Ngăn ngừa ung thư
Cây ngải cứu có hàm lượng artemisinins cao. Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh, do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.
Điều trị đau khớp
Trong y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng như một bài thuốc để điều trị đau mỏi khớp nhờ các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
Bên cạnh đó, kết hợp ngải cứu và muối biển sẽ góp phần đả thông khí huyết, làm ấm cơ thể, cải thiện khả năng vận động, rất có lợi trong việc điều trị viêm khớp.
Giảm đau bụng kinh
Ngải cứu được sử dụng để giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bởi ngải cứu có chất moxibnance có thể điều trị chứng đau bụng kinh.
Điều trị sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm do một loại ký sinh trùng truyền nhiễm bệnh và xâm nhập vào các tế bào hồng cầu của con người qua vết đốt của muỗi.
Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.
Diệt ký sinh trùng
Ngoài các tác dụng trên, cây ngải cứu còn được dùng để diệt ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài.
Tác dụng phụ của ngải cứu
Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ở một số người, ngải cứu có thể gây ra dị ứng như hắt hơi, xoang hoặc phát ban. Những người bị dị ứng với đào, táo, cà rốt, cần tây, hoa hướng dương và một số loại thực vật khác nên tránh ăn ngải cứu.