ĐTĐTK nếu không được quan tâm đầy đủ dễ dẫn đến những nguy cơ cho cả mẹ lẫn thai nhi.